Tổng quan về loại hình Gia Công

BÀI VIẾT NÀY THUỘC BẢN QUYỀN CỦA www.xnkvietnam.net.
Tác giả : Phạm Thành Nam.

PHẦN 1:

NHỮNG VĂN BẢN LIÊN QUAN:

Thông tư  38/2015/TT-BTC 119/2014/TT-BTC  219/2013/TT-BTC 
Nghị định: 08/2015/NĐ-CP
Nghị định : 187/2013/NĐ-CP 134/2016/NĐ-CP
Công văn: 2733/TCHQ-GSQL 2765/TCHQ-GSQL  3283/TCHQ-GSQL 5232/TCHQ-VINACSS

1. Khái niệm về gia công : Có rất nhiều người đã khái niệm về gia công nhưng nhiều bạn mới vào nghề vẫn chưa nắm được. Các bạn nên hiểu 1 cách nôm na như này. Ta muốn xây nhà theo thiết kế riêng của mình và đã chuẩn bị đủ nguyên vật liệu và thuê thợ để thực hiện nó. Ở đây “ta” là người thuê gia công. “Thợ xây ” chính là người nhận gia công. Như vậy:
+/ Gia công là loại hình mà người nhận gia công thực hiện 1 quá trình hoặc cả quá trình sản xuất ra sản phẩm và nhận lại tiền công ( phí gia công).
+/ Người thuê gia công cung cấp một phần hoặc toàn bộ tài vật tư, tài liệu kỹ thuật, mẫu mã, bản vẽ …và yêu cầu người nhận ra công làm theo yêu cầu.
+/ Do đó vật tư do ta cung cấp cho thợ xây vẫn thuộc sở hữu của ta, máy móc công cụ ta cho thợ xây mượn để xây nhà thợ xây phải hoàn trả. Và ngôi nhà khi xây xong thợ xây sẽ bàn giao lại cho ta. Thợ xây chỉ được nhân về tiền xây nhà. Do đó mọi việc liên quan đến nvl và máy móc hay thành phẩm đều phải có sự đồng ý của người thuê gia công.
+/ Vậy những nguyên vật liệu ta cung cấp hoặc chỉ định supplier giao cho thợ xây sẽ dưới hình thức không thanh toán. Nếu trong quá trình xây dựng thợ xây có tự mua ở ngoài thì phải kê bảng kê tự cung ứng và hạch toán nó vào tiền công để ta sẽ trả sau khi kết thúc việc xây nhà.
+/ Nếu ta có thêm hạng mục khác cần thực hiện thì phải thể hiện bằng phụ lục hợp đồng. Bất kỳ sự thay đổi nào đều phải có sự chấp thuận của 2 bên bằng văn bản.
+/ gia công xuôi là thực hiện gia công cho thương nhân nước ngoài hoặc doanh nghiệp chế cuất. Còn gia công ngược là thuê nước ngoài thực hiện gia công. Hai dncx làm gia công với nhau theo điều 76 thông tư 38 thì không phải làm thủ tục hải quan. Dncx và doanh nghiệp thường gia công với nhau thì dncx không phải làm thủ tục hải quan.
2. Đối tượng tham gia gồm: người thuê gia công; người nhận gia công; các supplier và các vendor.
3. Bộ hồ sơ gia công gồm :
+/ Hợp đồng gia công : Hợp đồng có thể ở dạng văn bản, telex, hoặc fax nhưng phải có con dấu và chữ ký của hai bên. Các phụ lục hợp đồng nếu có. Nội dung hợp đồng ở điều 29 nghị định187/2013/NĐ-CP.
+/ Bảng mã nguyên vật liệu ( Theo khoản a điều 4 công văn 2733/TCHQ-GSQL thì cơ quan hải quan hiện tại chỉ quản lý tên hàng song hiện tại ta vẫn cần đăng ký mã nguyên vật liệu để nhập hệ thống vinacss vcis. Do đó thái sơn đã tích hợp #&mã#& trên tên hàng để diễn giải điều này).
+/ Bảng mã thành phẩm: tương tự như bảng mã nguyên vật liệu.
+ / Thông báo thực hiện hợp đồng gia công theo nghị định 134/2016/NĐ-CP từ ngày 01/09/2016. Thực hiện thông báo trên hệ thống dự kiến bắt đầu vào ngày 14/11/2016.
+/ Các bảng định mức sản phẩm.
4. Quy trình thực hiện hợp đồng gia công.
+ / Đăng ký xin thực hiện hợp đồng gia công, kiểm tra nhà xưởng khi lần đầu thực hiện. Quy định tại luật hải quan, nghị định 08/2015/NĐ-CP. Các thức tiến hành kiểm tra quy định tại điều 57 thông tư38/2015/TT-BTC. Hồ sơ gồm:
a. Hợp đồng gia công : bản tiếng anh và bản dịch và các phụ lục nếu có
b. Đơn xin thực hiện hd gia công.
c. Giải trình cơ sở sản xuất phù hợp thực hiện hợp đồng gia công.
e. Hồ sơ thương nhân : giấy cn đầu tư, đăng lý dấu, mẫu 08 đăng ky thuế.
+/ văn bản thông báo hợp đồng gia công ( từ ngày 01/09/2016 bắt buộc phải làm dự kiến 14/11/2016 sẽ thông báo trên bằng hệ thống).
+/ Nhập máy hợp đồng trên hệ thống vinacss vcis, đăng ký mã máy móc, nvl, mã sản phẩm. Không cần nhập máy đối với định mức ( điều 55 thông tư 38/2015/TT-BTC) sau đó chuyển trạng thái ” đã được duyệt”.
5. Thủ tục hải quan đối với hàng gia công:
5.1 : địa điểm làm thủ tục hải quan:
+/ Chi cục hải quan đầu tư – gia công thuộc cục hải quan quản lý doanh nghiệp.
+/ Chi cục hải quan quản lý doanh nghiệp .
( Nơi nào thuận tiện nhất thì làm căn cứ điều 58 thông tư 38/2015/TT-BTC).
+/ Thủ tục nhập khẩu theo điều 61 thông tư 38/2015/TT-BTC
+/ Thủ tục xnk tại chỗ theo điều 86 thông tư 38/2015/TT-BTC
+/ Thủ tục tái xuất giao hàng nội địa (nvl) theo khoản 3 điều 64 38/2015/TT-BTC
+/ Thủ tục nhập và xuất khẩu máy móc thiết bị theo điều 50 nghị định 08/2015/NĐ-CP. Chú ý rằng thời hạn tạm nhập theo thời hạn hợp đồng gia công nhưng phải tuân theo điều 50 này tránh để quá hạn bị ăn phạt.
+/ Thủ tục thanh lý nguyên vật liệu theo điều 21 thông tư 38/2015/TT-BTC.
+/ Thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng máy móc theo điều 79 thông tư 38/2015/TT-BTC. Có thể đọc công văn 18195/btc để tham khảo.( cho tscd dncx).
+/ Thủ tục thanh khoản theo điều 64 thông tư 38/2015/TT-BTC
+/ Báo cáo quyết toán theo tên hàng và số lượng theo mẫu 15 và 16 phụ lục V thông tư 38. ( Căn cứ điều 25 và điều 28 thông tư 200/2014/tt-btc thì kế toán ko phải theo dõi đối với hàng ko thanh toán theo tk 152 và 155). Theo điều 61 thông tư 38/2015/TT-BTC
+/ Thủ tục hạch toán invoice hoặc hóa đơn theo thông tư 119/2014/TT-BTC còn gọi là thông tư 7 nốt nhạc do đó KHÔNG NHẤT ĐỊNH PHẢI VIẾT HÓA ĐƠN NẾU GIA CÔNG CHO THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI.
+/ Xử lý phế liệu phế phẩm,nguyên liệu vậy tư dư thừa máy móc thuê mượn theo điều 64 thông tư38/2015/TT-BTC
5.2: nguyên vật liệu nhập khẩu : Bán thành phẩm, thành phẩm của quá trình gia công trước là nvl của quá trình gia công sau nhưng tham gia vào quá trình cấu thành sản phẩm. Các vật liệu tham gia vào quán trình sản xuất và các vật liệu đóng gói. Tất cat nguyên vật liệu trên phải phù hợp giấy chứng nhận đầu tư và luận chứng kinh tế kỹ thuật của doanh nghiệp. Ví dụ : dn gia công may thì ko thể nhập linh kiện điện thoại về mà gia công áo được.
6. Gia công xuôi : Doanh nghiệp gia công nhận gia công cho doanh nghiệp chế xuất hoặc thương nhân nước ngoài.
6.1: Chính sách thuế:
+/Miễn thuế nhập khẩu quy định tại khoản 4 điều 12 nghị định 87/2010/NĐ-CP ( đã bị thay thế 1 phần bởi nghị định 134/2016/NĐ-CP cần đọc thêm).
+/Biểu thuế Vat 0% với hàng nhập khẩu theo quy định tại khoản 20 điều 4 thông tư 219/2013/TT-BTC
+/Miễn thuế xuất khẩu đối với nvl vật tư cấu thành sản phẩm nhập khẩu, biểu thuế vat 0% khoản 1 điều 9 thông tư 219/2013/tt-btc. Chịu thuế xk đối với các nvl có thuê xuất khẩu tự cung ứng mua từ nội địa ( Chú ý rằng : những mặt hàng thuộc danh mục tài nguyên thiên nhiên mới chịu thuế xuất khẩu). Quy định tại điều 3 công văn 5232/TCHQ-VINACSS
+/Miễn thuế nk và vat đối với máy móc thiết bị thuê mượn dùng cho hợp đồng gia công.
6.2: Loại hình tờ khai: 
a. Nhập khẩu: Theo công văn 2765/TCHQ-GSQL tham khảo công văn  3283/TCHQ-GSQL.
+/ Nhập nvl nhập khẩu và tự cung ứng : E21 : dùng chung cho tất cả các loại hình doanh nghiệp .
+/ E11 : dùng riêng cho chế xuất thực hiện hợp đồng gia công (Cục Thanh Hóa, Cục Ninh Bình, Cục Bắc Ninh Đang thực hiện)
+/ E23: Nhập nvl từ hợp đồng gia công này sang hợp đồng gia công khác. Thường dung cho chuyển giao đối ứng xuất E54.
+/ A31: Tạm nhập tái chế ( NTA25) hoaejc nhập sp gia công bị trả lại ( NGC23)
+/G13 : tạm nhập miễn thuế: Nhập khẩu máy móc thiết bị cho hợp đồng gia công.
b. Xuất khẩu:
+/ E52: xuất sp ra nước ngoài.
+/E56: Xuất sp trong nội địa
+/ E54: xuất nvl từ hợp đồng gia công này sang hợp đồng gia công khác.
+/ B13: xuất trả nvl, xuất trả phế liệu hoặc tái xuất hàng tạ nhập tái chế của A31.
+/ G23: xuất tái xuất máy móc thiết bị của hdgc.
6.3: Định mức và tỷ lệ hao hụt
A. Định mức:
6.3.1: Khái niệm: Định mức là gì? Là lượng nguyên vật liệu sử dụng tính trên 1 đơn vị thành phẩm.
Ví dụ:
+/ May 1 chiếc áo sơ mi chúng ta cần 1m2 vải. Đó là thực tế số lượng vải chúng ta cần phải dùng trong việc sản xuất ra 1 chiếc áo.
+/ Một xe máy chạy 100 km hết 2.8 lít xăng, do đó định mức trên 1km nó là 0.028 Lít.
+/ Một điện thoại dung 1 cục pin vậy định mức sử dụng NVL Pin là : 1
6.3.2: Những chú ý trong việc xây dựng định mức:
+/ Định mức phải sát với thực tế theo điều 55 thông tư 38/2015/TT-BTC
+/ Định mức của XNK phải phù hợp với định mức của kế toán : Điều này bạn phải làm định mức từ mã NVL của kế toán( Sẽ được hướng dẫn trong phần sau).
+/ Không phải truyền định mức, phải khai báo định mức với cơ quan hải quan, chỉ lưu bản cứng khi có cơ quan kiểm tra. Theo điều 55 thông tư 38/2015/TT-BTC.
+/ Khi xây dựng định mức cần xây dựng phương án giải trình định mức: Bằng quy trình sản xuất thực tế hoặc bằng bản vẽ, mẫu sản phẩm. Nên lưu trữ mỗi model sản phẩm 1 mẫu để giải trình khi có cơ quan chuyên ngành kiểm tra.
+/ Đối với hàng may mặc cần phải làm riêng biệt theo các Size : S,M,XL… vì định mức sử dụng nguyên vật liệu của chúng không giống nhau.
+/ Cần xây dựng đơn vị tính chuẩn xác để thực hiện định mức đúng.
B. Tỷ lệ hao hụt:
6.3.3: Định nghĩa: Là tỷ lệ nguyên vật liệu mất đi hoặc chuyển hóa thành phế liệu trong quá trình thực hiện sản xuất ra sản phẩm được tính trên đơn vị 1 sản phẩm.
+ Giải thích từ ngữ: Mất đi nghĩa là hao hụt này biến mất 1 cách tự nhiên : Như xăng bay hơi, nước bị ngấm, cồn bay hơi, … Bị chuyển hóa thành phế liệu : nghĩa là các nguyên vật liệu sẽ bị loại bỏ, bị loại bỏ thành phế liệu trong quá trình sản xuất ra sản phẩm.
+/ Phế liệu phát sinh trong hao hụt mang tính chất mặc định, chu kỳ và sẽ chắc chắn bị mất đi trong quá trình sản xuất, sẽ bị lỗi hỏng trong quá trình thực hiện. Nó không mang tính chất bột phát, tai nạn.
Ví dụ:
– Nếu định mức 1 chiếc áo hết 1m2 vải, chúng ta chắc chắn sẽ phải dung > 1m2 vải vì quá trình cắt vải sinh ra hao hụt, đầu thừa đuôi thẹo . Cái đầu thừa đuôi thẹo ở đây chính là hao hụt.
6.3.4: Những chú ý khi đăng ký tỷ lệ hao hụt:
+/ Tỷ lệ hao hụt không cứ là 3% như nhiều bạn lầm tưởng mà tuân theo thực tế sản xuất ( Ví dụ mua cái đũa xe về để mài 1 cây kim thì tỷ lệ hao hụt nó lên tới 500%)
+/ Tỷ lệ hao hụt là tỷ lệ thường xuyên, gần như cố định sẽ mất đi trong quá trình sản xuất ra sản phẩm chứ ko mang tính tình huống ( Ví dụ : Nhập 10000 cái kính về sản xuất nhưng do công nhân làm đổ vỡ hết 10000 cái kính đó => Phế liệu ngoài định mức chứ ko phải là phế liệu trong định mức do hao hụt sinh ra).
+/ Cần cân đối với kế toán, đưa ra tỷ lệ hao hụt cố định cho 1 sản phẩm và cân đối phế liệu trong định mức và ngoài định mức để giải trình.
+/ Có các phương án giải trình đối với tỷ lệ hao hụt này.
6.3.4: Các bạn có thể download tại ĐÂY
6.3.5: Phế Liệu và xử lý phế liệu:

Phân loại phế liệu
Việc phân loại phế liệu rất quan trọng, đây có thể nói là nghiệp vụ quan trọng nhất trong việc xử lý này. Có rất nhiều loại cần phải phân biệt rõ như sau:
6.5.1 Phế liệu vô hại và phế liệu nguy hại: 
Để xác định phế liệu là nguy hại hay vô hại chúng ta cần căn cứ vào Sổ chủ nguồn thải của doanh nghiệp mình để xác định. Từ Sổ chủ nguồn thải chúng ta biết được phế liệu nào đã được đăng ký nguy hại và vô hại qua đó xử lý chúng theo đúng pháp luật hiện hành. Ở đây mình không đi sâu vào việc xử lý vô hại như thế nào và nguy hại thế nào bởi việc đó của các công ty môi trường; nhưng người làm thủ tục cần nắm được để lưu giữ chứng từ cho chính xác và đầy đủ.
6.5.2: Phế liệu tiêu hủy hoàn toàn và phế liệu thu hồi: 
+/ Thường chúng ta dựa vào trực quan để tiến hành kiểm tra. Tại sao chúng ta cần phải phân biệt hai loại này bởi lẽ nếu chúng ta không phân biệt dẫn tới thực hiện sai quy trình; sẽ bị phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực hải quan và cưỡng chế thuế vì gian lận thuế.
+/ Đối với phế liệu tiêu hủy hoàn toàn chúng ta chỉ cần thực hiện theo thủ tục tiêu hủy và bàn giao lại cho bên môi trường. Đối với phế liệu thu hồi, sau khi sơ hủy như đốt, cắt nhỏ.. sẽ cho lại lượng phế liệu còn giá trị sử dụng; đối với phế liệu này, chúng ta phải thực hiện tiếp việc mở tờ khai xuất, bên nhập khẩu sẽ mở tờ khai nhập và nộp thuế.
Ví dụ: Khi tiêu hủy bản mạch điện tử bằng cách đốt chúng ta sẽ thu lại được đồng phế liệu, phải mở tờ khai xuất B11 cho đồng phế liệu. Bên nhập khẩu sẽ mở tờ khai A12 và nộp thuế.
6.5.3 Phế liệu trong định mức và phế liệu ngoài định mức; phế liệu nhà máy.
+/Phế liệu trong định mức: Để nói rõ về khái niệm này mình xin lấy 1 ví dụ rất đơn giản: Khi nấu cơm chúng ta dùng 1 bò gạo và được 3 bát cơm trong đó hao hụt nửa bát cơm do dính nồi. Vậy tỷ lệ hao hụt ở đây là 0.5/3 %. Cái cơm dính nồi ở đây là phế liệu trong định mức vậy ta có thể đưa ra kết luận : Phế liệu trong định mức là số lượng nguyên vật liệu hao hụt trong quá trình làm ra sản phẩm. Nó sẽ là mặc định bị bao hụt trong quá trình sản xuất, ví dụ như cắt 1 m2 vải để làm thành cái áo thì ta không thể sử dụng hết được cả 1m2 vài, nó sẽ có vải vụn từ các đường cắt.
+/Phế liệu ngoài định mức:Cũng xét với ví dụ nồi cơm như trên, nhưng do hôm nấu cơm ta lại mải chơi điện tử quên đổ nước vậy là cả nồi cơm bị cháy hỏng. Cả nồi cơm cháy đó là phế liệu ngoài định mức, lỗi do thao tác, nó không xảy ra thường xuyên và ta không thể tính toán được tỷ lệ chính xác cho nó. Vậy ta đưa ra kết luận : Phế liệu ngoài định mức là phế liệu phát sinh do lỗi thao tác, tai nạn nó không xảy ra thường xuyên mà xảy ra theo tình huống. Cũng xét ở công ty may mặc như trên, do công nhân cắt sai vải dẫn đến không thành hình cái áo theo yêu cầu, mét vải đó bị loại bỏ, chúng ta không thể đi tính toán lại tỷ lệ hao hụt để phục vụ cho 1 tình huống như vậy được mà phải để nó sang phế liệu ngoài định mức. Do đó thành phẩm bị hỏng ta cũng cho vào phế liệu ngoài định mức.
+/Phế liệu nhà máy:Phế liệu không là nguyên liệu, phế liệu này phát sinh trong quá trình sản xuất, sinh hoạt của nhà máy : Ví dụ bóng đèn huỳnh quang bị vỡ, găng tay công nhân, quần áo sạch bị hỏng, giấy vệ sinh, giấy văn phòng loại bỏ …
+/Kết luận:Vì vậy trong mỗi trường hợp thực hiện tiêu hủy, xử lý phế liệu ta cần nắm rõ điều này.
Phần 2: Xử lý phế liệu 
Ở đây mình xin nói về xử lý phế liệu trong định mức và ngoài định mức.
6.5.4 Phế liệu trong định mức: 
Thực hiện theo điều 64 Thông tư 38/2015/TT-BTC
+/Cụ thể như sau:
a. Tiêu hủy:
*Công văn xin xử lý phế liệu trong định mức :
– Thể hiện được số công văn.
– Nội dung tiêu hủy
– Số lượng , ước tính khối lượng theo mã hàng, tên hàng.
– Đối tác xử lý và địa chỉ xử lý
– Phương pháp xử lý
– Thời gian xử lý.
* Hợp đồng xử lý phế liệu với đối tác môi trường.
* Hồ sơ năng lực của đối tác xử lý môi trường.
Cơ quan hải quan sẽ giám sát trên cơ sở quản lý rủi ro dựa trên sự chấp hành của doanh nghiệp : Giám sát tiêu hủy hoặc không.
Lưu hồ sơ:
– Công văn, hồ sơ, biên bản bàn giao phế liệu, hóa đơn xử lý, Biên bản giám sát ( nếu có). Liên 4 vận chuyển chất thải nguy hại nếu có.
Kết luận: Chú ý việc lưu hồ sơ rất quan trọng vì phế liệu trong định mức được đưa vào ô số 6 ( Xuất trong kỳ ) trong mẫu 15 Báo cáo quyết toán theo điều 60 Thông tư 38/2015/TT-BTC
b. Sơ hủy bán thanh lý phế liệu.
Hồ sơ như mục a, nhưng có thêm 1 số chi tiết như sau:
– Biên bản giám sát sơ hủy thu hồi phế liệu.
– Hóa đơn VAT bán phế liệu ( Hóa đơn 0%)
– Hóa đơn xử lý phế liệu.
– Mở tờ khai Hải quan theo điều 86 Thông tư 38/2015/TT-BTC. Loại hình B11. Đầu nhập khẩu mở tờ khai loại hình A12 nộp thuế. (Chỉ áp dụng cho DNCX).
Lưu hồ sơ gồm tất cả các chứng từ trên.
c. Bán phế liệu trong định mức
– Công văn xin thanh lý phế liệu trong định mức nêu rõ số lượng khối lượng, đơn vị tính và ước tính khối lượng
– Mở tờ khai B11,
– Hóa đơn VAT 0%
– Invoice/Pl
– Hợp đồng

6.6: XỬ LÝ MÁY MÓC THUÊ MƯỢN.
6.6.1: Gia hạn cho máy móc ít nhất trước 2 tuần khi hợp đồng gia công kết thúc.
+/ Tại sao phải làm vậy? – Căn cứ điều 50 nghị định 08/2015/NĐ-CP thì máy móc của hợp đồng gia công cũng phải tuân theo chế độ tạm mà máy móc thiết bị tạm nhập cho hợp đồng gia công thì thời hạn tái xuất theo thời hạn hdgc. Nếu chúng ta đợi đến khi hdgc kết thúc sẽ quá hạn tái xuất thì bị phạt.
+/ Gia hạn bao lâu: 60 ngày là hợp lý. Căn cứ điều 64 thông tư 38/2015/TT-BTC thì trong vòng 15 ngày kể từ ngày hợp đồng gia công kết thúc phải nộp mẫu 17 phụ lục V Thông tư  38/2015/TT-BTC về phương án xử lý nguyên liệu vật tư dư thừa và máy móc thuê mượn. Trong vòng 30 ngày kể từ ngày cv đc phê duyệt phải hoàn thành việc xử lý đó do đó ra hạn 60 ngày là hợp lý.
6.6.2: Chuyển giao máy móc khi hợp đồng gia công kết thúc.
+/ Mở tờ khai G23 xuất ra khỏi hdgc cũ. Mở tờ lhai G13 nhập cho hợp đồng gia công mới.
6.6.3: Chuyển đổi mục đích sử dụng máy móc của hợp đồng gia công. 
Trước tiên chúng ta phải có sự chấp thuận của đối tác thuê gia công bằng văn bản về việc này do máy móc vẫn thuộc sở hữu của bên thuê gia công.
1. Doanh nghiệp gia công mua lại hoặc đối tác thuê gia công cho, tặng.
Thực tế thông tư hướng dẫn thực hiện theo điều 79 thông tư
38/2015/TT-BTC nhưng ở đây ta có thể làm theo 2 cách.
– Mở tờ khai tái xuất máy G23. Mở tờ khai nhập A12 ( Tạo tài sản cố định của  ) rồi nộp thuê hoặc E13 đối với chế xuất ko nộp thuế.
– Mở tờ khai A21 chuyển đổi mục đích sử dụng. Thực hiện kê khai thuế theo điều 25 nghị định
08/2015/NĐ-CP. Dncx kê khai nhưng không phải nộp thuế.
2. Thanh lý cho đối tác trong nc:
– Cách 1 G23 rồi đối tác tự nhập theo mục đích của họ.
– Cách 2 thực hiện mở A21 nộp thuế sau đó xuất hóa đơn Vat bán cho dnnd mà ko cần mở tờ khai. Nếu là dncx thì hóa đơn là hóa đơn bán hàng ko có 10% vat thì lên cục thuế xin hóa đơn vat riêng lẻ ( mẫu hóa đơn vat dùng cho khu phi thuế quan) sẽ viết đc vat 10% để thực hiện khấu trừ vat.
6.6.4 Tiêu hủy máy móc hợp đồng gia công.
+/ Hiện tại tại điều 64 thông tư 
38/2015/TT-BTC cho phép tiêu hủy máy móc hdgc nhưng bộ tnmt chưa có văn bản hướng dẫn nhưng chúng ta có thể làm theo quy trình xử lý chất rắn của nộ tnmt.
+/ Phải thực hiện tờ khai G23 trước nếu không sẽ bị treo tk G13 nhập ban đầu trên hệ thống.
+/ Thực hiện quá trình sơ hủy thu hồi phế liệu như quy trình tiêu hủy phế phẩm hoặc phế liệu ngoài định mức.
+/Mở tờ khai bán phế liệu B11.

6.7. THANH KHOẢN HỢP ĐỒNG GIA CÔNG

6.7.1 : Xử lý số liệu.
+/ Tổng hợp các tờ khai nhập.
+/ Tổng hợp các tờ khai xuất.
+/Tổng hợp các tờ khai tái xuất B13, tạm xuất G61.
+/Tổng hợp các tờ khai A31 tờ khai G51.
+/ Tổng hợp tiêu hủy trong và ngoài định mức nguyên vật liệu, tổng hợp tiêu hủy phế phẩm.
+/Tổng hợp các bảng định mức, các debit noted thanh toán phí gia công.
+/Tổng hợp tồn kho thức tế.
6.7.2: Xử lý số liệu:
+/ Thiết lập bảng nhập xuất tồn theo mẫu BC06 thông tư 13/2014/TT-BTC


+/ Thiết lập bảng nhập xuất tồn về máy móc thiết bị theo mẫu BC07 thông tư 13/2014/TT-BTC
+/ Từ bảng BC06 thông tư 13/2014/TT-BTC , BC07 thông tư 13/2014/TT-BTC và bảng tổng hợp phí gia công đó làm ra :Biên bản thanh lý hợp đồng.
+/ Điền vào mẫu 17 phụ lục V thông tư 38/2015/TT-BTC theo quy định tại điều 64 thông tư38/2015/TT-BTC
Nộp biên bản thanh lý hợp đồng và mẫu 17 đó lên chi cục hải quan nơi mình tiến hành làm thủ tục.
Chậm nhất 15 ngày kể từ ngày hợp đồng gia cômg kết thúc phải nộp mẫu 17 đó tới cơ quan hải quan.
Chậm nhất 30 ngày kể từ ngày biên bản đó được phê duyệt phải tiến hành xong các phương án đã nêu trong văn bản.
6.7.8: BÁO CÁO QUYẾT TOÁN:
+/ Trên cơ sở các hợp đồng gia công doanh nghiệp đã kết thúc, đang thực hiện trong kỳ báo cáo ( năm tài chính), doanh nghiệp thực hiện báo cáo quyết toán theo mẫu 15/BCQT-NVL/GSQL.  Phụ lục V Thông tư 38/2015/TT-BTC
+/ Các doanh nghiệp thực hiện việc lập sổ theo dõi nguyên vật liệu, vật tư, thành phẩm tương tự như các tài khoản 152,155 quy định tại thông tư 200/2014/TT-BTC, quyết định 48/2006/QĐ-BTC;
+/Trường hợp doanh nghiệp theo dõi hoạt động gia công theo trị giá thì cách thức lập báo cáo quyết toán thực hiện theo các bước dưới đây:
A. Số liệu báo cáo quyết toán:
– Số liệu báo cáo là số liệu của tất cả các hợp đồng gia công chưa thực hiện báo cáo quyết toán đến hết năm tài chính, kể cả hợp đồng đang thực hiện.
-Thời điểm để chốt tồn nguyên liệu là ngày kết thúc năm tài chính.
-Số liệu thể hiện trên báo cáo quyết toán: Theo nguyên tắc DN thực hiện hạch toán đối với NL, VT nhập khẩu vào tài khoản 152, thành phẩm xuất khẩu vào tài khoản 155 theo đúng giá gốc nguyên liệu, vật tư, theo quy định tại điều 25, 28 TT 200/2014/TT-BTC. Tuy nhiên nếu doanh nghiệp thực hiện hợp đồng gia công không theo dõi trị giá thì được kết xuất số liệu theo số lượng từ hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp để lập báo cáo quyết toán theo lượng đối với nguyên liệu, vậy tư cần báo cáo theo quy định tại a.2 khoản 3 điều 60 Thông tư 38/2015/TT-BTC
-Số liệu thể hiện trên BCQT theo tổng lượng từng loại nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, sản phẩm xuất khẩu của các HDGC trong kỳ báo cáo. ( Theo tên hàng căn cứ công văn 2733/TCHQ-GSQL).
B. Hồ sơ chuẩn bị báo cáo quyết toán:
– Các hợp đồng gia công, phụ lục hợp đồng gia công đã thực hiện ( Chưa báo cáo quyết toán, thanh khoản ) và các hợp đồng gia công, phụ lục hợp đồng gia công đang thực hiện.
– Các bảng thông báo định mức, điều chỉnh định mức; các danh mục sản phẩm đã được cơ quan Hải quan phê duyệt ( đối với các tờ khai thực hiện theo TT13/2014/TT-BTC cho trường hợp đồng có thời gian dài kéo dài từ Thông tư 13 tới thông tư 38/2015/TT-BTC).
– Các danh mục sản phẩm không xuất trình cơ quan Hải quan ( Từ khi TT 38/2015/TT-BTC có hiệu lực)
– Các biên bản thỏa thuận có liên quan tới hợp đồng gia công trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công, trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công, biên bản thỏa thuận chuyển giao nguyên phụ liệu, sản phẩm sang hợp đồng gia công khác.
– Các tờ khai HQ nhập – xuất khẩu, chuyển giao nguyên phụ liệu, sản phẩm.
– Phiếu nhập kho, xuất kho đối với toàn bộ nguyên phụ liệu, sản phẩm của các hợp đồng gia công.
-Các chứng từ liên quan tới xử lý phế liệu phế thải ( Trong trường hợp ko có giám sát Hải quan thì căn cứ vào biên bản bàn giao của DN với đối tác xử lý môi trường)
– Báo cáo tài chính ( bản doanh nghiệp báo cáo với cơ quan thuế) và các khoản hạch toán chi tiết liên quan tới hợp đồng gia công ( Tài khoản ngoài bảng, tài khoản theo dõi chi tiết phí gia công ..)
– Báo cáo quyết toán theo mẫu 15/BCQT-NVL/GSQL ban hành theo phụ lục V thông tư38/2015/TT-BTC.
– Chứng từ chứng minh việc xử lý nguyên vật liệu dư thừa sau khi kết thúc hợp đồng ( Điều 64 TT38/2015/TT-BTC).
*** Chú ý: Đối với những hợp đồng gia công ko quy định phí gia công trên hợp đồng phải xuất trình bảng hạch toán chi phí gia công : ví dụ nhân công, điện nước ….
C. Các bước thực hiện báo cáo quyết toán:
+/ Các bộ phận liên quan: Bộ phận XNK, Kế toán, Bộ phận kho, Bộ phận quản lý sản xuất. Bộ phận XNK thực hiện báo cáo quyết toán vì đây là bộ phận nắm rõ nhất những nội dung yêu cầu của báo cáo.
+/ Các bước thực hiện:
– Bước 1: Lấy số liệu từ các bộ phận liên quan:
* Số liệu từ bộ phận kho, quản lý sản xuất, số liệu kiểm kê, phiếu xuất nhập kho.
*Số liệu từ bộ phận kế toán, số liệu tính chi phí sản xuất, hóa đơn chi phí gia công.
*Số liệu từ bộ phận xnk: Số liệu liên quan tới hợp đồng gia công, định mức, tờ khai.
Bước 2:
* Tập hợp số liệu đã thu thập từ những bộ phận liên quan , lập bảng thống kê nguyên liệu, vật liệu, thành phẩm của từng khách hàng hàng trong từng tháng dựa trên bảng kiểm kê của kho;
* Tính tổng nguyên vật liệu, thành phẩm của từng tháng để xác định số liệu tồn đầu kỳ, nhập trong kỳ, tồn cuối kỳ.
CHÚ Ý: 
Mẫu báo cáo quyết toán số 15 ko thể hiện số lượng hợp đồng gia công phải báo cáo trong kỳ quyết toán. Cần bổ sung các chỉ tiêu sau:
1. Số lượng HĐGC
2. Tên hợp đồng gia công
3. Ngày tháng năm ký kết; hết hạn từng HĐGC trong báo cáo

D. Thực hiện báo cáo:
– Phần trên: chỉ tiêu số lượng hợp đồng gia công, tên hợp đồng báo cáo, ngày tháng ký kết và hết hạn từng hợp đồng.
– Cột 3: Đề nghị báo cáo chi tiết theo tên nguyên vật liệu nhập khẩu, tên thành phẩm được sản xuất từ nguồn nhập khẩu của hợp đồng gia công.
– Thêm cột đơn vị tính ( Cột 4).
– Cột 5: Tồn đầu kỳ chính là tồn cuối kỳ của năm tài chính trước đó. Thời điểm chốt thông thường là 31/12.
– Cột 6: Nhập trong kỳ:
* Với nguyên vật liệu : Các nguyên vật liệu nếu phát sinh tờ khai Hải quan.
* Với thành phẩm : Bao gồm cả thành phẩm đã xuất kho nhưng phải nhập kho lại, Thành phẩm nhận lại sau khi thuê gia công lại và được kết xuất từ tài khoản 155 theo phiếu xuất kho thành phẩm.
– Cột 7: Xuất trong kỳ:
* Với nguyên vật liệu: Toàn bộ tổng vật tư nhập khẩu của HĐGC trong kỳ báo cáo gồm: Xuất để sản xuất,xuất kho gia công lại, xuất bán nội địa sau khi chuyển đổi mục đích sử dụng, tái xuất theo 152, tiêu hủy ngoài định mức, ..
* Với thành phẩm : Là tổng toàn bộ thành phẩm của các hợp đồng gia công: Xuất nước ngoài, xuất khu phi thuê quan,XNK tại chỗ, Xuất chuyển tiếp HĐGC khác, bán nội địa sau khi chuyển đổi mục đích sử dụng, tiêu hủy phế phẩm …
– Cột 8: Tồn cuối kỳ : Nhập trong kỳ – xuất trong kỳ .
Chú ý:
+/ Chỉ phái báo cáo những NVL nào phát sinh tờ khai HQ
+/ Không theo dõi với 154 ( Bán thành phẩm hay sản phẩm dở dang)
+/Chỉ phải nộp duy nhất báo cáo 15 ( Các giấy tờ khác chuẩn bị sẵn đề phòng cơ quan HQ kiểm tra)
+ Cơ sở pháp lý:
– Điều 60 Luật HQ 2014
– Điều 41 nghị định  08/2015/NĐ-CP
– Điều 60 TT 38/2015/TT-BTC

0913575247 Mr Đức ducnvtk4@gmail.com