Hướng dẫn sử dụng MÃ LOẠI HÌNH

1. Tên loại hình:
B11 vốn tên loại hình là xuất kinh doanh, B13 vốn tên loại hình là : Xuất khẩu hàng đã nhập khẩu. Vậy khi nào xuất kinh doanh thì ta nghĩ ngay đến B11, và khi nào xuất khẩu hàng đã nhập khẩu thì nghĩ tới ngay B13. Cũng như:” NÔN RA MÁU” thì đi đến ngay khoa tiêu Hóa chứ không phải thêm dấu Huyền rồi chuyển sang khoa sản được.
Nhưng hiện tại, nhiều người chưa cần biết tên loại hình là gì mà áp dụng ngay Hướng dẫn sử dụng.
Như chúng ta biết, tiêu chí đầu tiên để xác định loại hình tờ khai là mục đích sử dụng, Vậy cứ các trường hợp xuất kinh doanh thì chúng ta dùng B11.
– Xuất kinh doanh sản xuất ( nguồn A12, VAT);
– Xuất kinh doanh theo quyền (A41)
– Xuất kinh doanh (A11);
– Xuất bán khác.
Còn các trường hợp dùng B13: là xuất khẩu các trường hợp xuất lại nguyên trạng (tức là chưa qua quá trình chế biến, sản xuất).
2. Các trường hợp chung và riêng.
Vậy căn cứ vào các trường hợp trên ta có cái chung và riêng của 2 loại hình.
CHUNG:
– Xuất kinh doanh theo quyền (A41) Vì hàng hóa kinh doanh theo quyền cũng không trải qua quá trình sản xuất, nó vẫn đảm bảo tính nguyên trạng. Nó vừa là xuất kinh doanh mà nói cách khác là nó xuất khẩu hàng nhập khẩu cũng không sai, vậy nó là chung.
– Xuất kinh doanh (A11): Cũng đảm bảo tính nguyên trạng như kinh doanh theo quyền.
RIÊNG:
– B11:
+ Kinh doanh sản xuất;
+ Xuất kinh doanh khác.
– B13:
+ Thanh lý máy móc của DNCX;
+ Xuất trả nguyên liệu vật tư dư thừa, phế liệu, phế phẩm của hàng gia công, chuyển giao hợp đồng gia công của DNCX.
3. Áp dụng thủ tục:
– Nếu mua bán trong nước đối với hàng kinh doanh, thì 2 doanh nghiệp nội địa mua bán với nhau không có cơ sở để mở tờ khai Hải quan, suy ra không phải làm thủ tục.
– Nếu bán cho doanh nghiệp chế xuất, chỉ định giao hàng từ đối tác nước ngoài thì thành xuất nhập khẩu tại chỗ.
– Nếu bán ra nước ngoài thì là hoạt động xuất nhập khẩu.
4. Về hoàn thuế:
Theo nguyên tắc đánh thuế, căn cứ vào điểm đến, hàng hóa tiêu dùng trong lãnh thổ nước nào thì nước đó có quyền đánh thuế, vậy trong trường hợp đối tượng tiêu dùng là DNCX hoặc nước ngoài thì đủ cơ sở hoàn thuế khi bán, tái xuất hàng hóa nguyên trạng. Vì đối tượng tiêu dùng không dùng nó trong nội địa.
5. Vậy thì nên áp dụng như sau:
– Xuất kinh doanh có nguồn nguyên vật liệu nhập khẩu: B11 hoặc B13 vì nó vừa là kinh doanh, vừa áp dụng được việc xuất khẩu hàng nhập khẩu: Nếu muốn hoàn thuế nhập khẩu thì mở B13 sẽ hợp lý chứng từ hơn còn B11 rất khó giải trình về tính nguyên trạng của hàng hóa.
– Xuất kinh doanh sản xuất: B11;
– Thanh lý máy móc của DNCX: B13;
– Bán phế liệu DNCX: B11.
– Xuất kinh doanh nguồn NVL từ nội địa: B11, vì không phải xuất khẩu hàng đã nhập khẩu khẩu nên không thể mở B13. Việc xác định hàng hóa nội địa và nhập khẩu nên xác định theo việc CÓ MỞ TỜ KHAI NHẬP KHẨU NVL ban đầu hay không, nếu có nhập khẩu thì B13, nếu chỉ hóa đơn VAT thì B11.
NGUỒN: PHẠM THÀNH NAM (NSĐ) 😀
0913575247 Mr Đức ducnvtk4@gmail.com