[CHIA SẺ] KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN

[CHIA SẺ] KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN
I/ DỰ ĐOÁN TÌNH HÌNH
1.1. Xác định vấn đề tồn tại của doanh nghiệp và tính toán mức phạt.
Cần phải nhanh chóng xác định bệnh của doanh nghiệp thì mới có thể chữa được. Các căn bệnh thường gặp trong quá trình kiểm tra sau thông quan bao gồm:
– Lưu chứng từ đã đầy đủ chưa? Chứng từ ở đây bao gồm invoice, packing list, bill, hợp đồng, tờ khai, chứng từ hoạch toán, chứng từ xuất nhập kho, chứng từ thanh toán, C/O đã khớp thành 01 bộ đồng bộ chưa. Nếu chưa khớp thì phải tính toán xem có thể hoàn thiện được hồ sơ hay không? Nếu hoàn thiện được thì cần bao nhiêu thời gian để có thể hoàn thiện, cần bao nhiêu nhân lực để hoàn thiện.
– Quy trình quản lý nhập kho, xuất kho nguyên liệu, thành phẩm, phế liệu phế phẩm có không? Chứng từ lưu đầy đủ tại các kho không
– Quy trình tính toán định mức và hao hụt như thế nào? Có lưu lại đầy đủ tài liệu kỹ thuật để tính định mức và hao hụt hay không?
– Quy trình kiểm kê tài sản như thế nào? Theo tháng, theo quý hay theo năm?
– Về nguyên liệu:
Bộ hồ sơ thanh khoản có vấn đề hay không? Vấn đề ở chỗ nào? Có thể giải trình được hay không? Giải trình được thì phải giải trình như thế nào? Nếu không giải trình được sẽ bị phạt bao nhiêu?
Số liệu trên bộ hồ sơ thanh khoản và thực tế chênh lệch thế nào? Lý do vì sao chênh lệch? Có thể giải trình được hay không? Giải trình được phải giải trình như thế nào? Nếu không giải trình được thì sẽ bị phạt bao nhiêu?
– Về máy móc thiết bị:
Có list tài sản cố định nhập khẩu của công ty không? Tình trạng tài sản như thế nào? Nằm ở đâu? Còn ở trong công ty hay mất? Tài sản có khớp với mô tả trên tờ khai hải quan hay không? Nếu không khớp thì phải xử lý thế nào thiệt hại bao nhiêu?
…………..
Lưu ý: Ở bước này là bước ngay đầu tiên khi nhận được thông báo kiểm tra sau thông quan, phải báo cáo đầy đủ tình trạng, thiệt hại và cách giải quyết. Các nhân viên xuất nhập khẩu giỏi phải nắm được vấn đề này. Tránh tình trạng sếp bảo có vấn đề gì hay không thì cứ bảo ok rùi đến lúc vỡ ra nhiều thứ thì chỉ có mà lượn khỏi công ty. Rất nhiều bạn vì báo cáo sai tình hình này mà đã phải rời khỏi công ty. Bởi vì nếu không đánh giá đúng thực trạng thì các sếp làm sao mà có phương án tiếp đón đoàn kiểm tra sau thông quan. Nếu bạn bảo không có vấn đề gì thì mình chắc chắn các ông sếp đều không tiếp đón đoàn một cách nhiệt tình và đoàn sẽ làm căng. Kết quả các bạn sẽ là người chết. Nên cần phải báo cáo chính xác vấn đề. Báo cáo chính xác coi như bạn đã ăn điểm với sếp.
1.2. Dự đoán kế hoạch của đoàn kiểm tra sau thông quan.
Một đoàn kiểm tra sau thông quan trước khi tới doanh nghiệp kiểm tra bao giờ họ cũng phải có kế hoạch kiểm tra phần nào? Xoáy vào đâu, và quan trọng nhất là số tiền mà họ phải nộp về cho nhà nước là bao nhiêu? Ai mới là người có khả năng can thiệp vào quyết định của họ? Trong năm họ đã đạt được bao nhiêu kế hoạch làm việc của họ rồi?
Nắm được toàn bộ những thông tin trên thì coi như đã biết trước được 50% kết quả.
II. KẾ HOẠCH TIẾP ĐOÀN KIỂM TRA.
Sẽ có 3 phương án cho các bạn chọn:
2.1: QUYẾT TỬ ĐỐI ĐẦU VỚI HẢI QUAN:
Những trường hợp này thường là những bạn tự cho mình giỏi và sẵn sàng đối đầu với hải quan. Cố sống có chết để chứng tỏ chẳng có vấn đề gì? Mình xin nói thẳng: trước khi vào hải quan đã phải báo cáo kế hoạch của họ rùi và chắc chắng họ đã nắm được điểm yếu của bạn. Bạn càng chứng tỏ bạn giỏi thì họ cũng chứng tỏ họ giỏi và bạn sẽ bị kiểm tra rất nhiều khía cạnh. Vì hải quan sẽ nghĩ rằng phải cho thằng này một bài học nhớ đời.
Các sếp của bạn thì sẽ thất vọng về bạn vì bạn không biết được tình hình dẫn tới thiệt hại lại trầm trọng hơn. Kết quả, bạn sẽ xấu hổ mà tự nghỉ việc hoặc bị đổi việc. 30% các bạn bị kiểm tra trong năm 2015 đã bị nghỉ việc theo thống kê của hải quan nếu chọn theo các này.
2.2: TIẾP TAY CHO HẢI QUAN DIỆT CÔNG TY
Một số bạn vì biết tình hình công ty nhưng không báo sếp mà cung cấp thông tin luôn với đoàn hải quan để đoàn có đủ bằng chứng phạt công ty và đạt được một thỏa thuận với hải quan. Các này cũng không hay vì các bạn kiểu gì cũng ra đi.
2.3: TÔI CHỈ LÀ NGƯỜI TRUNG GIAN
Bạn phải nghĩ rằng bạn là người trung gian đứng giữa trong quá trình Đoàn hải quan kiểm tra và công ty. Mà trung gian thì bạn biết rùi đấy. Phải đàm phán với cả hai bên.
– Về phía doanh nghiệp: sau khi nêu ra các mức thiệt hại thì nên đưa ra phương pháp để giảm thiệt hại. Vì dụ, tính được sẽ phải phạt 10 tỷ rùi bạn bảo sẽ cố gắng xin còn 5 tỷ. Chắc chắn các sếp sẽ rất vui mừng nếu bạn làm được.
– Về phía hải quan: phải biết được khoản mà họ phải nộp cho nhà nước là bao nhiêu (Lưu ý: một đoàn hải quan trong năm đều có kế hoạch phải thu về cho nhà nước là bao nhiêu). Từ đó đàm phán với họ về mức giá hợp lý
Kế quả cuối cùng mà các bạn mong đợi là như sau: Công ty dự tính bị phạt 10 tỷ nhưng do bạn biết cách làm nên chỉ bị mất khoản 5 tỷ thôi, công ty đang lợi 5 tỷ; Hải quan phải nộp nhà nước 3 tỷ thì đã phạt công ty và cũng có 2 tỷ đút túi. Các bên làm việc nhanh chóng vì xác định ai cũng đạt được mục tiêu trong thời gian ngắn nhất khoản tuần thôi, còn bạn hãy xác định xin cả 2 bên hải quan và doanh nghiệp khi xong việc.
Một buổi liên hoan cuối cùng, ai cũng cười vì ai cũng được lợi. Có mà bettenhe tới tận ca 5 ca 6

Nguồn: Group Thủ tục Hải quan (a Bắc_Phú Thọ)

0913575247 Mr Đức ducnvtk4@gmail.com