Nâng cao chất lượng dịch vụ Logistic cho các doanh nghiệp
Dịch vụ Logistics là hoạt động thương mại bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, tư vấn khách hàng…hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao. Ở tỉnh ta, dịch vụ Logistic đã bước đầu khởi sắc. Tuy nhiên, do yếu tố địa lý, chưa nhiều doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ; các doanh nghiệp làm Logistic của tỉnh mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp các dịch vụ đơn lẻ, hoặc đảm nhận một số công đoạn của chuỗi dịch vụ này.
Trên địa bàn tỉnh đã có một số doanh nghiệp làm dịch vụ Logistics chuyên nghiệp như: Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ FESVN (FESVN Logistics), Công ty cổ phần Giao nhận -Kho vận Mê Linh, Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận HP Vĩnh Phúc. Nguồn tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn còn yếu nên phần lớn máy móc, thiết bị công nghệ thông tin đáp ứng cho ngành công nghiệp này còn hạn chế, nên các doanh nghiệp chủ yếu đảm nhận các công đoạn như: Dịch vụ giao nhận vận tải, kho bãi, bốc dỡ, đại lý vận tải, đại lý giao nhận…
Nhận thấy Logistic là loại hình dịch vụ nhiều triển vọng, năm 2011, ông Hoàng Văn Sơn, ở thôn Phù Lưu, xã Tam Hồng (Yên Lạc) quyết định thành lập công ty để liên kết vận chuyển hàng hóa với các doanh nghiệp thương mại trong và ngoài tỉnh. Tuy nhiên, sau 2 năm kinh doanh dịch vụ Logistic, đến nay, công ty chỉ thực hiện công đoạn tiếp vận cho một số công ty Logistic ở khu vực phía Nam và thành phố Hải Phòng. Ông Hoàng Văn Sơn, Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Logistic Vĩnh Phúc cho biết: “Do không đủ năng lực để cạnh tranh với những công ty làm dịch vụ Logistic ở các thành phố lớn, chúng tôi chủ yếu làm dịch vụ vận chuyển cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nông sản ở các tỉnh phía Nam, mặc dù luôn cố gắng liên kết để xe luôn có hàng cả chiều đi lẫn chiều về nhưng nhiều khi xe vẫn phải chạy 2 chiều Bắc – Nam mà không có hàng. Bên cạnh đó, giá xăng dầu bấp bênh, chi phí cầu đường cao…và nhiều chi phí khác khiến công ty gặp nhiều khó khăn”.
Được thành lập năm 2011 với số vốn hơn 400 triệu đồng, sau hơn 4 năm đi vào hoạt động, tổng số vốn đầu tư đăng ký của Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận HP Vĩnh Phúc đã tăng lên 18 tỷ đồng (năm 2016). Doanh thu hàng năm đạt 40 tỷ đồng. Công ty đã phát triển và mở rộng thêm 3 chi nhánh tại Sân bay quốc tế Nội Bài và cửa khẩu Lạng Sơn, cảng Hải Phòng. Đồng thời tạo công ăn việc làm ổn định cho gần 30 cán bộ, nhân viên với mức thu nhập từ 5-10 triệu đồng/người/tháng. Đến nay, công ty đã ký được hợp đồng làm thủ tục khai báo hải quan, vận chuyển hàng hóa lâu dài với hơn 20 khách hàng trong nước và nước ngoài thuộc nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác nhau. Trước yêu cầu nâng cao chất lượng, năng lực cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập, công ty còn gặp khó khăn khi chưa có mặt bằng làm kho lưu trữ hàng hóa, thiếu vốn, chi phí vận chuyển còn cao nên rất cần sự quan tâm của các ngành chức năng của tỉnh.
Chia sẻ về những khó khăn và giải pháp khắc phục tồn tại của ngành Logistic trên địa bàn tỉnh, ông Phan Bá Sang, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp tỉnh cho biết: “Logistics là mắt xích quan trọng trong quá trình sản xuất, kinh doanh, tác động trực tiếp đến giá thành sản phẩm, sức cạnh tranh của sản phẩm ở cả thị trường nội địa lẫn xuất khẩu. Hiện nay, dịch vụ Logistics mới chỉ tập trung tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng. Trên địa bàn tỉnh, số doanh nghiệp làm dịch vụ Logistic chuyên nghiệp chưa nhiều. Những doanh nghiệp này có quy mô nhỏ và vừa, năng lực tài chính khiêm tốn nên chủ yếu làm đại lý, hoặc đảm nhận từng công đoạn khác nhau”.
Trong thời gian tới, các doanh nghiệp Logistic của tỉnh cần đẩy mạnh thu hút đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng Logistics; tăng cường hợp tác với các đối tác nước ngoài để mở rộng kết nối hạ tầng Logistic. Áp dụng mô hình quản trị chuỗi cung ứng tiên tiến với các doanh nghiệp đóng trên địa bàn như: Các doanh nghiệp ngành dệt may, ngành da giày, ngành đồ gỗ, ngành nông sản – thực phẩm; ngành cơ khí – chế tạo; doanh nghiệp nhỏ và vừa. khuyến khích các doanh nghiệp chủ động và tận dụng lợi ích của việc thuê ngoài dịch vụ logistics, giúp các doanh nghiệp thương mại, xuất nhập khẩu cắt giảm chi phí, tiết kiệm các khoản đầu tư, nhân lực không cần thiết nhằm có điều kiện tập trung vào việc kinh doanh lõi của mình. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng cần tạo điều kiện về vốn vay, giao đất làm kho bãi, đồng thời, hoàn thiện các hệ thống văn bản pháp luật; hiện đại hóa, đơn giản hóa các thủ tục hải quan; lắng nghe và giải đáp những vướng mắc của doanh nghiệp. Mục tiêu rút ngắn thời gian thông quan, nâng cao chất lượng dịch vụ cho các doanh nghiệp kinh doanh Logistic trên địa bàn”.
NGUỒN: BÁO VĨNH PHÚC
Dịch vụ Logistics là hoạt động thương mại bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, tư vấn khách hàng…hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao. Ở tỉnh ta, dịch vụ Logistic đã bước đầu khởi sắc. Tuy nhiên, do yếu tố địa lý, chưa nhiều doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ; các doanh nghiệp làm Logistic của tỉnh mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp các dịch vụ đơn lẻ, hoặc đảm nhận một số công đoạn của chuỗi dịch vụ này.
Trên địa bàn tỉnh đã có một số doanh nghiệp làm dịch vụ Logistics chuyên nghiệp như: Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ FESVN (FESVN Logistics), Công ty cổ phần Giao nhận -Kho vận Mê Linh, Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận HP Vĩnh Phúc. Nguồn tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn còn yếu nên phần lớn máy móc, thiết bị công nghệ thông tin đáp ứng cho ngành công nghiệp này còn hạn chế, nên các doanh nghiệp chủ yếu đảm nhận các công đoạn như: Dịch vụ giao nhận vận tải, kho bãi, bốc dỡ, đại lý vận tải, đại lý giao nhận…
Nhận thấy Logistic là loại hình dịch vụ nhiều triển vọng, năm 2011, ông Hoàng Văn Sơn, ở thôn Phù Lưu, xã Tam Hồng (Yên Lạc) quyết định thành lập công ty để liên kết vận chuyển hàng hóa với các doanh nghiệp thương mại trong và ngoài tỉnh. Tuy nhiên, sau 2 năm kinh doanh dịch vụ Logistic, đến nay, công ty chỉ thực hiện công đoạn tiếp vận cho một số công ty Logistic ở khu vực phía Nam và thành phố Hải Phòng. Ông Hoàng Văn Sơn, Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Logistic Vĩnh Phúc cho biết: “Do không đủ năng lực để cạnh tranh với những công ty làm dịch vụ Logistic ở các thành phố lớn, chúng tôi chủ yếu làm dịch vụ vận chuyển cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nông sản ở các tỉnh phía Nam, mặc dù luôn cố gắng liên kết để xe luôn có hàng cả chiều đi lẫn chiều về nhưng nhiều khi xe vẫn phải chạy 2 chiều Bắc – Nam mà không có hàng. Bên cạnh đó, giá xăng dầu bấp bênh, chi phí cầu đường cao…và nhiều chi phí khác khiến công ty gặp nhiều khó khăn”.
Được thành lập năm 2011 với số vốn hơn 400 triệu đồng, sau hơn 4 năm đi vào hoạt động, tổng số vốn đầu tư đăng ký của Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận HP Vĩnh Phúc đã tăng lên 18 tỷ đồng (năm 2016). Doanh thu hàng năm đạt 40 tỷ đồng. Công ty đã phát triển và mở rộng thêm 3 chi nhánh tại Sân bay quốc tế Nội Bài và cửa khẩu Lạng Sơn, cảng Hải Phòng. Đồng thời tạo công ăn việc làm ổn định cho gần 30 cán bộ, nhân viên với mức thu nhập từ 5-10 triệu đồng/người/tháng. Đến nay, công ty đã ký được hợp đồng làm thủ tục khai báo hải quan, vận chuyển hàng hóa lâu dài với hơn 20 khách hàng trong nước và nước ngoài thuộc nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác nhau. Trước yêu cầu nâng cao chất lượng, năng lực cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập, công ty còn gặp khó khăn khi chưa có mặt bằng làm kho lưu trữ hàng hóa, thiếu vốn, chi phí vận chuyển còn cao nên rất cần sự quan tâm của các ngành chức năng của tỉnh.
Chia sẻ về những khó khăn và giải pháp khắc phục tồn tại của ngành Logistic trên địa bàn tỉnh, ông Phan Bá Sang, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp tỉnh cho biết: “Logistics là mắt xích quan trọng trong quá trình sản xuất, kinh doanh, tác động trực tiếp đến giá thành sản phẩm, sức cạnh tranh của sản phẩm ở cả thị trường nội địa lẫn xuất khẩu. Hiện nay, dịch vụ Logistics mới chỉ tập trung tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng. Trên địa bàn tỉnh, số doanh nghiệp làm dịch vụ Logistic chuyên nghiệp chưa nhiều. Những doanh nghiệp này có quy mô nhỏ và vừa, năng lực tài chính khiêm tốn nên chủ yếu làm đại lý, hoặc đảm nhận từng công đoạn khác nhau”.
Trong thời gian tới, các doanh nghiệp Logistic của tỉnh cần đẩy mạnh thu hút đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng Logistics; tăng cường hợp tác với các đối tác nước ngoài để mở rộng kết nối hạ tầng Logistic. Áp dụng mô hình quản trị chuỗi cung ứng tiên tiến với các doanh nghiệp đóng trên địa bàn như: Các doanh nghiệp ngành dệt may, ngành da giày, ngành đồ gỗ, ngành nông sản – thực phẩm; ngành cơ khí – chế tạo; doanh nghiệp nhỏ và vừa. khuyến khích các doanh nghiệp chủ động và tận dụng lợi ích của việc thuê ngoài dịch vụ logistics, giúp các doanh nghiệp thương mại, xuất nhập khẩu cắt giảm chi phí, tiết kiệm các khoản đầu tư, nhân lực không cần thiết nhằm có điều kiện tập trung vào việc kinh doanh lõi của mình. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng cần tạo điều kiện về vốn vay, giao đất làm kho bãi, đồng thời, hoàn thiện các hệ thống văn bản pháp luật; hiện đại hóa, đơn giản hóa các thủ tục hải quan; lắng nghe và giải đáp những vướng mắc của doanh nghiệp. Mục tiêu rút ngắn thời gian thông quan, nâng cao chất lượng dịch vụ cho các doanh nghiệp kinh doanh Logistic trên địa bàn”.
NGUỒN: BÁO VĨNH PHÚC