Khái quát về nguyên liệu, vật liệu, vật tư, phế liệu, phế thải, phế phẩm
Người viết: xnkvietnam
1. Nguyên liệu là gì?
* Khái niệm:
Nguyên liệu là những vật chất tự nhiên chưa qua chế biến và cần được lao động, máy móc, kỹ thuật biến hoá mới thành sản phẩm.
* Đặc điểm:
– Chủ thể là dạng có trước, tồn tại trước so với sản phẩm được làm ra từ nó.
– Thay đổi bản chất (hóa học, vật lý, hình dáng, …) để tạo ra sản phẩm khác.
– Là chất chủ yếu cấu tạo nên sản phẩm sẽ được làm ra.
VD: Mía là nguyên liệu của DN sản xuất đường.
* Phân loại:
– Nguyên liệu chính là nguyên liệu tạo nên thành phần chính của sản phẩm.
– Nguyên liệu phụ (hay còn gọi là Phụ liệu) là phần nguyên liệu tham gia tạo nên sản phẩm gia công nhưng không phải thành phần chính của sản phẩm.
2. Vật liệu là gì?
* Khái niệm:
Vật liệu là những vật chất từ tự nhiên hoặc đã qua chế biến để có thể sử dụng trong sản xuất.
* Đặc điểm:
– Rộng hơn, bao quát hơn nguyên liệu với nghĩa vật chất được dùng tạo ra sản phẩm.
– Thay đổi bản chất (hóa học, vật lý, hình dáng, …) để tạo ra sản phẩm khác.
VD: Sợi là vật liệu của DN sản xuất dệt vải.
3. Vật tư là gì?
Vật tư là các loại vật liệu (có thể là sản phẩm hoặc bán thành phẩm) cần thiết được sử dụng trong quy trình sản xuất để tạo ra sản phẩm, nhưng không trực tiếp cấu thành sản phẩm.
Vật tư bao gồm cả bao bì hoặc vật liệu làm bao bì chứa sản phẩm.
VD: Túi nilon, thùng carton là vật tư dùng để đóng gói sản phẩm.
4. Phế liệu là gì?
* Khái niệm theo Luật số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014:
Phế liệu là vật liệu được thu hồi, phân loại, lựa chọn từ những vật liệu, sản phẩm đã bị loại bỏ từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng để sử dụng làm nguyên liệu cho một quá trình sản xuất khác.
* Theo như khái niệm trên thì vật chất sẽ trở thành phế liệu khi đáp ứng đầy đủ các chỉ tiêu sau:
– Là sản phẩm hoặc vật liệu:
“Sản phẩm” là do lao động của con người tạo ra, có thể tồn tại dưới dạng vật thể hoặc phi vật thể. Theo góc độ Luật Môi trường thì khái niệm phế liệu chỉ là các sản phẩm tồn tại dưới dạng vật thể.
“Vật liệu” là những vật chất từ tự nhiên hoặc đã qua chế biến để có thể sử dụng trong sản xuất.
– Bị loại ra từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng: Các sản phẩm hoặc vật liệu được đưa ra khỏi quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng do không còn phù hợp với quy trình sản xuất hoặc tiêu dùng. Điều này có nghĩa một vật chất tồn tại dưới dạng phế liệu hay không phụ thuộc vào hành vi của chủ sở hữu sản phẩm hoặc vật liệu đó.
– Được thu hồi dùng làm nguyên liệu: Phụ thuộc vào việc đánh giá thực tế của chủ sở hữu và xem xét từng trường hợp cụ thể như là thu hồi để bán như là hàng hóa hoặc để sử dụng làm nguyên liệu hoặc để xử lý.
VD:
Quần áo cũ mà chủ sở hữu không còn nhu cầu sử dụng:
+ Nếu bán cho người khác sử dụng với tư cách là hàng cũ thì vật chất này là hàng hóa.
+ Nếu đưa vào sử dụng hoặc bán cho người khác làm nguyên liệu sản xuất thì vật chất này là phế liệu.
+ Nếu không có ý định sử dụng nó với bất cứ mục đích gì thì nó có thể là chất thải phải xử lý.
Khó có thể đưa ra những nguyên lý chung cho việc đánh giá mục đích thu hồi của chủ sở hữu. Trên thực tế, việc đánh giá mục đích thu hồi chỉ có thể thực hiện được trong những trường hợp cụ thể thông qua việc xem xét, đánh giá hành vi, biểu hiện của chủ sở hữu.
5. Chất thải và chất thải nguy hại là gì?
* Khái niệm theo Luật số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014:
Chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác.
Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây ngộ độc hoặc có đặc tính nguy hại khác.
* Theo như khái niệm trên thì vật chất sẽ trở thành chất thải khi đáp ứng đầy đủ các tiêu chí sau:
– Vật chất tồn tại dưới những dạng như rắn, lỏng, khí hoặc các dạng khác.
– Vật chất bị chủ sở hữu thải ra trong các hoạt động của mình, cả trường hợp chủ động và bị động.
– Vật chất sẽ tồn tại dưới dạng chất thải từ khi chủ sở hữu hoặc người sử dụng hợp pháp thải ra cho tới khi con người đưa nó vào sử dụng trong một chu trình sản xuất hoặc chu trình sử dụng khác.
* Phế thải là cách gọi khác của chất thải.
* Phân loại một số chất thải:
– Chất thải rắn sinh hoạt là chất rắn bị loại ra trong quá trình sống, sinh hoạt, hoạt động, sản xuất của con người và động vật.
– Chất thải rắn công nghiệp là chất thải rắn phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Ví dụ như khí thải độc hại, hóa chất dạng lỏng, sắt thép bị gỉ cũ, …
– Chất thải rắn nông nghiệp là chất thải rắn phát sinh từ hoạt động sản xuất nông nghiệp. Ví dụ như rơm rạ, bao bì thuốc bảo vệ thực vật, …
– Chất thải văn phòng là các văn phòng phẩm không còn sử dụng được nữa. Ví dụ như bút viết hỏng, giấy báo cũ, …
– Chất thải xây dựng được thải ra từ quá trình hoạt động của công trường xây dựng và sửa chữa các công trình xây dựng, chủ yếu là các loại gạch, đá, đất vụn… bị phá dỡ ra.
– Chất thải y tế là vật chất ở thể rắn, lỏng và khí được thải ra từ các cơ sở y tế.
Phân biệt phế liệu và chất thải:
– Các yếu tố có thể trở thành chất thải bao gồm các loại vật chất trong đó có sản phẩm và vật liệu, là yếu tố có thể trở thành phế liệu. Phế liệu và chất thải đều là những vật chất hữu hình được sinh ra từ quá trình sản xuất và tiêu dùng.
– Với trường hợp trở thành phế liệu, việc từ bỏ giá trị, công dụng của chủ sở hữu vật chất mang tính chủ động. Trong trường hợp chất thải, việc từ bỏ giá trị công dụng của chủ sở hữu vật chất bao gồm cả trường hợp chủ động và bị động. Chất thải không còn giá trị sử dụng, thậm chí còn có hại cho môi trường, sức khỏe con người.
– Khái niệm chất thải không đề cập tới mục đích sau quá trình thải ra và pháp luật coi thu hồi là một trong những nghĩa vụ của người sản sinh chất thải. Trong khi đó, mục đích “được thu hồi dùng làm nguyên liệu sản xuất” là một tiêu chí của khái niệm phế liệu. Tiêu chí “được thu hồi dùng làm nguyên liệu sản xuất” là tiêu chí mang tính định tính. Phế liệu vẫn còn giá trị và có khả năng sử dụng vào quá trình sản xuất làm phong phú thêm nguồn nguyên liệu đầu vào cho doanh nghiệp. Nghĩa là có thể thu mua để sử dụng cho mục đích khác hoặc tái chế sử dụng lại.
Như vậy, căn cứ vào khả năng sử dụng của chất thải, có thể phân loại chất thải thành hai loại: chất thải không còn giá trị sử dụng (chất thải cuối cùng) và chất thải còn khả năng sử dụng vào sản xuất (phế liệu). Nội hàm của khái niệm chất thải rộng hơn và bao trùm cả khái niệm phế liệu. Hay nói một cách khác, phế liệu là một dạng của chất thải.
6. Phế phẩm là gì?
* Khái niệm:
Phế phẩm là những sản phẩm không đạt tiêu chuẩn kĩ thuật (quy cách, kích thước, phẩm chất, giá trị sử dụng…) đã quy định, phải loại bỏ nhằm đảm bảo yêu cầu sử dụng hoặc chế biến tiếp.
* Đặc điểm:
Có thể tận dụng sửa chữa thành sản phẩm hoàn chỉnh hoặc sử dụng như vật liệu để sản xuất ra loại sản phẩm khác nếu thấy có lợi về kinh tế.
NGUỒN: HỘI XNK VIỆT NAM
Người viết: xnkvietnam
1. Nguyên liệu là gì?
* Khái niệm:
Nguyên liệu là những vật chất tự nhiên chưa qua chế biến và cần được lao động, máy móc, kỹ thuật biến hoá mới thành sản phẩm.
* Đặc điểm:
– Chủ thể là dạng có trước, tồn tại trước so với sản phẩm được làm ra từ nó.
– Thay đổi bản chất (hóa học, vật lý, hình dáng, …) để tạo ra sản phẩm khác.
– Là chất chủ yếu cấu tạo nên sản phẩm sẽ được làm ra.
VD: Mía là nguyên liệu của DN sản xuất đường.
* Phân loại:
– Nguyên liệu chính là nguyên liệu tạo nên thành phần chính của sản phẩm.
– Nguyên liệu phụ (hay còn gọi là Phụ liệu) là phần nguyên liệu tham gia tạo nên sản phẩm gia công nhưng không phải thành phần chính của sản phẩm.
2. Vật liệu là gì?
* Khái niệm:
Vật liệu là những vật chất từ tự nhiên hoặc đã qua chế biến để có thể sử dụng trong sản xuất.
* Đặc điểm:
– Rộng hơn, bao quát hơn nguyên liệu với nghĩa vật chất được dùng tạo ra sản phẩm.
– Thay đổi bản chất (hóa học, vật lý, hình dáng, …) để tạo ra sản phẩm khác.
VD: Sợi là vật liệu của DN sản xuất dệt vải.
3. Vật tư là gì?
Vật tư là các loại vật liệu (có thể là sản phẩm hoặc bán thành phẩm) cần thiết được sử dụng trong quy trình sản xuất để tạo ra sản phẩm, nhưng không trực tiếp cấu thành sản phẩm.
Vật tư bao gồm cả bao bì hoặc vật liệu làm bao bì chứa sản phẩm.
VD: Túi nilon, thùng carton là vật tư dùng để đóng gói sản phẩm.
4. Phế liệu là gì?
* Khái niệm theo Luật số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014:
Phế liệu là vật liệu được thu hồi, phân loại, lựa chọn từ những vật liệu, sản phẩm đã bị loại bỏ từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng để sử dụng làm nguyên liệu cho một quá trình sản xuất khác.
* Theo như khái niệm trên thì vật chất sẽ trở thành phế liệu khi đáp ứng đầy đủ các chỉ tiêu sau:
– Là sản phẩm hoặc vật liệu:
“Sản phẩm” là do lao động của con người tạo ra, có thể tồn tại dưới dạng vật thể hoặc phi vật thể. Theo góc độ Luật Môi trường thì khái niệm phế liệu chỉ là các sản phẩm tồn tại dưới dạng vật thể.
“Vật liệu” là những vật chất từ tự nhiên hoặc đã qua chế biến để có thể sử dụng trong sản xuất.
– Bị loại ra từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng: Các sản phẩm hoặc vật liệu được đưa ra khỏi quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng do không còn phù hợp với quy trình sản xuất hoặc tiêu dùng. Điều này có nghĩa một vật chất tồn tại dưới dạng phế liệu hay không phụ thuộc vào hành vi của chủ sở hữu sản phẩm hoặc vật liệu đó.
– Được thu hồi dùng làm nguyên liệu: Phụ thuộc vào việc đánh giá thực tế của chủ sở hữu và xem xét từng trường hợp cụ thể như là thu hồi để bán như là hàng hóa hoặc để sử dụng làm nguyên liệu hoặc để xử lý.
VD:
Quần áo cũ mà chủ sở hữu không còn nhu cầu sử dụng:
+ Nếu bán cho người khác sử dụng với tư cách là hàng cũ thì vật chất này là hàng hóa.
+ Nếu đưa vào sử dụng hoặc bán cho người khác làm nguyên liệu sản xuất thì vật chất này là phế liệu.
+ Nếu không có ý định sử dụng nó với bất cứ mục đích gì thì nó có thể là chất thải phải xử lý.
Khó có thể đưa ra những nguyên lý chung cho việc đánh giá mục đích thu hồi của chủ sở hữu. Trên thực tế, việc đánh giá mục đích thu hồi chỉ có thể thực hiện được trong những trường hợp cụ thể thông qua việc xem xét, đánh giá hành vi, biểu hiện của chủ sở hữu.
5. Chất thải và chất thải nguy hại là gì?
* Khái niệm theo Luật số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014:
Chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác.
Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây ngộ độc hoặc có đặc tính nguy hại khác.
* Theo như khái niệm trên thì vật chất sẽ trở thành chất thải khi đáp ứng đầy đủ các tiêu chí sau:
– Vật chất tồn tại dưới những dạng như rắn, lỏng, khí hoặc các dạng khác.
– Vật chất bị chủ sở hữu thải ra trong các hoạt động của mình, cả trường hợp chủ động và bị động.
– Vật chất sẽ tồn tại dưới dạng chất thải từ khi chủ sở hữu hoặc người sử dụng hợp pháp thải ra cho tới khi con người đưa nó vào sử dụng trong một chu trình sản xuất hoặc chu trình sử dụng khác.
* Phế thải là cách gọi khác của chất thải.
* Phân loại một số chất thải:
– Chất thải rắn sinh hoạt là chất rắn bị loại ra trong quá trình sống, sinh hoạt, hoạt động, sản xuất của con người và động vật.
– Chất thải rắn công nghiệp là chất thải rắn phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Ví dụ như khí thải độc hại, hóa chất dạng lỏng, sắt thép bị gỉ cũ, …
– Chất thải rắn nông nghiệp là chất thải rắn phát sinh từ hoạt động sản xuất nông nghiệp. Ví dụ như rơm rạ, bao bì thuốc bảo vệ thực vật, …
– Chất thải văn phòng là các văn phòng phẩm không còn sử dụng được nữa. Ví dụ như bút viết hỏng, giấy báo cũ, …
– Chất thải xây dựng được thải ra từ quá trình hoạt động của công trường xây dựng và sửa chữa các công trình xây dựng, chủ yếu là các loại gạch, đá, đất vụn… bị phá dỡ ra.
– Chất thải y tế là vật chất ở thể rắn, lỏng và khí được thải ra từ các cơ sở y tế.
Phân biệt phế liệu và chất thải:
– Các yếu tố có thể trở thành chất thải bao gồm các loại vật chất trong đó có sản phẩm và vật liệu, là yếu tố có thể trở thành phế liệu. Phế liệu và chất thải đều là những vật chất hữu hình được sinh ra từ quá trình sản xuất và tiêu dùng.
– Với trường hợp trở thành phế liệu, việc từ bỏ giá trị, công dụng của chủ sở hữu vật chất mang tính chủ động. Trong trường hợp chất thải, việc từ bỏ giá trị công dụng của chủ sở hữu vật chất bao gồm cả trường hợp chủ động và bị động. Chất thải không còn giá trị sử dụng, thậm chí còn có hại cho môi trường, sức khỏe con người.
– Khái niệm chất thải không đề cập tới mục đích sau quá trình thải ra và pháp luật coi thu hồi là một trong những nghĩa vụ của người sản sinh chất thải. Trong khi đó, mục đích “được thu hồi dùng làm nguyên liệu sản xuất” là một tiêu chí của khái niệm phế liệu. Tiêu chí “được thu hồi dùng làm nguyên liệu sản xuất” là tiêu chí mang tính định tính. Phế liệu vẫn còn giá trị và có khả năng sử dụng vào quá trình sản xuất làm phong phú thêm nguồn nguyên liệu đầu vào cho doanh nghiệp. Nghĩa là có thể thu mua để sử dụng cho mục đích khác hoặc tái chế sử dụng lại.
Như vậy, căn cứ vào khả năng sử dụng của chất thải, có thể phân loại chất thải thành hai loại: chất thải không còn giá trị sử dụng (chất thải cuối cùng) và chất thải còn khả năng sử dụng vào sản xuất (phế liệu). Nội hàm của khái niệm chất thải rộng hơn và bao trùm cả khái niệm phế liệu. Hay nói một cách khác, phế liệu là một dạng của chất thải.
6. Phế phẩm là gì?
* Khái niệm:
Phế phẩm là những sản phẩm không đạt tiêu chuẩn kĩ thuật (quy cách, kích thước, phẩm chất, giá trị sử dụng…) đã quy định, phải loại bỏ nhằm đảm bảo yêu cầu sử dụng hoặc chế biến tiếp.
* Đặc điểm:
Có thể tận dụng sửa chữa thành sản phẩm hoàn chỉnh hoặc sử dụng như vật liệu để sản xuất ra loại sản phẩm khác nếu thấy có lợi về kinh tế.
NGUỒN: HỘI XNK VIỆT NAM