DOANH NGHIỆP VẬN CHUYỂN HÀNG QUÁ CẢNH NÊU NHIỀU VƯỚNG MẮC VỀ KIỂM TRA CHUYÊN NGÀNH
Ngày 5/12, Cục Hải quan TPHCM đã chủ trì đối thoại với 4 doanh nghiệp về phản ánh và kiến nghị của những doanh nghiệp này đối với vận chuyển hàng quá cảnh. Tuy nhiên, chỉ có 1 doanh nghiệp đến dự họp và phản ánh nhiều vướng mắc về giấy phép của cơ quan kiểm tra chuyên ngành; kiến nghị về kê khai, kiểm tra hải quan.
Hàng quá cảnh vi phạm do Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 phát hiện. Ảnh: T.H
Giảm vi phạm, mới giảm được tỷ lệ kiểm tra
Theo Phó Cục trưởng Cục Hải quan TPHCM Nguyễn Hữu Nghiệp, thông qua phương tiện thông tin đại chúng, Cục Hải quan TPHCM được biết 4 doanh nghiệp vận chuyển hàng quá cảnh phản ánh và kiến nghị một số nội dung về vận chuyển hàng quá cảnh. Thực hiện chỉ đạo của Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan TPHCM đã tổ chức cuộc họp với các doanh nghiệp để trao đổi, làm rõ các kiến nghị, phản ánh của doanh nghiệp.
Mặc dù Cục Hải quan TPHCM mời đại diện 4 doanh nghiệp này tới họp vào lúc 9 giờ ngày 5/12, tuy nhiên, chỉ có duy nhất một doanh nghiệp tham dự cuộc họp là đại diện Công ty TNHH Dịch vụ Tiếp vận Toàn Cầu.
Trình bày về những khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp, ông Hoàng Long, đại diện Công ty TNHH Dịch vụ Tiếp vận Toàn Cầu cho rằng, các giấy tờ quy định đối với hàng quá cảnh hiện nay đang làm mất cơ hội, ưu thế kinh doanh của doanh nghiệp. Các giấy phép yêu cầu đối với hàng quá cảnh, như: Giấy kiểm dịch thực vật, giấy này doanh nghiệp không thể xin cấp phép từ Chi cục Thú y phía Nam mà phải xin từ Cục Bảo vệ thực vật tại Hà Nội, làm mất rất nhiều thời gian, chi phí của doanh nghiệp.
Ngoài ra, quy định Giấy phép của Bộ Công Thương đối với hàng quá cảnh, quá tải, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải nộp đơn xin giấy phép này và chờ được cấp. Nếu không hoàn thành đúng thời gian, quy định, khiến doanh nghiệp mất nhiều cơ hội để thực hiện loại hình này.
Đối với việc kiểm tra, kê khai hàng hóa, việc cơ quan Hải quan thực hiện công tác quản lý, chống buôn lậu là đúng, nhưng không vì một vào lô hàng vi phạm mà thực hiện tỷ lệ kiểm tra nhiều, ảnh hưởng đến doanh nghiệp. “Đối với hàng quá cảnh, không nhất thiết phải khai báo chi tiết như hàng nhập khẩu, có thể hỗ trợ cho doanh nghiệp trong việc khai báo”- ông Hoàng Long kiến nghị.
Tuy nhiên, theo Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1, 4 doanh nghiệp có đơn phản ánh, kiến nghị đều là doanh nghiệp trọng điểm, thường xuyên bị xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi: khai sai tên hàng, số lượng, chủng loại, xuất xứ, quá cảnh hàng hóa thuộc diện kiểm dịch mà không có giấy phép kiểm dịch. Tỷ lệ vi phạm trong năm 2022 của các doanh nghiệp trên là 47 -56%, cao hơn mức bình quân chung của loại hình này.
Ghi nhận những vướng mắc, kiến nghị của doanh nghiệp, Phó Cục trưởng Cục Hải quan TPHCM Nguyễn Hữu Nghiệp cho biết, đơn vị luôn thực hiện đúng cam kết với cộng đồng doanh nghiệp về công tác tạo thuận lợi thương mại.
Theo ông Nguyễn Hữu Nghiệp, bên cạnh việc tạo thuận lợi thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện tốt pháp luật về hải quan trong hoạt động quá cảnh hàng hóa, Cục Hải quan TPHCM đã chú trọng kiểm soát chặt chẽ, kiên quyết đấu tranh với những trường hợp sai phạm, lợi dụng loại hình dịch vụ quá cảnh nhằm buôn lậu, đánh tráo hàng hóa.
Đối với tỷ lệ kiểm tra hàng hóa, cơ quan Hải quan căn cứ vào nhiều thông tin trong công tác quản lý rủi ro. Nếu doanh nghiệp thường xuyên vi phạm, sẽ bị hệ thống quản lý rủi ro của ngành Hải quan ghi nhận, phân loại thuộc nhóm doanh nghiệp rủi ro. Chính vì vậy, doanh nghiệp vận chuyển hàng quá cảnh phải hạn chế vi phạm, mới giảm được tỷ lệ kiểm tra hàng hóa.
Thời gian kiểm tra hàng hóa nhanh hay chậm phụ thuộc vào việc xuất trình hàng hóa của doanh nghiệp. Trên thực tế, một số doanh nghiệp còn chậm trễ, trì hoãn trong việc xuất trình hàng hóa cho cơ quan Hải quan kiểm tra; một phần do thời tiết ảnh hưởng đến việc kiểm tra… Cơ quan Hải quan sẽ rà soát, thực hiện kiểm tra một cách nhanh nhất. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần phối hợp thực hiện tốt các yêu cầu của cơ quan Hải quan.
Hướng dẫn, ghi nhận kiến nghị của doanh nghiệp
Tại cuộc họp này, Cục Hải quan TPHCM đã hướng dẫn các quy định về pháp luật liên quan đến hàng quá cảnh; lắng nghe những kiến nghị của doanh nghiệp, kiến nghị nào trong thẩm quyền thì giải quyết ngay, những kiến nghị thuộc thẩm quyền của cấp trên sẽ báo cáo để được giải quyết.
Đối với kiểm tra chuyên ngành, hàng hóa vận chuyển qua lãnh thổ quốc gia nào phải tuân thủ các quy định của quốc gia, đặt lợi ích quốc gia lên trên. Các doanh nghiệp phải chủ động các giấy phép này, nên xin phép trước. Vi phạm về kiểm dịch bị xử phạt rất nặng, bị tịch hàng hóa.
Đối với kiến nghị của doanh nghiệp về kiểm tra hàng hóa, cơ quan Hải quan phối hợp với doanh nghiệp để rút ngắn thời gian kiểm tra. Hiện nay, khi có lệnh kiểm tra, đều thực hiện trong ngày. Doanh nghiệp lưu ý xuất trình hàng hóa sớm, đúng quy định để công tác kiểm tra nhanh chóng. Các doanh nghiệp vận tải, chủ động phối hợp với chủ hàng để xuất trình hàng hóa.
Phó Cục trưởng Cục Hải quan TPHCM Nguyễn Hữu Nghiệp cho biết, việc kiểm tra hàng hóa, phân luồng, tỷ lệ kiểm tra, đều được thể hiện cơ sở dữ liệu trên hệ thống quản lý của cơ quan Hải quan.
Theo Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1, dữ liệu kiểm tra thực tế của cơ quan Hải quan cho thấy đến 90% hàng hoá dừng kiểm không phải là container chỉ có 01 mặt hàng mà gồm nhiều mặt hàng với đa dạng quy cách đóng gói; 10% các container theo khai báo là một mặt hàng thì được đóng đầy container, không có đủ không gian để kiểm tra đối chiếu hàng hoá nếu không lấy hàng ra khỏi container.
Liên quan đến kiểm tra hàng quá cảnh, kiến nghị về khai chi tiết hàng hóa, Cục Hải quan TPHCM sẽ thu thập thêm thông tin để báo các bộ, ngành xem xét; về giấy phép chuyên ngành, quy định của pháp luật rất rõ và cụ thể các doanh nghiệp phải chủ động, thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Hàng quá cảnh phải tuân thủ vào các hiệp định chung của Việt Nam và các nước quá cảnh. Hàng quá cảnh có hàng cấm, doanh nghiệp có thể xin giấy phép của cơ quan XNK của Bộ Công Thương tại phía Nam.
về công tác phối hợp, cơ quan Hải quan chủ động hơn nữa trong việc trao đổi với doanh nghiệp để yêu cầu doanh nghiệp cung cấp thông tin, xuất trình hàng hóa…; định kỳ chủ động gặp gỡ doanh nghiệp làm hàng quá cảnh để tuyên truyền quy định về hàng quá cảnh cho các doanh nghiệp.
Lê Thu
NGUỒN: HẢI QUAN ONLINE
Ngày 5/12, Cục Hải quan TPHCM đã chủ trì đối thoại với 4 doanh nghiệp về phản ánh và kiến nghị của những doanh nghiệp này đối với vận chuyển hàng quá cảnh. Tuy nhiên, chỉ có 1 doanh nghiệp đến dự họp và phản ánh nhiều vướng mắc về giấy phép của cơ quan kiểm tra chuyên ngành; kiến nghị về kê khai, kiểm tra hải quan.
Hàng quá cảnh vi phạm do Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 phát hiện. Ảnh: T.H |
Giảm vi phạm, mới giảm được tỷ lệ kiểm tra
Theo Phó Cục trưởng Cục Hải quan TPHCM Nguyễn Hữu Nghiệp, thông qua phương tiện thông tin đại chúng, Cục Hải quan TPHCM được biết 4 doanh nghiệp vận chuyển hàng quá cảnh phản ánh và kiến nghị một số nội dung về vận chuyển hàng quá cảnh. Thực hiện chỉ đạo của Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan TPHCM đã tổ chức cuộc họp với các doanh nghiệp để trao đổi, làm rõ các kiến nghị, phản ánh của doanh nghiệp.
Mặc dù Cục Hải quan TPHCM mời đại diện 4 doanh nghiệp này tới họp vào lúc 9 giờ ngày 5/12, tuy nhiên, chỉ có duy nhất một doanh nghiệp tham dự cuộc họp là đại diện Công ty TNHH Dịch vụ Tiếp vận Toàn Cầu.
Trình bày về những khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp, ông Hoàng Long, đại diện Công ty TNHH Dịch vụ Tiếp vận Toàn Cầu cho rằng, các giấy tờ quy định đối với hàng quá cảnh hiện nay đang làm mất cơ hội, ưu thế kinh doanh của doanh nghiệp. Các giấy phép yêu cầu đối với hàng quá cảnh, như: Giấy kiểm dịch thực vật, giấy này doanh nghiệp không thể xin cấp phép từ Chi cục Thú y phía Nam mà phải xin từ Cục Bảo vệ thực vật tại Hà Nội, làm mất rất nhiều thời gian, chi phí của doanh nghiệp.
Ngoài ra, quy định Giấy phép của Bộ Công Thương đối với hàng quá cảnh, quá tải, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải nộp đơn xin giấy phép này và chờ được cấp. Nếu không hoàn thành đúng thời gian, quy định, khiến doanh nghiệp mất nhiều cơ hội để thực hiện loại hình này.
Đối với việc kiểm tra, kê khai hàng hóa, việc cơ quan Hải quan thực hiện công tác quản lý, chống buôn lậu là đúng, nhưng không vì một vào lô hàng vi phạm mà thực hiện tỷ lệ kiểm tra nhiều, ảnh hưởng đến doanh nghiệp. “Đối với hàng quá cảnh, không nhất thiết phải khai báo chi tiết như hàng nhập khẩu, có thể hỗ trợ cho doanh nghiệp trong việc khai báo”- ông Hoàng Long kiến nghị.
Tuy nhiên, theo Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1, 4 doanh nghiệp có đơn phản ánh, kiến nghị đều là doanh nghiệp trọng điểm, thường xuyên bị xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi: khai sai tên hàng, số lượng, chủng loại, xuất xứ, quá cảnh hàng hóa thuộc diện kiểm dịch mà không có giấy phép kiểm dịch. Tỷ lệ vi phạm trong năm 2022 của các doanh nghiệp trên là 47 -56%, cao hơn mức bình quân chung của loại hình này.
Ghi nhận những vướng mắc, kiến nghị của doanh nghiệp, Phó Cục trưởng Cục Hải quan TPHCM Nguyễn Hữu Nghiệp cho biết, đơn vị luôn thực hiện đúng cam kết với cộng đồng doanh nghiệp về công tác tạo thuận lợi thương mại.
Theo ông Nguyễn Hữu Nghiệp, bên cạnh việc tạo thuận lợi thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện tốt pháp luật về hải quan trong hoạt động quá cảnh hàng hóa, Cục Hải quan TPHCM đã chú trọng kiểm soát chặt chẽ, kiên quyết đấu tranh với những trường hợp sai phạm, lợi dụng loại hình dịch vụ quá cảnh nhằm buôn lậu, đánh tráo hàng hóa.
Đối với tỷ lệ kiểm tra hàng hóa, cơ quan Hải quan căn cứ vào nhiều thông tin trong công tác quản lý rủi ro. Nếu doanh nghiệp thường xuyên vi phạm, sẽ bị hệ thống quản lý rủi ro của ngành Hải quan ghi nhận, phân loại thuộc nhóm doanh nghiệp rủi ro. Chính vì vậy, doanh nghiệp vận chuyển hàng quá cảnh phải hạn chế vi phạm, mới giảm được tỷ lệ kiểm tra hàng hóa.
Thời gian kiểm tra hàng hóa nhanh hay chậm phụ thuộc vào việc xuất trình hàng hóa của doanh nghiệp. Trên thực tế, một số doanh nghiệp còn chậm trễ, trì hoãn trong việc xuất trình hàng hóa cho cơ quan Hải quan kiểm tra; một phần do thời tiết ảnh hưởng đến việc kiểm tra… Cơ quan Hải quan sẽ rà soát, thực hiện kiểm tra một cách nhanh nhất. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần phối hợp thực hiện tốt các yêu cầu của cơ quan Hải quan.
Hướng dẫn, ghi nhận kiến nghị của doanh nghiệp
Tại cuộc họp này, Cục Hải quan TPHCM đã hướng dẫn các quy định về pháp luật liên quan đến hàng quá cảnh; lắng nghe những kiến nghị của doanh nghiệp, kiến nghị nào trong thẩm quyền thì giải quyết ngay, những kiến nghị thuộc thẩm quyền của cấp trên sẽ báo cáo để được giải quyết.
Đối với kiểm tra chuyên ngành, hàng hóa vận chuyển qua lãnh thổ quốc gia nào phải tuân thủ các quy định của quốc gia, đặt lợi ích quốc gia lên trên. Các doanh nghiệp phải chủ động các giấy phép này, nên xin phép trước. Vi phạm về kiểm dịch bị xử phạt rất nặng, bị tịch hàng hóa.
Đối với kiến nghị của doanh nghiệp về kiểm tra hàng hóa, cơ quan Hải quan phối hợp với doanh nghiệp để rút ngắn thời gian kiểm tra. Hiện nay, khi có lệnh kiểm tra, đều thực hiện trong ngày. Doanh nghiệp lưu ý xuất trình hàng hóa sớm, đúng quy định để công tác kiểm tra nhanh chóng. Các doanh nghiệp vận tải, chủ động phối hợp với chủ hàng để xuất trình hàng hóa.
Phó Cục trưởng Cục Hải quan TPHCM Nguyễn Hữu Nghiệp cho biết, việc kiểm tra hàng hóa, phân luồng, tỷ lệ kiểm tra, đều được thể hiện cơ sở dữ liệu trên hệ thống quản lý của cơ quan Hải quan.
Theo Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1, dữ liệu kiểm tra thực tế của cơ quan Hải quan cho thấy đến 90% hàng hoá dừng kiểm không phải là container chỉ có 01 mặt hàng mà gồm nhiều mặt hàng với đa dạng quy cách đóng gói; 10% các container theo khai báo là một mặt hàng thì được đóng đầy container, không có đủ không gian để kiểm tra đối chiếu hàng hoá nếu không lấy hàng ra khỏi container.
Liên quan đến kiểm tra hàng quá cảnh, kiến nghị về khai chi tiết hàng hóa, Cục Hải quan TPHCM sẽ thu thập thêm thông tin để báo các bộ, ngành xem xét; về giấy phép chuyên ngành, quy định của pháp luật rất rõ và cụ thể các doanh nghiệp phải chủ động, thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Hàng quá cảnh phải tuân thủ vào các hiệp định chung của Việt Nam và các nước quá cảnh. Hàng quá cảnh có hàng cấm, doanh nghiệp có thể xin giấy phép của cơ quan XNK của Bộ Công Thương tại phía Nam.
về công tác phối hợp, cơ quan Hải quan chủ động hơn nữa trong việc trao đổi với doanh nghiệp để yêu cầu doanh nghiệp cung cấp thông tin, xuất trình hàng hóa…; định kỳ chủ động gặp gỡ doanh nghiệp làm hàng quá cảnh để tuyên truyền quy định về hàng quá cảnh cho các doanh nghiệp.
Lê Thu
NGUỒN: HẢI QUAN ONLINE