Hướng dẫn thực hiện thủ tục hoàn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu tại chỗ để sản xuất xuất khẩu?
Hoàn thuế xuất nhập khẩu là gì?
Thuế xuất nhập khẩu là loại thuế gián thu, thu vào các mặt hàng được phép xuất nhập khẩu qua biên giới Việt Nam. Hoàn thuế xuất nhập khẩu được hiểu là hoàn trả lại thuế cho đối tượng nộp thuế đối với hàng xuất nhập khẩu nhưng sau đó có quyết định được miễn giảm thuế.
Hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ là gì?
Xuất nhập khẩu tại chỗ là một trong các hình thức của nghiệp vụ xuất nhập khẩu, trong đó hàng hóa do doanh nghiệp Việt Nam (bao gồm cả doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) sản xuất rồi bán cho thương nhân nước ngoài theo hợp đồng mua bán, được thương nhân nước ngoài thanh toán nhưng theo chỉ định của thương nhân nước ngoài hàng hoá đó được giao tại việt Nam cho thương nhân Việt Nam khác.
Ví dụ: Thương nhân nước ngoài (công ty A tại Singapore) mua hàng hóa (nguyên vật liệu, sản phẩm gia công…) từ một thương nhân tại Việt Nam (công ty B tại Việt Nam) và đem bán hàng hóa này cho một thương nhân Việt Nam khác (công ty C tại Việt Nam).
Như vậy, ta thấy, hợp đồng ký kết giữa các công ty (A ký với B; A ký với C) là các hợp đồng ngoại thương, hàng hóa đã được xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, hàng hóa không được vận chuyển ra khỏi biên giới quốc gia mà được vận chuyển, giao hàng ngay tại lãnh thổ Việt Nam.
Hướng dẫn thực hiện thủ tục hoàn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu tại chỗ để sản xuất xuất khẩu?
Căn cứ theo hướng dẫn tại Công văn 3466/TCHQ-TXNK năm 2022 hướng dẫn thực hiện thủ tục hoàn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu tại chỗ để sản xuất xuất khẩu như sau:
Thời gian qua, Tổng cục Hải quan nhận được phản ánh vướng mắc của cộng đồng doanh nghiệp về việc cơ quan hải quan chậm xử lý hoàn thuế đối với các trường hợp hàng hóa nhập khẩu tại chỗ để sản xuất xuất khẩu đã nộp thuế theo quy định tại khoản 4, khoản 1 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP ngày 11/3/2021 và đã xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài hoặc xuất vào khu phi thuế quan. Về vấn đề này, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:
Căn cứ quy định tại điểm h khoản 2 Điều 10, điểm h khoản 2 Điều 12 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP được nêu tại khoản 4, khoản 6 Điều 1 Nghị định số 18/2002/NĐ-CP, điểm d khoản 1 Điều 19 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13, Điều 36 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 thì trường hợp người nhập khẩu tại chỗ đã nộp thuế nhập khẩu hàng hóa để sản xuất, kinh doanh, đã đưa sản phẩm nhập khẩu tại chỗ vào sản xuất hàng hóa xuất khẩu và thực tế đã xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài hoặc vào khu phi thuế quan thì được hoàn thuế nhập khẩu đã nộp.
Hồ sơ, thủ tục hoàn thuế nhập khẩu thực hiện theo quy định tại Điều 36 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016, Điều 12 Thông tư số 06/2001/TT-BTC ngày 22/01/2021 của Bộ Tài chính.
Căn cứ quy định tại Điều 73 Luật Quản lý thuế số 38/2014/QH14, Điều 22 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 về việc phân loại hồ sơ hoàn thuế thì hồ sơ hoàn thuế được phân loại thành hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế và hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước.
Căn cứ quy định tại Điều 75 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 về thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế thì đối với hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước, chậm nhất là 06 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan hải quan có thông báo về việc chấp nhận hồ sơ và thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế, cơ quan hải quan phải quyết định hoàn thuế cho người nộp thuế hoặc thông báo chuyển hồ sơ của người nộp thuế sang kiểm tra trước hoàn thuế nếu thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 73 của Luật này hoặc thông báo không hoàn thuế cho người nộp thuế nếu hồ sơ không đủ điều kiện hoàn thuế.
Đối với hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế, chậm nhất là 40 ngày kể từ ngày cơ quan hải quan có thông báo bằng văn bản về việc chấp nhận hồ sơ và thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế, cơ quan hải quan phải quyết định hoàn thuế cho người nộp thuế hoặc không hoàn thuế cho người nộp thuế nếu hồ sơ không đủ điều kiện hoàn thuế.
Yêu cầu các Cục Hải quan tỉnh, thành phố căn cứ các quy định nêu trên, rà soát các trường hợp doanh nghiệp đã nộp hồ sơ hoàn thuế nhập khẩu tại đơn vị để xác định đối tượng hoàn thuế, phân loại hồ sơ, nhanh chóng xử lý hoàn thuế cho doanh nghiệp theo đúng thời gian quy định.
Đối với thuế giá trị gia tăng không thuộc thẩm quyền hoàn thuế của cơ quan hải quan, các Cục Hải quan tỉnh, thành phố hướng dẫn doanh nghiệp liên hệ với cơ quan thuế địa phương để được xử lý theo quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng.
Theo đó:
– Trường hợp người nhập khẩu tại chỗ đã nộp thuế nhập khẩu hàng hóa để sản xuất, kinh doanh, đã đưa sản phẩm nhập khẩu tại chỗ vào sản xuất hàng hóa xuất khẩu và thực tế đã xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài hoặc vào khu phi thuế quan thì được hoàn thuế nhập khẩu đã nộp.
– Hồ sơ, thủ tục hoàn thuế nhập khẩu thực hiện theo quy định tại Điều 36 Nghị định 134/2016/NĐ-CP, Điều 12 Thông tư 06/2021/TT-BTC.
– Hồ sơ hoàn thuế được phân loại thành hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế và hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước.
– Đối với hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước, chậm nhất là 06 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan hải quan có thông báo về việc chấp nhận hồ sơ và thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế, cơ quan hải quan phải quyết định hoàn thuế cho người nộp thuế hoặc thông báo chuyển hồ sơ của người nộp thuế sang kiểm tra trước hoàn thuế nếu thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 73 của Luật này hoặc thông báo không hoàn thuế cho người nộp thuế nếu hồ sơ không đủ điều kiện hoàn thuế.
– Đối với hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế, chậm nhất là 40 ngày kể từ ngày cơ quan hải quan có thông báo bằng văn bản về việc chấp nhận hồ sơ và thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế, cơ quan hải quan phải quyết định hoàn thuế cho người nộp thuế hoặc không hoàn thuế cho người nộp thuế nếu hồ sơ không đủ điều kiện hoàn thuế.
– Đối với thuế giá trị gia tăng không thuộc thẩm quyền hoàn thuế của cơ quan hải quan, các Cục Hải quan tỉnh, thành phố hướng dẫn doanh nghiệp liên hệ với cơ quan thuế địa phương để được xử lý theo quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng.
Như vậy, trên đây là những hướng dẫn về thực hiện thủ tục hoàn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu tại chỗ để sản xuất xuất khẩu mà bạn có thể tham khảo.
Quốc Văn
Nguồn: https://thuvienphapluat.vn
Hoàn thuế xuất nhập khẩu là gì?
Thuế xuất nhập khẩu là loại thuế gián thu, thu vào các mặt hàng được phép xuất nhập khẩu qua biên giới Việt Nam. Hoàn thuế xuất nhập khẩu được hiểu là hoàn trả lại thuế cho đối tượng nộp thuế đối với hàng xuất nhập khẩu nhưng sau đó có quyết định được miễn giảm thuế.
Hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ là gì?
Xuất nhập khẩu tại chỗ là một trong các hình thức của nghiệp vụ xuất nhập khẩu, trong đó hàng hóa do doanh nghiệp Việt Nam (bao gồm cả doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) sản xuất rồi bán cho thương nhân nước ngoài theo hợp đồng mua bán, được thương nhân nước ngoài thanh toán nhưng theo chỉ định của thương nhân nước ngoài hàng hoá đó được giao tại việt Nam cho thương nhân Việt Nam khác.
Ví dụ: Thương nhân nước ngoài (công ty A tại Singapore) mua hàng hóa (nguyên vật liệu, sản phẩm gia công…) từ một thương nhân tại Việt Nam (công ty B tại Việt Nam) và đem bán hàng hóa này cho một thương nhân Việt Nam khác (công ty C tại Việt Nam).
Như vậy, ta thấy, hợp đồng ký kết giữa các công ty (A ký với B; A ký với C) là các hợp đồng ngoại thương, hàng hóa đã được xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, hàng hóa không được vận chuyển ra khỏi biên giới quốc gia mà được vận chuyển, giao hàng ngay tại lãnh thổ Việt Nam.
Hướng dẫn thực hiện thủ tục hoàn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu tại chỗ để sản xuất xuất khẩu?
Căn cứ theo hướng dẫn tại Công văn 3466/TCHQ-TXNK năm 2022 hướng dẫn thực hiện thủ tục hoàn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu tại chỗ để sản xuất xuất khẩu như sau:
Thời gian qua, Tổng cục Hải quan nhận được phản ánh vướng mắc của cộng đồng doanh nghiệp về việc cơ quan hải quan chậm xử lý hoàn thuế đối với các trường hợp hàng hóa nhập khẩu tại chỗ để sản xuất xuất khẩu đã nộp thuế theo quy định tại khoản 4, khoản 1 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP ngày 11/3/2021 và đã xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài hoặc xuất vào khu phi thuế quan. Về vấn đề này, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:
Căn cứ quy định tại điểm h khoản 2 Điều 10, điểm h khoản 2 Điều 12 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP được nêu tại khoản 4, khoản 6 Điều 1 Nghị định số 18/2002/NĐ-CP, điểm d khoản 1 Điều 19 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13, Điều 36 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 thì trường hợp người nhập khẩu tại chỗ đã nộp thuế nhập khẩu hàng hóa để sản xuất, kinh doanh, đã đưa sản phẩm nhập khẩu tại chỗ vào sản xuất hàng hóa xuất khẩu và thực tế đã xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài hoặc vào khu phi thuế quan thì được hoàn thuế nhập khẩu đã nộp.
Hồ sơ, thủ tục hoàn thuế nhập khẩu thực hiện theo quy định tại Điều 36 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016, Điều 12 Thông tư số 06/2001/TT-BTC ngày 22/01/2021 của Bộ Tài chính.
Căn cứ quy định tại Điều 73 Luật Quản lý thuế số 38/2014/QH14, Điều 22 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 về việc phân loại hồ sơ hoàn thuế thì hồ sơ hoàn thuế được phân loại thành hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế và hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước.
Căn cứ quy định tại Điều 75 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 về thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế thì đối với hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước, chậm nhất là 06 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan hải quan có thông báo về việc chấp nhận hồ sơ và thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế, cơ quan hải quan phải quyết định hoàn thuế cho người nộp thuế hoặc thông báo chuyển hồ sơ của người nộp thuế sang kiểm tra trước hoàn thuế nếu thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 73 của Luật này hoặc thông báo không hoàn thuế cho người nộp thuế nếu hồ sơ không đủ điều kiện hoàn thuế.
Đối với hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế, chậm nhất là 40 ngày kể từ ngày cơ quan hải quan có thông báo bằng văn bản về việc chấp nhận hồ sơ và thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế, cơ quan hải quan phải quyết định hoàn thuế cho người nộp thuế hoặc không hoàn thuế cho người nộp thuế nếu hồ sơ không đủ điều kiện hoàn thuế.
Yêu cầu các Cục Hải quan tỉnh, thành phố căn cứ các quy định nêu trên, rà soát các trường hợp doanh nghiệp đã nộp hồ sơ hoàn thuế nhập khẩu tại đơn vị để xác định đối tượng hoàn thuế, phân loại hồ sơ, nhanh chóng xử lý hoàn thuế cho doanh nghiệp theo đúng thời gian quy định.
Đối với thuế giá trị gia tăng không thuộc thẩm quyền hoàn thuế của cơ quan hải quan, các Cục Hải quan tỉnh, thành phố hướng dẫn doanh nghiệp liên hệ với cơ quan thuế địa phương để được xử lý theo quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng.
Theo đó:
– Trường hợp người nhập khẩu tại chỗ đã nộp thuế nhập khẩu hàng hóa để sản xuất, kinh doanh, đã đưa sản phẩm nhập khẩu tại chỗ vào sản xuất hàng hóa xuất khẩu và thực tế đã xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài hoặc vào khu phi thuế quan thì được hoàn thuế nhập khẩu đã nộp.
– Hồ sơ, thủ tục hoàn thuế nhập khẩu thực hiện theo quy định tại Điều 36 Nghị định 134/2016/NĐ-CP, Điều 12 Thông tư 06/2021/TT-BTC.
– Hồ sơ hoàn thuế được phân loại thành hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế và hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước.
– Đối với hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước, chậm nhất là 06 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan hải quan có thông báo về việc chấp nhận hồ sơ và thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế, cơ quan hải quan phải quyết định hoàn thuế cho người nộp thuế hoặc thông báo chuyển hồ sơ của người nộp thuế sang kiểm tra trước hoàn thuế nếu thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 73 của Luật này hoặc thông báo không hoàn thuế cho người nộp thuế nếu hồ sơ không đủ điều kiện hoàn thuế.
– Đối với hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế, chậm nhất là 40 ngày kể từ ngày cơ quan hải quan có thông báo bằng văn bản về việc chấp nhận hồ sơ và thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế, cơ quan hải quan phải quyết định hoàn thuế cho người nộp thuế hoặc không hoàn thuế cho người nộp thuế nếu hồ sơ không đủ điều kiện hoàn thuế.
– Đối với thuế giá trị gia tăng không thuộc thẩm quyền hoàn thuế của cơ quan hải quan, các Cục Hải quan tỉnh, thành phố hướng dẫn doanh nghiệp liên hệ với cơ quan thuế địa phương để được xử lý theo quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng.
Như vậy, trên đây là những hướng dẫn về thực hiện thủ tục hoàn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu tại chỗ để sản xuất xuất khẩu mà bạn có thể tham khảo.
Quốc Văn
Nguồn: https://thuvienphapluat.vn