V/v bán và tiêu hủy phế liệu
Câu hỏi: 18758:
Chúng tôi 100% gia công cho thương nhân nước ngoài. Trong quá trình gia công sản phẩm, công ty có thu hồi được phế liệu, phế phẩm. Số lượng phế liệu, phế phẩm nằm trong định mức đã khai báo với hải quan (phế liệu gồm phế bán được: thì công ty bán, còn phế ko bán được công ty tiêu hủy). Bây giờ công ty bán phế liệu và đem phế đi tiêu hủy thì cần làm thủ tục hải quan gì ? Nếu có, công ty em chịu những loại thuế gì ạ? Trường hợp khác, có lô hàng, bên thương nhân chuyển cho công ty nguyên liệu kém chất lượng, không đáp ứng được chất lượng của sản phẩm. Số lượng nguyên phụ liệu trên không nằm trong định mức. Vậy công ty em muốn tiêu hủy chúng thì cần làm thủ tục hải quan gì không ?
Ngày gửi: 24/04/2017 – Trả lời: 28/04/2017
Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH samkwang air tech
Địa chỉ: Vinh Khúc, Văn Giang, Hưng Yên – Email : hathu.samkwang@gmail.com
1. Về thủ tục hải quan
Căn cứ điều 64 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính quy định:
“Điều 64. Thủ tục hải quan xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm; máy móc, thiết bị thuê, mượn
1. Thời hạn xử lý nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị khi hợp đồng gia công kết thúc hoặc hết hiệu lực
a) Chậm nhất 15 ngày kể từ ngày hợp đồng gia công kết thúc hoặc hết hiệu lực thực hiện, tổ chức, cá nhân có văn bản thông báo cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục quyết toán phương án giải quyết nguyên liệu, vật tư dư thừa; máy móc, thiết bị thuê, mượn; phế liệu, phế phẩm theo mẫu số 17/XL-HĐGC/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này;
b) Chậm nhất 30 ngày kể từ ngày thông báo phương án giải quyết nguyên liệu, vật tư dư thừa, máy móc, thiết bị thuê, mượn, phế liệu, phế phẩm, tổ chức, cá nhân phải thực hiện xong thủ tục hải quan để giải quyết nguyên liệu, vật tư dư thừa, máy móc, thiết bị thuê, mượn, phế liệu, phế phẩm (nếu có).
2. Các hình thức xử lý
Căn cứ quy định của pháp luật Việt Nam và nội dung thoả thuận trong hợp đồng gia công, việc xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa, phế liệu, phế phẩm, máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công được thực hiện như sau:
a) Bán tại thị trường Việt Nam;
…đ) Tiêu huỷ tại Việt Nam.
3. Thủ tục hải quan
a) Thủ tục hải quan bán, biếu tặng nguyên liệu, vật tư dư thừa ngoài định mức, máy móc, thiết bị thuê, mượn tại thị trường Việt Nam:
a.1) Trường hợp người mua, người được biếu tặng là bên nhận gia công thì làm thủ tục thay đổi mục đích sử dụng theo quy định tại Điều 21 Thông tư này;
a.2) Trường hợp người mua, người được biếu tặng là tổ chức, cá nhận khác tại Việt Nam thì làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ theo quy định tại Điều 86 Thông tư này.
…d) Tiêu huỷ nguyên liệu, vật tư, phế liệu, phế phẩm tại Việt Nam:
d.1) Tổ chức, cá nhân có văn bản gửi Chi cục Hải quan nơi nhập khẩu nguyên liệu, vật tư phương án sơ hủy, tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, phế liệu, phế phẩm, trong đó nêu rõ hình thức, địa điểm tiêu huỷ. Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm thực hiện việc tiêu hủy theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
d.2) Cơ quan hải quan giám sát việc tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, phế liệu, phế phẩm theo nguyên tắc quản lý rủi ro dựa trên đánh giá tuân thủ pháp luật của tổ chức, cá nhân.
Trường hợp người khai hải quan là doanh nghiệp ưu tiên, tổ chức, cá nhân tự chịu trách nhiệm tổ chức việc tiêu hủy, cơ quan hải quan không thực hiện giám sát”.
Căn cứ điểm e và điểm f mục 8 công văn 18195/BTC-TCHQ ngày 08/12/2015 của Bộ Tài chính quy định:
“8. Thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa gia công cho thương nhân nước ngoài; hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất, Bộ Tài chính hướng dẫn bổ sung một số nội dung sau (điều 64).
…e) Liên quan đến quy định pháp luật về bảo vệ môi trường khi tiêu huỷ, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tuân thủ theo đúng quy định tại Luật bảo vệ môi trường năm 2014, Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu, cụ thể:
– Trường hợp tiêu huỷ máy móc, thiết bị, phế liệu, phế phẩm là chất thải quy hại hoặc có chứa các thành phần nguy hại thì thực hiện theo quy định về quản lý chất thải nguy hại tại Chương II Nghị định số 38/2015/NĐ-CP và Thông tư số 36/2015/TT-BTC ngày 30/06/2015 của Bộ Tài nguyên và môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại.
– Trường hợp tiêu huỷ máy móc, thiết bị, phế liệu, phế phẩm không phải là chất thải quy hại thì thực hiện theo quy định về quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường tại chương IV Nghị định số 38/2015/NĐ-CP.
f) Về việc giám sát tiêu huỷ thực hiện theo quy định tại điểm d.2 khoản 3 điều 64 Thông tư số 38/2015/TT-BTC. Riêng việc tiêu huỷ máy móc thiết bị, nguyên liệu đối với các loại hình gia công và doanh nghiệp chế xuất cơ quan hải quan giám sát trực tiếp (trừ đối với trường hợp doanh nghiệp ưu tiên)”.
Như vậy, thủ tục bán phế liệu, phế phẩm thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 3 điều 64 Thông tư số 38/2015/TT-BTC. Thủ tục tiêu hủy nguyên liệu, phế liệu, phế phẩm thực hiện theo quy định tại điểm d khoản 3 điều 64 Thông tư số 38/2015/TT-BTC và phải thực hiện theo đúng quy định về môi trường nói trên. Cơ quan hải quan sẽ giám sát trực tiếp việc tiêu hủy nguyên liệu của công ty (trừ trường hợp công ty là doanh nghiệp ưu tiên).
2. Về chính sách thuế
Căn cứ khoản 4 điều 10 Nghị định 134/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016 của Chính phủ quy định:
“Điều 10. Miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để gia công, sản phẩm gia công xuất khẩu
…4. Phế liệu, phế phẩm và nguyên liệu, vật tư dư thừa đã nhập khẩu để gia công không quá 3% tổng lượng của từng nguyên liệu, vật tư thực nhập khẩu theo hợp đồng gia công được miễn thuế nhập khẩu khi tiêu thụ nội địa, nhưng phải kê khai nộp thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường (nếu có) cho cơ quan hải quan”.
Như vậy, về chính sách thuế công ty thực hiện theo quy định trên
NGUỒN: HẢI QUAN ĐỒNG NAI
Câu hỏi: 18758:
Chúng tôi 100% gia công cho thương nhân nước ngoài. Trong quá trình gia công sản phẩm, công ty có thu hồi được phế liệu, phế phẩm. Số lượng phế liệu, phế phẩm nằm trong định mức đã khai báo với hải quan (phế liệu gồm phế bán được: thì công ty bán, còn phế ko bán được công ty tiêu hủy). Bây giờ công ty bán phế liệu và đem phế đi tiêu hủy thì cần làm thủ tục hải quan gì ? Nếu có, công ty em chịu những loại thuế gì ạ? Trường hợp khác, có lô hàng, bên thương nhân chuyển cho công ty nguyên liệu kém chất lượng, không đáp ứng được chất lượng của sản phẩm. Số lượng nguyên phụ liệu trên không nằm trong định mức. Vậy công ty em muốn tiêu hủy chúng thì cần làm thủ tục hải quan gì không ?
Ngày gửi: 24/04/2017 – Trả lời: 28/04/2017
Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH samkwang air tech
Địa chỉ: Vinh Khúc, Văn Giang, Hưng Yên – Email : hathu.samkwang@gmail.com
1. Về thủ tục hải quan
Căn cứ điều 64 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính quy định:
“Điều 64. Thủ tục hải quan xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm; máy móc, thiết bị thuê, mượn
1. Thời hạn xử lý nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị khi hợp đồng gia công kết thúc hoặc hết hiệu lực
a) Chậm nhất 15 ngày kể từ ngày hợp đồng gia công kết thúc hoặc hết hiệu lực thực hiện, tổ chức, cá nhân có văn bản thông báo cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục quyết toán phương án giải quyết nguyên liệu, vật tư dư thừa; máy móc, thiết bị thuê, mượn; phế liệu, phế phẩm theo mẫu số 17/XL-HĐGC/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này;
b) Chậm nhất 30 ngày kể từ ngày thông báo phương án giải quyết nguyên liệu, vật tư dư thừa, máy móc, thiết bị thuê, mượn, phế liệu, phế phẩm, tổ chức, cá nhân phải thực hiện xong thủ tục hải quan để giải quyết nguyên liệu, vật tư dư thừa, máy móc, thiết bị thuê, mượn, phế liệu, phế phẩm (nếu có).
2. Các hình thức xử lý
Căn cứ quy định của pháp luật Việt Nam và nội dung thoả thuận trong hợp đồng gia công, việc xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa, phế liệu, phế phẩm, máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công được thực hiện như sau:
a) Bán tại thị trường Việt Nam;
…đ) Tiêu huỷ tại Việt Nam.
3. Thủ tục hải quan
a) Thủ tục hải quan bán, biếu tặng nguyên liệu, vật tư dư thừa ngoài định mức, máy móc, thiết bị thuê, mượn tại thị trường Việt Nam:
a.1) Trường hợp người mua, người được biếu tặng là bên nhận gia công thì làm thủ tục thay đổi mục đích sử dụng theo quy định tại Điều 21 Thông tư này;
a.2) Trường hợp người mua, người được biếu tặng là tổ chức, cá nhận khác tại Việt Nam thì làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ theo quy định tại Điều 86 Thông tư này.
…d) Tiêu huỷ nguyên liệu, vật tư, phế liệu, phế phẩm tại Việt Nam:
d.1) Tổ chức, cá nhân có văn bản gửi Chi cục Hải quan nơi nhập khẩu nguyên liệu, vật tư phương án sơ hủy, tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, phế liệu, phế phẩm, trong đó nêu rõ hình thức, địa điểm tiêu huỷ. Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm thực hiện việc tiêu hủy theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
d.2) Cơ quan hải quan giám sát việc tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, phế liệu, phế phẩm theo nguyên tắc quản lý rủi ro dựa trên đánh giá tuân thủ pháp luật của tổ chức, cá nhân.
Trường hợp người khai hải quan là doanh nghiệp ưu tiên, tổ chức, cá nhân tự chịu trách nhiệm tổ chức việc tiêu hủy, cơ quan hải quan không thực hiện giám sát”.
Căn cứ điểm e và điểm f mục 8 công văn 18195/BTC-TCHQ ngày 08/12/2015 của Bộ Tài chính quy định:
“8. Thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa gia công cho thương nhân nước ngoài; hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất, Bộ Tài chính hướng dẫn bổ sung một số nội dung sau (điều 64).
…e) Liên quan đến quy định pháp luật về bảo vệ môi trường khi tiêu huỷ, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tuân thủ theo đúng quy định tại Luật bảo vệ môi trường năm 2014, Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu, cụ thể:
– Trường hợp tiêu huỷ máy móc, thiết bị, phế liệu, phế phẩm là chất thải quy hại hoặc có chứa các thành phần nguy hại thì thực hiện theo quy định về quản lý chất thải nguy hại tại Chương II Nghị định số 38/2015/NĐ-CP và Thông tư số 36/2015/TT-BTC ngày 30/06/2015 của Bộ Tài nguyên và môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại.
– Trường hợp tiêu huỷ máy móc, thiết bị, phế liệu, phế phẩm không phải là chất thải quy hại thì thực hiện theo quy định về quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường tại chương IV Nghị định số 38/2015/NĐ-CP.
f) Về việc giám sát tiêu huỷ thực hiện theo quy định tại điểm d.2 khoản 3 điều 64 Thông tư số 38/2015/TT-BTC. Riêng việc tiêu huỷ máy móc thiết bị, nguyên liệu đối với các loại hình gia công và doanh nghiệp chế xuất cơ quan hải quan giám sát trực tiếp (trừ đối với trường hợp doanh nghiệp ưu tiên)”.
Như vậy, thủ tục bán phế liệu, phế phẩm thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 3 điều 64 Thông tư số 38/2015/TT-BTC. Thủ tục tiêu hủy nguyên liệu, phế liệu, phế phẩm thực hiện theo quy định tại điểm d khoản 3 điều 64 Thông tư số 38/2015/TT-BTC và phải thực hiện theo đúng quy định về môi trường nói trên. Cơ quan hải quan sẽ giám sát trực tiếp việc tiêu hủy nguyên liệu của công ty (trừ trường hợp công ty là doanh nghiệp ưu tiên).
2. Về chính sách thuế
Căn cứ khoản 4 điều 10 Nghị định 134/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016 của Chính phủ quy định:
“Điều 10. Miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để gia công, sản phẩm gia công xuất khẩu
…4. Phế liệu, phế phẩm và nguyên liệu, vật tư dư thừa đã nhập khẩu để gia công không quá 3% tổng lượng của từng nguyên liệu, vật tư thực nhập khẩu theo hợp đồng gia công được miễn thuế nhập khẩu khi tiêu thụ nội địa, nhưng phải kê khai nộp thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường (nếu có) cho cơ quan hải quan”.
Như vậy, về chính sách thuế công ty thực hiện theo quy định trên
NGUỒN: HẢI QUAN ĐỒNG NAI