Việt – Nhật: Đồng minh kinh tế
Tiếp sau chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vào tháng 1.2017 và của Nhật hoàng Akihito cùng hoàng hậu vào cuối tháng 2.2017, kết quả chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vào đầu tháng 6 vừa qua là một minh chứng hùng hồn cho mối quan hệ hợp tác kinh tế ngày càng thực chất và hiệu quả giữa hai nước.
Thủ tướng Shinzo Abe trong chuyến thăm Việt Nam vào 1.2017
Quan hệ đối tác bền vững
Việt Nam – Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 21.9.1973. Trong những năm gần đây, quan hệ hai nước phát triển nhanh chóng. Nhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Đây là nước đầu tiên trong nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược với Việt Nam (năm 2009), công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam (tháng 10.2011) và mời Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng (5.2016).
Nhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng của Việt Nam
Nhật Bản là nước tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam, chiếm khoảng 30% tổng cam kết ODA của cộng đồng quốc tế đối với Việt Nam. Từ năm 1992 đến hết tài khóa 2015
(31.3.2016), Nhật Bản đã cam kết khoảng 29,5 tỷ USD ODA vốn vay cho Việt Nam. Trong chuyến thăm của Thủ tướng Abe vào đầu năm nay, Nhật Bản đã cam kết cung cấp thêm cho Việt Nam khoảng 120 tỷ yên (gần 1,05 tỷ USD) ODA vốn vay năm tài khóa 2016 cho 4 dự án.
Ngoài ra, Nhật Bản còn là đối tác đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn thứ hai (với hơn 42 tỷ USD, chiếm 15% tổng FDI đầu tư vào Việt Nam, của hơn 1.500 doanh nghiệp); đối tác đứng thứ ba về du lịch (năm 2016 có gần 750 nghìn lượt khách du lịch Nhật Bản thăm Việt Nam) và là đối tác đứng thứ tư về thương mại (trao đổi kim ngạch thương mại hai chiều đạt khoảng 29,7 tỷ USD trong năm 2016). Quan hệ hợp tác trong các lĩnh vực khác, như khoa học – công nghệ, giáo dục – đào tạo, văn hóa, thể thao, du lịch, môi trường… đều có bước phát triển nhanh chóng và thực chất. Việt Nam và Nhật Bản đã hợp tác tốt tại các diễn đàn đa phương như Liên hợp quốc, ASEAN, APEC, ASEM… Hai bên đã ký Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư (tháng 12.2004), Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) (tháng 10.2009)… tạo khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho phát triển quan hệ kinh tế, thương mại giữa hai nước. Hiện tại, Nhật Bản vẫn đang tích cực hỗ trợ Việt Nam phát triển công nghiệp với 6 ngành được lựa chọn từ Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam (ô tô và phụ tùng ô tô, máy nông nghiệp, công nghiệp chế biến nông thủy sản, điện tử, công nghiệp môi trường và tiết kiệm năng lượng, đóng tàu), trong khuôn khổ hợp tác giữa hai nước đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
Vươn tới tầm cao mới
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, hai bên đã ký kết 14 văn kiện quan trọng. Ngoài các bản ghi nhớ và thỏa thuận hợp tác giữa các bộ, ngành và cơ quan, còn có các văn bản đáng lưu ý. Thứ nhất, các công hàm trao đổi cho 4 dự án vốn vay ODA trị giá 100,3 tỷ yên, tương đương 912 triệu USD (gồm bảo đảm an toàn và an ninh hàng hải, quản lý nước ở Bến Tre, hệ thống thoát nước và xử lý nước thải TP. Biên Hòa giai đoạn 1, phát triển cơ sở hạ tầng khu công nghệ cao Hòa Lạc giai đoạn 2). Thứ hai, các công hàm trao đổi cho 3 dự án viện trợ không hoàn lại trị giá 2,93 tỷ yên, tương đương 26,6 triệu USD (gồm vận hành hồ chứa trong tình huống khẩn cấp và quản lý lũ hiệu quả bằng hệ thống thông tin quản lý thiên tai toàn diện, chương trình học bổng phát triển nguồn nhân lực JDS năm 2017, chương trình học bổng phát triển nguồn nhân lực JDS năm 2018). Thứ ba, hiệp định vay ODA cho dự án phát triển cơ sở hạ tầng khu công nghệ cao Hòa Lạc (giai đoạn 2).
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam trong chuyến thăm chính thức Nhật Bản vào đầu tháng 6
Tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tổ chức tại Tokyo ngày 5.6.2017, với sự tham dự và phát biểu của Thủ tướng hai nước cùng khoảng 1.500 doanh nghiệp, đã có rất nhiều thỏa thuận hợp tác được ký kết, với tổng giá trị lên tới 22 tỷ USD. Trong đó, không thể không nhắc tới việc Dự án Nhiệt điện Nghi Sơn 2, sau nhiều năm chờ đợi, đã được cấp chứng nhận đăng ký đầu tư, do Marubeni (Nhật Bản) và KEPCO (Hàn Quốc) triển khai theo hình thức BOT, quy mô 1.200 MW, với tổng vốn đầu tư 2,8 tỷ USD. Hai dự án khác của Nhật Bản cũng đã được trao giấy chứng nhận đầu tư trong dịp này là dự án Trung tâm thương mại Aeon Mall ở Hà Đông (Hà Nội) và dự án Sân golf Sakura Hải Phòng.
Lớn nhất có lẽ là thỏa thuận hợp tác giữa Tập đoàn BRG và Tập đoàn Sumitomo về phát triển thành phố thông minh tại khu vực phía Bắc Hà Nội (thuộc hai bên tuyến đường Nhật Tân – Nội Bài), với tổng trị giá lên tới hơn 4 tỷ USD. Trong khi đó, Công ty cổ phần FECON cùng Công ty cổ phần Hạ tầng FECON (FCI), Công ty cổ phần Đường cao tốc miền Trung Nhật Bản (NEXCO) và Công ty cổ phần Đường cao tốc Quốc tế Nhật Bản (JEXWAY) đã ký thỏa thuận hợp tác chiến lược trong lĩnh vực đầu tư, phát triển các dự án hạ tầng giao thông tại Việt Nam. Ngoài ra, còn có thể kể hàng loạt thỏa thuận được ký kết khác. Chẳng hạn, Tập đoàn TH ký thỏa thuận với Tập đoàn International Total Engineering Corporation (ITEC) để phát triển Tổ hợp Y tế và Chăm sóc sức khỏe công nghệ cao TH tại Hà Nội, hay thỏa thuận về việc nghiên cứu đầu tư xây dựng cảng trung chuyển than tại khu vực Bà Rịa – Vũng Tàu phục vụ các nhà máy nhiệt điện…
Nhật Bản là đối tác đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn thứ hai (với hơn 42 tỷ USD, chiếm 15% tổng FDI đầu tư vào Việt Nam, của hơn 1.500 doanh nghiệp); đối tác đứng thứ ba về du lịch (năm 2016 có gần 750 nghìn lượt khách du lịch Nhật Bản thăm Việt Nam) và là đối tác đứng thứ tư về thương mại (trao đổi kim ngạch thương mại hai chiều đạt khoảng 29,7 tỷ USD trong năm 2016).
Những cái bắt tay trị giá hàng tỷ USD đó chính là các dấu hiệu khả quan, cho thấy mối quan hệ hợp tác kinh tế, đầu tư giữa Việt Nam và Nhật Bản vốn đã thực chất, hiệu quả và bền chặt từ trước đến nay, đang tiếp tục được nâng lên một tầm cao mới trong một kỷ nguyên mới.
NGUỒN: VLR
Tiếp sau chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vào tháng 1.2017 và của Nhật hoàng Akihito cùng hoàng hậu vào cuối tháng 2.2017, kết quả chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vào đầu tháng 6 vừa qua là một minh chứng hùng hồn cho mối quan hệ hợp tác kinh tế ngày càng thực chất và hiệu quả giữa hai nước.
Thủ tướng Shinzo Abe trong chuyến thăm Việt Nam vào 1.2017
Quan hệ đối tác bền vững
Việt Nam – Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 21.9.1973. Trong những năm gần đây, quan hệ hai nước phát triển nhanh chóng. Nhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Đây là nước đầu tiên trong nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược với Việt Nam (năm 2009), công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam (tháng 10.2011) và mời Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng (5.2016).
Nhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng của Việt Nam
Nhật Bản là nước tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam, chiếm khoảng 30% tổng cam kết ODA của cộng đồng quốc tế đối với Việt Nam. Từ năm 1992 đến hết tài khóa 2015
(31.3.2016), Nhật Bản đã cam kết khoảng 29,5 tỷ USD ODA vốn vay cho Việt Nam. Trong chuyến thăm của Thủ tướng Abe vào đầu năm nay, Nhật Bản đã cam kết cung cấp thêm cho Việt Nam khoảng 120 tỷ yên (gần 1,05 tỷ USD) ODA vốn vay năm tài khóa 2016 cho 4 dự án.
Ngoài ra, Nhật Bản còn là đối tác đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn thứ hai (với hơn 42 tỷ USD, chiếm 15% tổng FDI đầu tư vào Việt Nam, của hơn 1.500 doanh nghiệp); đối tác đứng thứ ba về du lịch (năm 2016 có gần 750 nghìn lượt khách du lịch Nhật Bản thăm Việt Nam) và là đối tác đứng thứ tư về thương mại (trao đổi kim ngạch thương mại hai chiều đạt khoảng 29,7 tỷ USD trong năm 2016). Quan hệ hợp tác trong các lĩnh vực khác, như khoa học – công nghệ, giáo dục – đào tạo, văn hóa, thể thao, du lịch, môi trường… đều có bước phát triển nhanh chóng và thực chất. Việt Nam và Nhật Bản đã hợp tác tốt tại các diễn đàn đa phương như Liên hợp quốc, ASEAN, APEC, ASEM… Hai bên đã ký Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư (tháng 12.2004), Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) (tháng 10.2009)… tạo khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho phát triển quan hệ kinh tế, thương mại giữa hai nước. Hiện tại, Nhật Bản vẫn đang tích cực hỗ trợ Việt Nam phát triển công nghiệp với 6 ngành được lựa chọn từ Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam (ô tô và phụ tùng ô tô, máy nông nghiệp, công nghiệp chế biến nông thủy sản, điện tử, công nghiệp môi trường và tiết kiệm năng lượng, đóng tàu), trong khuôn khổ hợp tác giữa hai nước đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
Vươn tới tầm cao mới
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, hai bên đã ký kết 14 văn kiện quan trọng. Ngoài các bản ghi nhớ và thỏa thuận hợp tác giữa các bộ, ngành và cơ quan, còn có các văn bản đáng lưu ý. Thứ nhất, các công hàm trao đổi cho 4 dự án vốn vay ODA trị giá 100,3 tỷ yên, tương đương 912 triệu USD (gồm bảo đảm an toàn và an ninh hàng hải, quản lý nước ở Bến Tre, hệ thống thoát nước và xử lý nước thải TP. Biên Hòa giai đoạn 1, phát triển cơ sở hạ tầng khu công nghệ cao Hòa Lạc giai đoạn 2). Thứ hai, các công hàm trao đổi cho 3 dự án viện trợ không hoàn lại trị giá 2,93 tỷ yên, tương đương 26,6 triệu USD (gồm vận hành hồ chứa trong tình huống khẩn cấp và quản lý lũ hiệu quả bằng hệ thống thông tin quản lý thiên tai toàn diện, chương trình học bổng phát triển nguồn nhân lực JDS năm 2017, chương trình học bổng phát triển nguồn nhân lực JDS năm 2018). Thứ ba, hiệp định vay ODA cho dự án phát triển cơ sở hạ tầng khu công nghệ cao Hòa Lạc (giai đoạn 2).
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam trong chuyến thăm chính thức Nhật Bản vào đầu tháng 6
Tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tổ chức tại Tokyo ngày 5.6.2017, với sự tham dự và phát biểu của Thủ tướng hai nước cùng khoảng 1.500 doanh nghiệp, đã có rất nhiều thỏa thuận hợp tác được ký kết, với tổng giá trị lên tới 22 tỷ USD. Trong đó, không thể không nhắc tới việc Dự án Nhiệt điện Nghi Sơn 2, sau nhiều năm chờ đợi, đã được cấp chứng nhận đăng ký đầu tư, do Marubeni (Nhật Bản) và KEPCO (Hàn Quốc) triển khai theo hình thức BOT, quy mô 1.200 MW, với tổng vốn đầu tư 2,8 tỷ USD. Hai dự án khác của Nhật Bản cũng đã được trao giấy chứng nhận đầu tư trong dịp này là dự án Trung tâm thương mại Aeon Mall ở Hà Đông (Hà Nội) và dự án Sân golf Sakura Hải Phòng.
Lớn nhất có lẽ là thỏa thuận hợp tác giữa Tập đoàn BRG và Tập đoàn Sumitomo về phát triển thành phố thông minh tại khu vực phía Bắc Hà Nội (thuộc hai bên tuyến đường Nhật Tân – Nội Bài), với tổng trị giá lên tới hơn 4 tỷ USD. Trong khi đó, Công ty cổ phần FECON cùng Công ty cổ phần Hạ tầng FECON (FCI), Công ty cổ phần Đường cao tốc miền Trung Nhật Bản (NEXCO) và Công ty cổ phần Đường cao tốc Quốc tế Nhật Bản (JEXWAY) đã ký thỏa thuận hợp tác chiến lược trong lĩnh vực đầu tư, phát triển các dự án hạ tầng giao thông tại Việt Nam. Ngoài ra, còn có thể kể hàng loạt thỏa thuận được ký kết khác. Chẳng hạn, Tập đoàn TH ký thỏa thuận với Tập đoàn International Total Engineering Corporation (ITEC) để phát triển Tổ hợp Y tế và Chăm sóc sức khỏe công nghệ cao TH tại Hà Nội, hay thỏa thuận về việc nghiên cứu đầu tư xây dựng cảng trung chuyển than tại khu vực Bà Rịa – Vũng Tàu phục vụ các nhà máy nhiệt điện…
Nhật Bản là đối tác đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn thứ hai (với hơn 42 tỷ USD, chiếm 15% tổng FDI đầu tư vào Việt Nam, của hơn 1.500 doanh nghiệp); đối tác đứng thứ ba về du lịch (năm 2016 có gần 750 nghìn lượt khách du lịch Nhật Bản thăm Việt Nam) và là đối tác đứng thứ tư về thương mại (trao đổi kim ngạch thương mại hai chiều đạt khoảng 29,7 tỷ USD trong năm 2016). |
Những cái bắt tay trị giá hàng tỷ USD đó chính là các dấu hiệu khả quan, cho thấy mối quan hệ hợp tác kinh tế, đầu tư giữa Việt Nam và Nhật Bản vốn đã thực chất, hiệu quả và bền chặt từ trước đến nay, đang tiếp tục được nâng lên một tầm cao mới trong một kỷ nguyên mới.
NGUỒN: VLR