Việc thu phí ở Hải Phòng sẽ tạo tiền lệ nguy hiểm
Trước những bức xúc của DN về việc thu “Phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu” qua cảng biển Hải Phòng, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có văn bản kiến nghị gửi lên Thủ tướng Chính phủ.
Theo văn bản này của VCCI, thời gian qua, chính sách tăng phí và bổ sung phí mới tại Nghị quyết 148/2016/NQ-HĐND về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng công trình, kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển Hải Phòng đang gây nhiều quan ngại.
Theo đó, mức phí đối với hàng tạm nhập tái xuất, hàng chuyển khẩu, hàng gửi kho ngoại quan tăng cao so với mức phí của năm 2016 (tăng đến gần 70%, có loại phí tăng gấp đôi). Hơn nữa, quy định thêm mức phí hoàn toàn mới đối với hàng hóa nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu. Điều này đã đi ngược lại tinh thần lại Nghị quyết 35 của Chính phủ về rà soát để giảm các chi phí kinh doanh.
Đặc biệt, công văn của VCCI còn nhận định, quy trình lấy ý kiến xây dựng Nghị quyết 148 chưa phù hợp, quá gần với ngày ký ban hành nên DN không có đủ thời gian để tham gia ý kiến. Hơn nữa, từ thời điểm ký ban hành đến thời điểm phát sinh hiệu lực quá ngắn (17 ngày), không đủ cho các DN chuẩn bị, trong khi đây lại là chính sách tác động rất lớn tới quyền và lợi ích của các DN.
“Các giải trình từ phía cơ quan chủ trì soạn thảo chưa đủ thuyết phục, ít nhất là các điểm về căn cứ ban hành các mức phí, đánh giá tác động của chính sách đến đối tượng chịu tác động trực tiếp cũng như gián tiếp”, công văn nêu rõ.
Từ những bức xúc trên, VCCI lo ngại việc ban hành Nghị quyết 148 tại Hải Phòng sẽ tạo ra tiền lệ nguy hiểm để các địa phương có cảng biển và cảng sân bay đặt ra các loại phí trong thời gian tới, gây bất lợi cho hoạt động xuất khẩu của DN.
Vì vậy, VCCI đề nghị Thủ tướng cân nhắc, xem xét những tác động của chính sách trên và chỉ đạo các cơ quan có thẩm quyền của Hải Phòng giải trình thuyết phục về các căn cứ đưa ra các mức phí tại Nghị quyết 148, trong đó có đánh giá tác động một cách toàn diện các đối tượng chịu tác động.
Nếu không giải trình hợp lý, VCCI đề nghị giữ nguyên các mức phí trước thời điểm Nghị quyết 148 có hiệu lực. Trong trường hợp giải trình hợp lý về việc ban hành Nghị quyết 148, VCCI đề nghị kéo dãn thời gian chuyển tiếp áp dụng quy định mới này, ít nhất là 06 tháng, để các DN có đủ thời gian chuẩn bị, tránh các tác động bất lợi cho hoạt động kinh doanh của DN.
Trước đó, phản ánh của của Hiệp hội Bông sợi Việt Nam và nhiều DN hội viên của VCCI cho rằng, với chính sách tăng phí và bổ sung phí mới tại Nghị quyết 148, một số DN sợi dệt trung bình và lớn tại khu vực Thái Bình và Hà Nam, lượng xuất khẩu từ 150-400 container (40ft)/tháng/DN thì mỗi DN sẽ phải chi thêm từ 900 triệu đồng đến 2,4 tỷ đồng/năm. Các DN có hoạt động xuất nhập khẩu trong ngành, lĩnh vực khác, dự kiến sẽ chi thêm hàng năm triệucho mỗi lần thông quan.
Không những thế, để được thông quan tại cảng biển Hải Phòng, các DN xuất nhập khẩu phải thực hiện thêm một thủ tục kê khai nộp phí hạ tầng mới. DN phải thực hiện các thủ tục hành chính như đến điểm thu phí, nhận tờ khai, kê khai và nộp tiền, theo thông tin từ DN thì thời gian để thực hiện cho thủ tục này từ 30 phút đến 1 tiếng đồng hồ (chưa kể các khâu chuẩn bị và các vướng mắc phát sinh).
NGUỒN: BÁO HẢI QUAN
Trước những bức xúc của DN về việc thu “Phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu” qua cảng biển Hải Phòng, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có văn bản kiến nghị gửi lên Thủ tướng Chính phủ.
Theo văn bản này của VCCI, thời gian qua, chính sách tăng phí và bổ sung phí mới tại Nghị quyết 148/2016/NQ-HĐND về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng công trình, kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển Hải Phòng đang gây nhiều quan ngại.
Theo đó, mức phí đối với hàng tạm nhập tái xuất, hàng chuyển khẩu, hàng gửi kho ngoại quan tăng cao so với mức phí của năm 2016 (tăng đến gần 70%, có loại phí tăng gấp đôi). Hơn nữa, quy định thêm mức phí hoàn toàn mới đối với hàng hóa nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu. Điều này đã đi ngược lại tinh thần lại Nghị quyết 35 của Chính phủ về rà soát để giảm các chi phí kinh doanh.
Đặc biệt, công văn của VCCI còn nhận định, quy trình lấy ý kiến xây dựng Nghị quyết 148 chưa phù hợp, quá gần với ngày ký ban hành nên DN không có đủ thời gian để tham gia ý kiến. Hơn nữa, từ thời điểm ký ban hành đến thời điểm phát sinh hiệu lực quá ngắn (17 ngày), không đủ cho các DN chuẩn bị, trong khi đây lại là chính sách tác động rất lớn tới quyền và lợi ích của các DN.
“Các giải trình từ phía cơ quan chủ trì soạn thảo chưa đủ thuyết phục, ít nhất là các điểm về căn cứ ban hành các mức phí, đánh giá tác động của chính sách đến đối tượng chịu tác động trực tiếp cũng như gián tiếp”, công văn nêu rõ.
Từ những bức xúc trên, VCCI lo ngại việc ban hành Nghị quyết 148 tại Hải Phòng sẽ tạo ra tiền lệ nguy hiểm để các địa phương có cảng biển và cảng sân bay đặt ra các loại phí trong thời gian tới, gây bất lợi cho hoạt động xuất khẩu của DN.
Vì vậy, VCCI đề nghị Thủ tướng cân nhắc, xem xét những tác động của chính sách trên và chỉ đạo các cơ quan có thẩm quyền của Hải Phòng giải trình thuyết phục về các căn cứ đưa ra các mức phí tại Nghị quyết 148, trong đó có đánh giá tác động một cách toàn diện các đối tượng chịu tác động.
Nếu không giải trình hợp lý, VCCI đề nghị giữ nguyên các mức phí trước thời điểm Nghị quyết 148 có hiệu lực. Trong trường hợp giải trình hợp lý về việc ban hành Nghị quyết 148, VCCI đề nghị kéo dãn thời gian chuyển tiếp áp dụng quy định mới này, ít nhất là 06 tháng, để các DN có đủ thời gian chuẩn bị, tránh các tác động bất lợi cho hoạt động kinh doanh của DN.
Trước đó, phản ánh của của Hiệp hội Bông sợi Việt Nam và nhiều DN hội viên của VCCI cho rằng, với chính sách tăng phí và bổ sung phí mới tại Nghị quyết 148, một số DN sợi dệt trung bình và lớn tại khu vực Thái Bình và Hà Nam, lượng xuất khẩu từ 150-400 container (40ft)/tháng/DN thì mỗi DN sẽ phải chi thêm từ 900 triệu đồng đến 2,4 tỷ đồng/năm. Các DN có hoạt động xuất nhập khẩu trong ngành, lĩnh vực khác, dự kiến sẽ chi thêm hàng năm triệucho mỗi lần thông quan.
Không những thế, để được thông quan tại cảng biển Hải Phòng, các DN xuất nhập khẩu phải thực hiện thêm một thủ tục kê khai nộp phí hạ tầng mới. DN phải thực hiện các thủ tục hành chính như đến điểm thu phí, nhận tờ khai, kê khai và nộp tiền, theo thông tin từ DN thì thời gian để thực hiện cho thủ tục này từ 30 phút đến 1 tiếng đồng hồ (chưa kể các khâu chuẩn bị và các vướng mắc phát sinh). |
NGUỒN: BÁO HẢI QUAN