Ứng dụng hệ thống thông minh để quản lý rủi ro hải quan
Công tác quản lý rủi ro đang hướng đến việc nhận diện phương tiện vận tải, container trọng điểm cần kiểm tra thông qua kết nối camera nhận dạng biển số với hệ thống quản lý rủi ro; tự động khuyến nghị danh sách các tờ khai có dấu hiệu rủi ro về trị giá hải quan, phân loại hàng hóa, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ…
Hệ thống xử lý dữ liệu nghiệp vụ hải quan (VCIS) là bộ phận của hệ thống VNACCS/VCIS phục vụ riêng cho các hoạt động nghiệp vụ của cơ quan Hải quan. (Trong ảnh: Hoạt động nghiệp vụ tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hòn Gai, Cục Hải quan Quảng Ninh) Ảnh: T.BÌNH
Thay đổi cơ chế xử lý dữ liệu
Nhằm mục tiêu tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan, ngành Hải quan đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan. Qua các năm, ngành Hải quan đã liên tục phát triển và hoàn thiện hơn 20 hệ thống thông tin đáp ứng các yêu cầu quản lý nghiệp vụ chuyên môn khác nhau, trong đó, phải kể đến hệ thống thông quan tự động (VNACCS/VCIS) do Chính phủ Nhật Bản tài trợ, chuyển giao từ năm 2014.
Tại thời điểm tiếp nhận sử dụng, hệ thống VNACCS/VCIS đã tạo ra sự thay đổi rõ nét so với trước đó như tốc độ xử lý, phân luồng tờ khai nhanh; vận hành ổn định; xử lý dữ liệu tập trung thống nhất tại Tổng cục Hải quan; nhiều chức năng nghiệp vụ được tích hợp trên một giao diện màn hình xử lý…
Một số tính năng khác được xây dựng dựa trên các định hướng của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO), góp phần thông quan nhanh và tạo nhiều thuận lợi cho cả cơ quan Hải quan và cộng đồng doanh nghiệp.
Có thể nói, Hệ thống xử lý dữ liệu nghiệp vụ hải quan (VCIS) là bộ phận của hệ thống VNACCS/VCIS phục vụ riêng cho các hoạt động nghiệp vụ của cơ quan Hải quan, trong đó tập trung cho hoạt động quản lý rủi ro. Việc ứng dụng hệ thống VCIS đã tạo ra những thay đổi trong cơ chế xử lý dữ liệu và đánh giá rủi ro của cơ quan Hải quan.
Kể từ năm 2014 đến nay, công tác quản lý rủi ro đã thực hiện phân tích, đánh giá rủi ro, áp dụng khoảng hơn 1 triệu chỉ số tiêu chí/năm các loại, phân loại mức độ tuân thủ, đánh giá xếp hạng rủi ro đối với các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhâp khẩu. Tính đến 15/3/2022, hệ thống đang theo dõi đánh giá hơn 182.000 doanh nghiệp XNK, đảm bảo thông suốt phân luồng gần 100 triệu tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu.
Hệ thống VCIS được phát triển trên nền của hệ thống CIS của Hải quan Nhật Bản, với các tính năng sẵn có phù hợp với các quy trình nghiệp vụ theo quy định pháp luật của Nhật Bản, trong bối cảnh nền kinh tế đã phát triển và một số loại hình quản lý khác với Việt Nam. Cùng với đó, nền tảng hạ tầng công nghệ thông tin đã được Hải quan Nhật Bản phát triển và tích hợp các hệ thống trong nhiều năm. Chính vì vậy, sau hơn 8 năm vận hành, bên cạnh những kết quả đạt được, Hệ thống VCIS cũng đã bộc lộ một số hạn chế như là một hệ thống “đóng”, không tích hợp được với các hệ thống thông tin nghiệp vụ của Hải quan Việt Nam, do đó việc tích hợp, trao đổi, xử lý thông tin, dữ liệu giữa các hệ thống ngày càng bị hạn chế và trở thành một thách thức cần phải giải quyết trong thời gian sớm.
Tự động đánh giá, lựa chọn phân luồng
Nhận thức được việc đầu tư phát triển Hải quan số là nhiệm vụ cấp bách và cần thiết đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa của ngành Hải quan, ngày 26/1/2021, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 97/QĐ-BTC phê duyệt chủ trương “Thuê dịch vụ công nghệ thông tin thực hiện Hải quan số”.
Để đáp ứng yêu cầu quản lý hải quan thông minh, hệ thống mới sẽ được thiết kế đồng bộ, tổng thể bao phủ tất cả các khâu nghiệp vụ hải quan, gắn kết các đơn vị hải quan, quy trình quản lý được khép kín và đồng bộ từ khâu thu thập thông tin ban đầu đến hoạt động phân tích đánh giá xác định trọng điểm, đến khâu phân luồng tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu. Các quyết định của cơ quan Hải quan trong toàn bộ chuỗi quy trình thủ tục hải quan từ trước thông quan, trong thông quan, sau thông quan, các hoạt động giám sát hải quan, kiểm soát hải quan đều được sử dụng kết quả từ Hệ thống. Khi xây dựng, thiết kế hệ thống các công nghệ, mô hình nghiệp vụ hiện đại sẽ được tính toán nghiên cứu áp dụng như mô hình máy học, áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn Big Data…
Thời gian qua, lãnh đạo Tổng cục Hải quan đã có nhiều chỉ đạo sát sao trong việc xây dựng các yêu cầu nghiệp vụ về quản lý rủi ro, trong đó yêu cầu các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục phối hợp, nghiên cứu để xác định những khâu nghiệp vụ có ứng dụng quản lý rủi ro để đặt yêu cầu xây dựng các chức năng phần mềm trên hệ thống mới.
Kết quả tổng hợp sơ bộ ban đầu cho thấy, các đơn vị đã đặt ra hơn 100 yêu cầu chức năng nghiệp vụ quản lý rủi ro trong các lĩnh vực giám sát quản lý hải quan, thuế xuất nhập khẩu, kiểm tra sau thông quan, kiểm định hải quan… Các yêu cầu quản lý rủi ro của ngành Hải quan đặt ra đã bao phủ việc lựa chọn danh sách các đối tượng cần kiểm tra từ khi hàng hóa chưa đến cảng, hành khách xuất nhập cảnh chưa đến cửa khẩu quốc tế đến khi hàng hóa đã thông quan được lựa chọn để kiểm tra sau thông quan… từng khâu nghiệp vụ cụ thể của quy trình thủ tục hải quan đều có sự tham gia của hệ thống trong việc hỗ trợ, đánh giá rủi ro.
Trong đó, đáng lưu ý là việc đưa vào ứng dụng những thành tựu khoa học tiên tiến như sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để tự động đánh giá, lựa chọn phân luồng kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu, hành khách xuất nhập cảnh thông qua hệ thống nhận biết và các thuật toán xử lý dữ liệu lớn. Đồng thời, nhận diện phương tiện vận tải, container trọng điểm cần kiểm tra thông qua kết nối camera nhận dạng biển số với hệ thống quản lý rủi ro; tự động khuyến nghị danh sách các tờ khai có dấu hiệu rủi ro về trị giá hải quan, phân loại hàng hóa, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ…
Với những yêu cầu ứng dụng quản lý rủi ro đặt ra đối với hệ thống mới, hệ thống sẽ có thể hỗ trợ công chức Hải quan nhanh chóng ra các quyết định lựa chọn kiểm tra, giám sát các đối tượng có rủi ro cao, xây dựng môi trường quản lý tuân thủ ngày một hoàn thiện, góp phần thúc đẩy hoạt động cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân, đồng thời nâng cao năng lực quản lý, kiểm soát của cơ quan Hải quan.
NGUỒN: BÁO HẢI QUAN
Công tác quản lý rủi ro đang hướng đến việc nhận diện phương tiện vận tải, container trọng điểm cần kiểm tra thông qua kết nối camera nhận dạng biển số với hệ thống quản lý rủi ro; tự động khuyến nghị danh sách các tờ khai có dấu hiệu rủi ro về trị giá hải quan, phân loại hàng hóa, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ…
Hệ thống xử lý dữ liệu nghiệp vụ hải quan (VCIS) là bộ phận của hệ thống VNACCS/VCIS phục vụ riêng cho các hoạt động nghiệp vụ của cơ quan Hải quan. (Trong ảnh: Hoạt động nghiệp vụ tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hòn Gai, Cục Hải quan Quảng Ninh) Ảnh: T.BÌNH |
Thay đổi cơ chế xử lý dữ liệu
Nhằm mục tiêu tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan, ngành Hải quan đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan. Qua các năm, ngành Hải quan đã liên tục phát triển và hoàn thiện hơn 20 hệ thống thông tin đáp ứng các yêu cầu quản lý nghiệp vụ chuyên môn khác nhau, trong đó, phải kể đến hệ thống thông quan tự động (VNACCS/VCIS) do Chính phủ Nhật Bản tài trợ, chuyển giao từ năm 2014.
Tại thời điểm tiếp nhận sử dụng, hệ thống VNACCS/VCIS đã tạo ra sự thay đổi rõ nét so với trước đó như tốc độ xử lý, phân luồng tờ khai nhanh; vận hành ổn định; xử lý dữ liệu tập trung thống nhất tại Tổng cục Hải quan; nhiều chức năng nghiệp vụ được tích hợp trên một giao diện màn hình xử lý…
Một số tính năng khác được xây dựng dựa trên các định hướng của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO), góp phần thông quan nhanh và tạo nhiều thuận lợi cho cả cơ quan Hải quan và cộng đồng doanh nghiệp.
Có thể nói, Hệ thống xử lý dữ liệu nghiệp vụ hải quan (VCIS) là bộ phận của hệ thống VNACCS/VCIS phục vụ riêng cho các hoạt động nghiệp vụ của cơ quan Hải quan, trong đó tập trung cho hoạt động quản lý rủi ro. Việc ứng dụng hệ thống VCIS đã tạo ra những thay đổi trong cơ chế xử lý dữ liệu và đánh giá rủi ro của cơ quan Hải quan.
Kể từ năm 2014 đến nay, công tác quản lý rủi ro đã thực hiện phân tích, đánh giá rủi ro, áp dụng khoảng hơn 1 triệu chỉ số tiêu chí/năm các loại, phân loại mức độ tuân thủ, đánh giá xếp hạng rủi ro đối với các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhâp khẩu. Tính đến 15/3/2022, hệ thống đang theo dõi đánh giá hơn 182.000 doanh nghiệp XNK, đảm bảo thông suốt phân luồng gần 100 triệu tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu.
Hệ thống VCIS được phát triển trên nền của hệ thống CIS của Hải quan Nhật Bản, với các tính năng sẵn có phù hợp với các quy trình nghiệp vụ theo quy định pháp luật của Nhật Bản, trong bối cảnh nền kinh tế đã phát triển và một số loại hình quản lý khác với Việt Nam. Cùng với đó, nền tảng hạ tầng công nghệ thông tin đã được Hải quan Nhật Bản phát triển và tích hợp các hệ thống trong nhiều năm. Chính vì vậy, sau hơn 8 năm vận hành, bên cạnh những kết quả đạt được, Hệ thống VCIS cũng đã bộc lộ một số hạn chế như là một hệ thống “đóng”, không tích hợp được với các hệ thống thông tin nghiệp vụ của Hải quan Việt Nam, do đó việc tích hợp, trao đổi, xử lý thông tin, dữ liệu giữa các hệ thống ngày càng bị hạn chế và trở thành một thách thức cần phải giải quyết trong thời gian sớm.
Tự động đánh giá, lựa chọn phân luồng
Nhận thức được việc đầu tư phát triển Hải quan số là nhiệm vụ cấp bách và cần thiết đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa của ngành Hải quan, ngày 26/1/2021, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 97/QĐ-BTC phê duyệt chủ trương “Thuê dịch vụ công nghệ thông tin thực hiện Hải quan số”.
Để đáp ứng yêu cầu quản lý hải quan thông minh, hệ thống mới sẽ được thiết kế đồng bộ, tổng thể bao phủ tất cả các khâu nghiệp vụ hải quan, gắn kết các đơn vị hải quan, quy trình quản lý được khép kín và đồng bộ từ khâu thu thập thông tin ban đầu đến hoạt động phân tích đánh giá xác định trọng điểm, đến khâu phân luồng tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu. Các quyết định của cơ quan Hải quan trong toàn bộ chuỗi quy trình thủ tục hải quan từ trước thông quan, trong thông quan, sau thông quan, các hoạt động giám sát hải quan, kiểm soát hải quan đều được sử dụng kết quả từ Hệ thống. Khi xây dựng, thiết kế hệ thống các công nghệ, mô hình nghiệp vụ hiện đại sẽ được tính toán nghiên cứu áp dụng như mô hình máy học, áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn Big Data…
Thời gian qua, lãnh đạo Tổng cục Hải quan đã có nhiều chỉ đạo sát sao trong việc xây dựng các yêu cầu nghiệp vụ về quản lý rủi ro, trong đó yêu cầu các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục phối hợp, nghiên cứu để xác định những khâu nghiệp vụ có ứng dụng quản lý rủi ro để đặt yêu cầu xây dựng các chức năng phần mềm trên hệ thống mới.
Kết quả tổng hợp sơ bộ ban đầu cho thấy, các đơn vị đã đặt ra hơn 100 yêu cầu chức năng nghiệp vụ quản lý rủi ro trong các lĩnh vực giám sát quản lý hải quan, thuế xuất nhập khẩu, kiểm tra sau thông quan, kiểm định hải quan… Các yêu cầu quản lý rủi ro của ngành Hải quan đặt ra đã bao phủ việc lựa chọn danh sách các đối tượng cần kiểm tra từ khi hàng hóa chưa đến cảng, hành khách xuất nhập cảnh chưa đến cửa khẩu quốc tế đến khi hàng hóa đã thông quan được lựa chọn để kiểm tra sau thông quan… từng khâu nghiệp vụ cụ thể của quy trình thủ tục hải quan đều có sự tham gia của hệ thống trong việc hỗ trợ, đánh giá rủi ro.
Trong đó, đáng lưu ý là việc đưa vào ứng dụng những thành tựu khoa học tiên tiến như sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để tự động đánh giá, lựa chọn phân luồng kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu, hành khách xuất nhập cảnh thông qua hệ thống nhận biết và các thuật toán xử lý dữ liệu lớn. Đồng thời, nhận diện phương tiện vận tải, container trọng điểm cần kiểm tra thông qua kết nối camera nhận dạng biển số với hệ thống quản lý rủi ro; tự động khuyến nghị danh sách các tờ khai có dấu hiệu rủi ro về trị giá hải quan, phân loại hàng hóa, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ…
Với những yêu cầu ứng dụng quản lý rủi ro đặt ra đối với hệ thống mới, hệ thống sẽ có thể hỗ trợ công chức Hải quan nhanh chóng ra các quyết định lựa chọn kiểm tra, giám sát các đối tượng có rủi ro cao, xây dựng môi trường quản lý tuân thủ ngày một hoàn thiện, góp phần thúc đẩy hoạt động cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân, đồng thời nâng cao năng lực quản lý, kiểm soát của cơ quan Hải quan.
NGUỒN: BÁO HẢI QUAN