Truy tìm chủ nhân phế liệu tồn đọng
Hàng ngàn container phế liệu được gửi đích danh tên và địa chỉ nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn từ chối, góp phần khiến lượng container tồn ở các cảng biển ngày một gia tăng.
Tính đến ngày 13.8, riêng tại cảng Cát Lái (TP.HCM), số container chứa phế liệu tồn đọng là 3.748, trong đó tồn chưa quá 30 ngày là 607 container, từ 30 – 90 ngày là 537 container và tồn đọng trên 90 ngày là 2.604 container.
Đủ lý do hàng ùn tại cảng
Theo bà Phạm Thị Lèo, Phó chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 (phụ trách cảng Cát Lái), việc tồn đọng này một phần từ chính sách của Bộ TN-MT gần đây về việc siết cấp giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệulàm nguyên liệu sản xuất. Việc cấp giấy do một trong hai đơn vị là Bộ TN-MT hoặc Sở TN-MT của các địa phương, trong đó nhiều tỉnh, TP lại ủy quyền cho Phòng TN-MT thuộc Sở cấp. Trên các giấy này có nhiều mặt hàng phế liệu, được cấp theo số lượng của từng mặt hàng nên mất rất nhiều thời gian.
Ngoài ra, còn có nhiều lý do khác khiến hàng tồn đọng ở Cát Lái nói riêng và các cảng nói chung. Ví dụ như doanh nghiệp (DN) từ chối nhận hàng dù tên, địa chỉ nhận ghi rõ là DN đó. Ông Trần Việt Thắng, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1, cho biết đơn vị này đã gửi giấy mời đến 28 DN có tên trên vận đơn hàng hóa lên làm việc nhưng có nhiều trường hợp DN từ chối nhận là hàng của mình. Đặc biệt, rất nhiều DN không có giấy xác nhận vẫn nhập hàng dẫn đến tình trạng hàng về đến cảng nhưng chưa thể làm thủ tục thông quan được. Hoặc DN đăng ký địa chỉ kinh doanh không đúng với thực tế hoặc đã chuyển địa chỉ mà không cập nhật, một số DN đã lâu không làm thủ tục hải quan nên không liên lạc được, thư mời gửi đi bị hoàn trả lại; rồi DN chờ giấy xác nhận của Bộ TN-MT… Đến nay, theo ông Trần Việt Thắng, đơn vị này đã làm việc được với 22 DN, 5 DN hoàn toàn không liên lạc được theo địa chỉ ghi trên vận đơn, 1 DN đã liên lạc nhưng chưa làm việc được.
Đúng tên, đúng địa chỉ vẫn từ chối nhận hàng
Đáng báo động là tình trạng DN từ chối nhận hàng. Cụ thể, Công ty TNHH MTV H.Q.C.H (Hưng Yên), từ tháng 2 – 5.2018 đứng tên trên vận tải đơn nhập khẩu 437 container phế liệu nhựa về cảng Cát Lái. Song khi cơ quan hải quan gửi công văn yêu cầu đến làm việc thì DN này gửi công văn cho hải quan và hãng tàu từ chối nhận hàng với lý do người gửi đã gửi nhầm hàng cho DN! Đại diện DN này cho rằng không ký hợp đồng mua lô hàng trên từ người xuất khẩu, do vậy các container hàng này không thuộc quyền sở hữu của công ty. DN này yêu cầu đại lý hãng tàu thông báo cho người gửi và cơ quan hữu quan biết việc từ chối nhận hàng của DN.
Tương tự, Công ty TNHH MTV SX-TM-DV XNK nhựa V.N (Long An) cũng từ chối nhận 255 container phế liệu nhựa nhập khẩu đang nằm tại cảng Cát Lái, mặc dù trên các vận tải đơn gửi hàng đều thể hiện người nhận hàng là công ty này. Hoặc trường hợp của Công ty môi trường công nghiệp P.M, trong 382 container gửi cho DN này có 68 container phế liệu nhựa được DN phản hồi không phải chủ sở hữu. Chi nhánh 1 của Công ty TNHH SX và TM V.K.L từ chối nhận 29 container phế liệu gửi đến tên của DN, Công ty Đ.N từ chối nhận 5 container phế liệu…
Ngoài ra, có một số DN thừa nhận là chủ nhân hàng trăm lô container phế liệu nhưng chưa có giấy phép. Chẳng hạn, Công ty TNHH TM T.Kh có 394 container phế liệu nhưng giấy phép nhập đã hết hạn từ cuối năm 2017. Công ty TNHH tư vấn thiết kế XD TM P.T có 175 container nhưng chưa xin được giấy phép, Công ty TNHH SX TM T.Th có 57 container phế liệu chưa xin được giấy phép…
“Với các DN vi phạm, các cơ quan chức năng đang củng cố hồ sơ và sẽ tiếp tục khởi tố một số DN. Khi đã khởi tố thì trách nhiệm liên quan đến hãng tàu, DN đều có liên đới”
Ông Đinh Ngọc Thắng, Cục trưởng Cục Hải quan TP.HCM
Bà Phạm Thị Lèo thông tin thêm, có nhiều nhà nhập khẩu không có giấy xác nhận hoặc giấy xác nhận đã quá hạn từ lâu nhưng vẫn liên hệ với các hãng tàu dùng danh nghĩa, giấy xác nhận của các DN khác để đóng hàng về VN, như Công ty nhựa Lam Trân đang kêu cứu có người khác sử dụng tên công ty để hàng được dỡ xuống cảng. Thế nên việc xác định chủ hàng đối với các container phế liệu căn cứ vào hệ thống tiếp nhận bảng khai hàng hóa (e-manifest) đôi khi cũng không chính xác tuyệt đối.
Rà soát lý lịch các DN từ chối
Theo lãnh đạo Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1, đây là lượng hàng tồn đọng từ trước khi có Công văn 4202/2018 hướng dẫn quản lý phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài vào VN của Tổng cục Hải quan, đã được tháo dỡ xuống cảng. Nên với hàng tồn đọng sau 90 ngày mà DN đã có phản hồi từ chối nhận, hải quan đang phối hợp với các đơn vị liên quan mở container để phân loại và xử lý. Nếu là rác phế thải, không sử dụng tái sản xuất được, chủ hàng, chủ phương tiện vận tải phải tái xuất ra khỏi lãnh thổ VN. Còn phế liệu tái sinh đáp ứng quy định, sẽ cho bán đấu giá thanh lý. Hải quan cũng đang phối hợp với các cơ quan quản lý liên ngành để điều tra và hoàn tất hồ sơ, sắp tới có thể khởi tố tiếp một số DN vi phạm trong nhập khẩu phế liệu. Hiện Công ty TNHH TM DV XNK Đinh Đạt đã bị khởi tố hình sự với tội danh làm giả giấy tờ để nhập khẩu phế liệu.
Ông Đinh Ngọc Thắng, Cục trưởng Cục Hải quan TP.HCM, nêu quan điểm: “Chúng tôi có hai hướng xử lý. Một mặt tạo điều kiện tối đa đối với DN nhập khẩu phế liệu phục vụ sản xuất, có giấy phép đầy đủ, lấy hàng về sản xuất trong thời gian ngắn nhất. Mặt khác, cương quyết và xử lý nghiêm các trường hợp không có giấy phép của Bộ TN-MT vẫn nhập, nhập phế liệu không có trong danh mục được phép nhập và không có chức năng nhập vẫn mượn danh DN khác để nhập… Thủ tướng đã có chỉ đạo các bộ ngành cùng cương quyết xử lý, tôi tin quyết tâm sẽ làm được”.
Trách nhiệm của hãng tàu
Với các DN từ chối nhận hàng, Cục Hải quan TP.HCM cho rằng, trách nhiệm ở đây là hãng vận tải. Khi đã nhận chở hàng, hãng tàu phải biết rõ chở hàng gì, phế liệu thuộc danh mục cấm hay không, hãng tàu phải có trách nhiệm chở ra khỏi lãnh thổ VN. “Hiện chúng tôi đang phân loại và xử lý theo hướng đó. Với các DN vi phạm, các cơ quan chức năng đang củng cố hồ sơ và sẽ tiếp tục khởi tố một số DN. Khi đã khởi tố thì trách nhiệm liên quan đến hãng tàu, DN đều có liên đới”, ông Đinh Ngọc Thắng kiên quyết.
Dẫn Công ước Basel 1989 liên quan hàng hải quốc tế, quy định cấm vận chuyển chất thải nguy hiểm xuyên biên giới, ông Đinh Ngọc Thắng cho rằng các cơ quan chức năng hoàn toàn có cơ sở để buộc các hãng tàu tái xuất rác thải phế liệu ra khỏi VN.
Chuyên gia logistics Nguyễn Lý Trường An cho biết thêm, với các DN từ chối nhận phế liệu mặc dù trước đó họ từng nhập thì có thể buộc trách nhiệm đối với chủ hàng (đơn vị gửi và cả đơn vị nhận) trong việc tiêu hủy hay tái xuất. Bắt buộc chủ hàng đứng tên trên vận đơn phải chứng minh hàng hóa được gửi không đúng như hợp đồng thương mại theo Thông tư 38/2015. Cần lục lại trong hồ sơ xin giấy xác nhận đủ điều kiện môi trường do Bộ TN-MT cấp để xem hợp đồng thương mại của DN này trong hồ sơ lưu thế nào.
NGUỒN: BÁO THANH NIÊN
Hàng ngàn container phế liệu được gửi đích danh tên và địa chỉ nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn từ chối, góp phần khiến lượng container tồn ở các cảng biển ngày một gia tăng.
Tính đến ngày 13.8, riêng tại cảng Cát Lái (TP.HCM), số container chứa phế liệu tồn đọng là 3.748, trong đó tồn chưa quá 30 ngày là 607 container, từ 30 – 90 ngày là 537 container và tồn đọng trên 90 ngày là 2.604 container.
Đủ lý do hàng ùn tại cảng
Theo bà Phạm Thị Lèo, Phó chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 (phụ trách cảng Cát Lái), việc tồn đọng này một phần từ chính sách của Bộ TN-MT gần đây về việc siết cấp giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệulàm nguyên liệu sản xuất. Việc cấp giấy do một trong hai đơn vị là Bộ TN-MT hoặc Sở TN-MT của các địa phương, trong đó nhiều tỉnh, TP lại ủy quyền cho Phòng TN-MT thuộc Sở cấp. Trên các giấy này có nhiều mặt hàng phế liệu, được cấp theo số lượng của từng mặt hàng nên mất rất nhiều thời gian.
Ngoài ra, còn có nhiều lý do khác khiến hàng tồn đọng ở Cát Lái nói riêng và các cảng nói chung. Ví dụ như doanh nghiệp (DN) từ chối nhận hàng dù tên, địa chỉ nhận ghi rõ là DN đó. Ông Trần Việt Thắng, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1, cho biết đơn vị này đã gửi giấy mời đến 28 DN có tên trên vận đơn hàng hóa lên làm việc nhưng có nhiều trường hợp DN từ chối nhận là hàng của mình. Đặc biệt, rất nhiều DN không có giấy xác nhận vẫn nhập hàng dẫn đến tình trạng hàng về đến cảng nhưng chưa thể làm thủ tục thông quan được. Hoặc DN đăng ký địa chỉ kinh doanh không đúng với thực tế hoặc đã chuyển địa chỉ mà không cập nhật, một số DN đã lâu không làm thủ tục hải quan nên không liên lạc được, thư mời gửi đi bị hoàn trả lại; rồi DN chờ giấy xác nhận của Bộ TN-MT… Đến nay, theo ông Trần Việt Thắng, đơn vị này đã làm việc được với 22 DN, 5 DN hoàn toàn không liên lạc được theo địa chỉ ghi trên vận đơn, 1 DN đã liên lạc nhưng chưa làm việc được.
|
Đúng tên, đúng địa chỉ vẫn từ chối nhận hàng
Đáng báo động là tình trạng DN từ chối nhận hàng. Cụ thể, Công ty TNHH MTV H.Q.C.H (Hưng Yên), từ tháng 2 – 5.2018 đứng tên trên vận tải đơn nhập khẩu 437 container phế liệu nhựa về cảng Cát Lái. Song khi cơ quan hải quan gửi công văn yêu cầu đến làm việc thì DN này gửi công văn cho hải quan và hãng tàu từ chối nhận hàng với lý do người gửi đã gửi nhầm hàng cho DN! Đại diện DN này cho rằng không ký hợp đồng mua lô hàng trên từ người xuất khẩu, do vậy các container hàng này không thuộc quyền sở hữu của công ty. DN này yêu cầu đại lý hãng tàu thông báo cho người gửi và cơ quan hữu quan biết việc từ chối nhận hàng của DN.
Tương tự, Công ty TNHH MTV SX-TM-DV XNK nhựa V.N (Long An) cũng từ chối nhận 255 container phế liệu nhựa nhập khẩu đang nằm tại cảng Cát Lái, mặc dù trên các vận tải đơn gửi hàng đều thể hiện người nhận hàng là công ty này. Hoặc trường hợp của Công ty môi trường công nghiệp P.M, trong 382 container gửi cho DN này có 68 container phế liệu nhựa được DN phản hồi không phải chủ sở hữu. Chi nhánh 1 của Công ty TNHH SX và TM V.K.L từ chối nhận 29 container phế liệu gửi đến tên của DN, Công ty Đ.N từ chối nhận 5 container phế liệu…
Ngoài ra, có một số DN thừa nhận là chủ nhân hàng trăm lô container phế liệu nhưng chưa có giấy phép. Chẳng hạn, Công ty TNHH TM T.Kh có 394 container phế liệu nhưng giấy phép nhập đã hết hạn từ cuối năm 2017. Công ty TNHH tư vấn thiết kế XD TM P.T có 175 container nhưng chưa xin được giấy phép, Công ty TNHH SX TM T.Th có 57 container phế liệu chưa xin được giấy phép…
|
Bà Phạm Thị Lèo thông tin thêm, có nhiều nhà nhập khẩu không có giấy xác nhận hoặc giấy xác nhận đã quá hạn từ lâu nhưng vẫn liên hệ với các hãng tàu dùng danh nghĩa, giấy xác nhận của các DN khác để đóng hàng về VN, như Công ty nhựa Lam Trân đang kêu cứu có người khác sử dụng tên công ty để hàng được dỡ xuống cảng. Thế nên việc xác định chủ hàng đối với các container phế liệu căn cứ vào hệ thống tiếp nhận bảng khai hàng hóa (e-manifest) đôi khi cũng không chính xác tuyệt đối.
Rà soát lý lịch các DN từ chối
Theo lãnh đạo Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1, đây là lượng hàng tồn đọng từ trước khi có Công văn 4202/2018 hướng dẫn quản lý phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài vào VN của Tổng cục Hải quan, đã được tháo dỡ xuống cảng. Nên với hàng tồn đọng sau 90 ngày mà DN đã có phản hồi từ chối nhận, hải quan đang phối hợp với các đơn vị liên quan mở container để phân loại và xử lý. Nếu là rác phế thải, không sử dụng tái sản xuất được, chủ hàng, chủ phương tiện vận tải phải tái xuất ra khỏi lãnh thổ VN. Còn phế liệu tái sinh đáp ứng quy định, sẽ cho bán đấu giá thanh lý. Hải quan cũng đang phối hợp với các cơ quan quản lý liên ngành để điều tra và hoàn tất hồ sơ, sắp tới có thể khởi tố tiếp một số DN vi phạm trong nhập khẩu phế liệu. Hiện Công ty TNHH TM DV XNK Đinh Đạt đã bị khởi tố hình sự với tội danh làm giả giấy tờ để nhập khẩu phế liệu.
Ông Đinh Ngọc Thắng, Cục trưởng Cục Hải quan TP.HCM, nêu quan điểm: “Chúng tôi có hai hướng xử lý. Một mặt tạo điều kiện tối đa đối với DN nhập khẩu phế liệu phục vụ sản xuất, có giấy phép đầy đủ, lấy hàng về sản xuất trong thời gian ngắn nhất. Mặt khác, cương quyết và xử lý nghiêm các trường hợp không có giấy phép của Bộ TN-MT vẫn nhập, nhập phế liệu không có trong danh mục được phép nhập và không có chức năng nhập vẫn mượn danh DN khác để nhập… Thủ tướng đã có chỉ đạo các bộ ngành cùng cương quyết xử lý, tôi tin quyết tâm sẽ làm được”.
Trách nhiệm của hãng tàu
Với các DN từ chối nhận hàng, Cục Hải quan TP.HCM cho rằng, trách nhiệm ở đây là hãng vận tải. Khi đã nhận chở hàng, hãng tàu phải biết rõ chở hàng gì, phế liệu thuộc danh mục cấm hay không, hãng tàu phải có trách nhiệm chở ra khỏi lãnh thổ VN. “Hiện chúng tôi đang phân loại và xử lý theo hướng đó. Với các DN vi phạm, các cơ quan chức năng đang củng cố hồ sơ và sẽ tiếp tục khởi tố một số DN. Khi đã khởi tố thì trách nhiệm liên quan đến hãng tàu, DN đều có liên đới”, ông Đinh Ngọc Thắng kiên quyết.
Dẫn Công ước Basel 1989 liên quan hàng hải quốc tế, quy định cấm vận chuyển chất thải nguy hiểm xuyên biên giới, ông Đinh Ngọc Thắng cho rằng các cơ quan chức năng hoàn toàn có cơ sở để buộc các hãng tàu tái xuất rác thải phế liệu ra khỏi VN.
Chuyên gia logistics Nguyễn Lý Trường An cho biết thêm, với các DN từ chối nhận phế liệu mặc dù trước đó họ từng nhập thì có thể buộc trách nhiệm đối với chủ hàng (đơn vị gửi và cả đơn vị nhận) trong việc tiêu hủy hay tái xuất. Bắt buộc chủ hàng đứng tên trên vận đơn phải chứng minh hàng hóa được gửi không đúng như hợp đồng thương mại theo Thông tư 38/2015. Cần lục lại trong hồ sơ xin giấy xác nhận đủ điều kiện môi trường do Bộ TN-MT cấp để xem hợp đồng thương mại của DN này trong hồ sơ lưu thế nào.
NGUỒN: BÁO THANH NIÊN