Triển khai Luật Thuế XK, thuế NK: Gỡ vướng quy định miễn thuế đối với hàng gia công
Trong quá trình triển khai Luật Thuế XK, thuế NK và Nghị định 134/2016/NĐ-CP, Hải quan một số tỉnh, thành phố đã gặp vướng mắc liên quan đến quy định miễn thuế đối với hàng gia công. Ghi nhận những vướng mắc này, Tổng cục Hải quan đã có những giải đáp xoay quanh những quy định đối với loại hình này.
Quản lý phế liệu gia công
Theo phản ánh của một số Hải quan tỉnh, thành phố, tại Khoản 4 Điều 10 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP quy định: Phế liệu, phế phẩm và nguyên liệu, vật tư dư thừa đã NK để gia công không quá 3% tổng lượng của từng nguyên liệu, vật tư thực NK theo hợp đồng gia công được miễn thuế NK khi tiêu thụ nội địa, nhưng phải kê khai nộp thuế Giá trị gia tăng (GTGT), thuế Tiêu thụ đặc biệt, thuế Bảo vệ môi trường (nếu có) cho cơ quan Hải quan”. Trong khi đó, tại Điểm c khoản 5 Điều 34 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP lại quy định: “Phế liệu, phế phẩm nằm trong định mức sử dụng,… thì không phải làm thủ tục hải quan; được miễn thuế NK; phải nộp thuế GTGT, thuế Thu nhập doanh nghiệp”.
Các đơn vị này thắc mắc, việc kê khai nộp thuế GTGT đối với nguyên liệu vật tư dư thừa NK để gia công thực hiện theo văn bản nào? Trường hợp thực hiện theo Nghị định số 134/2016/NĐ-CP thì có mở tờ khai xuất NK hay không? Loại hình mở tờ khai? Đơn vị thu mua phế liệu có cần giấy xác nhận đủ điều kiện NK phế liệu hay không?
Bên cạnh đó, có đơn vị đặt ra câu hỏi: Đối với trường hợp phế liệu, phế phẩm nằm trong định mức gia công có phải kê khai nộp thuế GTGT, thuế Tiêu thụ đặc biệt, thuế Bảo vệ môi trường (nếu có) cho cơ quan Hải quan hay không?
Giải đáp thắc mắc này, đại diện Cục Thuế XNK (Tổng cục Hải quan) phân tích, việc kê khai, nộp thuế GTGT, thuế Tiêu thụ đặc biệt, thuế Bảo vệ môi trường (nếu có) đối với phế liệu, phế phẩm và nguyên liệu, vật tư dư thừa NK để gia công thực hiện trên tờ khai hải quan mới theo quy định về thay đổi mục đích sử dụng tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC. Mã loại hình là A42.
Chính sách quản lý NK phế liệu thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Theo đó, tại điểm a khoản 2 Điều 10 Thông tư số 41/2015/TT- BTNMT thì Giấy xác nhận là một trong những chứng từ bắt buộc thuộc bộ hồ sơ hải quan NK phế liệu. Tuy nhiên, tại Điều 2 Thông tư quy định về đối tượng áp dụng thì “Thông tư này áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước; tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có liên quan đến hoạt động NK phế liệu từ nước ngoài để sử dụng làm nguyên liệu sản xuất; NK phế liệu để thử nghiệm làm nguyên liệu sản xuất; nhận ủy thác NK cho tổ chức, cá nhân sử dụng phế liệu NK từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất”.
Đối với trường hợp của DN chế xuất, DN trong khu phi thuế quan, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có công văn số 2098/BTNMT-TCMT ngày 27-5-2015 hướng dẫn “phế liệu thu được trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan áp dụng theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu”. Đối với các trường hợp khác, đề nghị có phản ánh cụ thể để Tổng cục Hải quan có căn cứ trao đổi với Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Đối với trường hợp phế liệu, phế phẩm nằm trong định mức gia công, đại diện Cục thuế XNK cho biết, Luật thuế XK, thuế NK và Nghị định số 134/2016/NĐ-CP không quy định định mức gia công. Khoản 4 Điều 10 Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định phế liệu, phế phẩm và nguyên liệu, vật tư dư thừa đã NK để gia công không quá 3% tổng lượng của từng nguyên liệu, vật tư thực NK theo hợp đồng gia công được miễn thuế NK khi tiêu thụ nội địa, nhưng phải kê khai nộp thuế GTGT, thuế Tiêu thụ đặc biệt, thuế Bảo vệ môi trường (nếu có) cho cơ quan Hải quan.
Miễn thuế máy móc, thiết bị
Với thắc mắc liên quan đến quy định máy móc, thiết bị NK được thỏa thuận trong hợp đồng gia công để thực hiện gia công được miễn thuế quy định tại điểm c khoản 1 Điều 10 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP. Hải quan một số đơn vị thắc mắc: Đối với trường hợp máy móc, thiết bị tặng cho được thỏa thuận trong hợp đồng gia công có được miễn thuế?
Đại diện Cục Thuế XNK cho biết, việc hàng hóa NK để gia công được sử dụng làm quà biếu, quà tặng đã được quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP. Theo đó, hàng hóa NK để gia công được sử dụng làm quà biếu, quà tặng thì thực hiện miễn thuế theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP.
Cũng liên quan đến việc miễn thuế máy móc, thiết bị NK phục vụ cho hoạt động gia công của DN, Hải quan Hà Nội có đặt câu hỏi: Điểm e khoản 1 Điều 10 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP quy định hết thời hạn thực hiện hợp đồng gia công, hàng NK để gia công không sử dụng phải tái xuất. Trường hợp không tái xuất phải kê khai nộp thuế theo quy định. Đối với trường hợp hàng hóa không tái xuất và thực hiện chuyển giao sang hợp đồng gia công khác, đối tượng gia công khác có phải thực hiện kê khai nộp thuế không?
Trả lời câu hỏi này, đại diện Cục Thuế XNK cho biết, trường hợp hết thời hạn thực hiện hợp đồng gia công, hàng NK để gia công không tái xuất mà chuyển tiếp sang hợp đồng gia công khác phải thực hiện thủ tục XNK tại chỗ theo quy định của pháp luật về Hải quan thì được miễn thuế theo quy định tại Luật thuế XK, thuế NK số 107/2016/QH13 và Nghị định số 134/2016/NĐ-CP.
Trả lời câu hỏi về căn cứ để xác định miễn thuế với trường hợp DN mới thành lập và mới thực hiện hợp đồng gia công chưa có báo cáo quyết toán của năm trước, đại diện Cục Thuế XNK cho biết: căn cứ để xác định miễn thuế đối với trường hợp DN mới thành lập, chưa có báo cáo quyết toán của năm trước đã được quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 100/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT, Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế và sửa đổi một số điều tại các Thông tư về thuế, khoản 1 Điều 1 Thông tư số 130/2016/TT-BTC hướng dẫn Nghị định số 100/2016/NĐ-CP. Theo đó, việc xác định trị giá tài nguyên, khoáng sản và chi phí năng lượng căn cứ vào quyết toán năm trước; trường hợp DN mới thành lập chưa có báo cáo quyết toán năm trước thì căn cứ vào phương án đầu tư.
NGUỒN: BÁO HẢI QUAN
Trong quá trình triển khai Luật Thuế XK, thuế NK và Nghị định 134/2016/NĐ-CP, Hải quan một số tỉnh, thành phố đã gặp vướng mắc liên quan đến quy định miễn thuế đối với hàng gia công. Ghi nhận những vướng mắc này, Tổng cục Hải quan đã có những giải đáp xoay quanh những quy định đối với loại hình này.
Quản lý phế liệu gia công
Theo phản ánh của một số Hải quan tỉnh, thành phố, tại Khoản 4 Điều 10 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP quy định: Phế liệu, phế phẩm và nguyên liệu, vật tư dư thừa đã NK để gia công không quá 3% tổng lượng của từng nguyên liệu, vật tư thực NK theo hợp đồng gia công được miễn thuế NK khi tiêu thụ nội địa, nhưng phải kê khai nộp thuế Giá trị gia tăng (GTGT), thuế Tiêu thụ đặc biệt, thuế Bảo vệ môi trường (nếu có) cho cơ quan Hải quan”. Trong khi đó, tại Điểm c khoản 5 Điều 34 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP lại quy định: “Phế liệu, phế phẩm nằm trong định mức sử dụng,… thì không phải làm thủ tục hải quan; được miễn thuế NK; phải nộp thuế GTGT, thuế Thu nhập doanh nghiệp”.
Các đơn vị này thắc mắc, việc kê khai nộp thuế GTGT đối với nguyên liệu vật tư dư thừa NK để gia công thực hiện theo văn bản nào? Trường hợp thực hiện theo Nghị định số 134/2016/NĐ-CP thì có mở tờ khai xuất NK hay không? Loại hình mở tờ khai? Đơn vị thu mua phế liệu có cần giấy xác nhận đủ điều kiện NK phế liệu hay không?
Bên cạnh đó, có đơn vị đặt ra câu hỏi: Đối với trường hợp phế liệu, phế phẩm nằm trong định mức gia công có phải kê khai nộp thuế GTGT, thuế Tiêu thụ đặc biệt, thuế Bảo vệ môi trường (nếu có) cho cơ quan Hải quan hay không?
Giải đáp thắc mắc này, đại diện Cục Thuế XNK (Tổng cục Hải quan) phân tích, việc kê khai, nộp thuế GTGT, thuế Tiêu thụ đặc biệt, thuế Bảo vệ môi trường (nếu có) đối với phế liệu, phế phẩm và nguyên liệu, vật tư dư thừa NK để gia công thực hiện trên tờ khai hải quan mới theo quy định về thay đổi mục đích sử dụng tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC. Mã loại hình là A42.
Chính sách quản lý NK phế liệu thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Theo đó, tại điểm a khoản 2 Điều 10 Thông tư số 41/2015/TT- BTNMT thì Giấy xác nhận là một trong những chứng từ bắt buộc thuộc bộ hồ sơ hải quan NK phế liệu. Tuy nhiên, tại Điều 2 Thông tư quy định về đối tượng áp dụng thì “Thông tư này áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước; tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có liên quan đến hoạt động NK phế liệu từ nước ngoài để sử dụng làm nguyên liệu sản xuất; NK phế liệu để thử nghiệm làm nguyên liệu sản xuất; nhận ủy thác NK cho tổ chức, cá nhân sử dụng phế liệu NK từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất”.
Đối với trường hợp của DN chế xuất, DN trong khu phi thuế quan, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có công văn số 2098/BTNMT-TCMT ngày 27-5-2015 hướng dẫn “phế liệu thu được trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan áp dụng theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu”. Đối với các trường hợp khác, đề nghị có phản ánh cụ thể để Tổng cục Hải quan có căn cứ trao đổi với Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Đối với trường hợp phế liệu, phế phẩm nằm trong định mức gia công, đại diện Cục thuế XNK cho biết, Luật thuế XK, thuế NK và Nghị định số 134/2016/NĐ-CP không quy định định mức gia công. Khoản 4 Điều 10 Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định phế liệu, phế phẩm và nguyên liệu, vật tư dư thừa đã NK để gia công không quá 3% tổng lượng của từng nguyên liệu, vật tư thực NK theo hợp đồng gia công được miễn thuế NK khi tiêu thụ nội địa, nhưng phải kê khai nộp thuế GTGT, thuế Tiêu thụ đặc biệt, thuế Bảo vệ môi trường (nếu có) cho cơ quan Hải quan.
Miễn thuế máy móc, thiết bị
Với thắc mắc liên quan đến quy định máy móc, thiết bị NK được thỏa thuận trong hợp đồng gia công để thực hiện gia công được miễn thuế quy định tại điểm c khoản 1 Điều 10 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP. Hải quan một số đơn vị thắc mắc: Đối với trường hợp máy móc, thiết bị tặng cho được thỏa thuận trong hợp đồng gia công có được miễn thuế?
Đại diện Cục Thuế XNK cho biết, việc hàng hóa NK để gia công được sử dụng làm quà biếu, quà tặng đã được quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP. Theo đó, hàng hóa NK để gia công được sử dụng làm quà biếu, quà tặng thì thực hiện miễn thuế theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP.
Cũng liên quan đến việc miễn thuế máy móc, thiết bị NK phục vụ cho hoạt động gia công của DN, Hải quan Hà Nội có đặt câu hỏi: Điểm e khoản 1 Điều 10 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP quy định hết thời hạn thực hiện hợp đồng gia công, hàng NK để gia công không sử dụng phải tái xuất. Trường hợp không tái xuất phải kê khai nộp thuế theo quy định. Đối với trường hợp hàng hóa không tái xuất và thực hiện chuyển giao sang hợp đồng gia công khác, đối tượng gia công khác có phải thực hiện kê khai nộp thuế không?
Trả lời câu hỏi này, đại diện Cục Thuế XNK cho biết, trường hợp hết thời hạn thực hiện hợp đồng gia công, hàng NK để gia công không tái xuất mà chuyển tiếp sang hợp đồng gia công khác phải thực hiện thủ tục XNK tại chỗ theo quy định của pháp luật về Hải quan thì được miễn thuế theo quy định tại Luật thuế XK, thuế NK số 107/2016/QH13 và Nghị định số 134/2016/NĐ-CP.
Trả lời câu hỏi về căn cứ để xác định miễn thuế với trường hợp DN mới thành lập và mới thực hiện hợp đồng gia công chưa có báo cáo quyết toán của năm trước, đại diện Cục Thuế XNK cho biết: căn cứ để xác định miễn thuế đối với trường hợp DN mới thành lập, chưa có báo cáo quyết toán của năm trước đã được quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 100/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT, Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế và sửa đổi một số điều tại các Thông tư về thuế, khoản 1 Điều 1 Thông tư số 130/2016/TT-BTC hướng dẫn Nghị định số 100/2016/NĐ-CP. Theo đó, việc xác định trị giá tài nguyên, khoáng sản và chi phí năng lượng căn cứ vào quyết toán năm trước; trường hợp DN mới thành lập chưa có báo cáo quyết toán năm trước thì căn cứ vào phương án đầu tư. |
NGUỒN: BÁO HẢI QUAN