Tổng cục Hải quan phản hồi bài báo “Thất thoát thuế ở “cổng” Hải quan: khai giá thấp để trốn thuế”
Tổng cục Hải quan vừa có phản hồi bài báo “Thất thoát thuế ở “cổng” Hải quan: khai giá thấp để trốn thuế”. Theo đó, nội dung bài báo mới chỉ phản ánh được một phần thực tế hoạt động kê khai, xác định trị giá hải quan, chưa có phản ánh tổng thể từ tất cả các khía cạnh của công tác quản lý trị giá hải quan, nhất là những biện pháp mà cơ quan Hải quan đang áp dụng.
Phản hồi về nội dung của bài báo, Tổng cục Hải quan nêu ý kiến mặt hàng “đùi gà góc tư đông lạnh” xuất xứ Mỹ tại Danh mục các mặt hàng NK có rủi ro về trị giá ban hành kèm theo Quyết định 3089/QĐ-TCHQ ngày 22/10/2019 (hiện đang có hiệu lực áp dụng) được quy định mức giá tham chiếu để làm cơ sở xác định nghi vấn, kiểm tra trị giá hải quan là 1,22 USD/kg.
Đùi gà- ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Tổng cục Hải quan nhấn mạnh, từ 1/1/2020 đến ngày 29/5/2020, trên toàn quốc đã có 827 tờ khai hải quan kê khai NK mặt hàng này (trong đó có 675 tờ khai nhập hàng xuất xứ Mỹ) của 75 DN (số DN nhập hàng từ Mỹ là 67 DN), trong đó mức giá kê khai từ 0,35 USD/kg đến 2 USD/kg (hàng Mỹ từ 0,35 USD/kg đến 1,28 USD/kg). Đối với những trường hợp hàng xuất xứ Mỹ kê khai trị giá từ 0,8 USD/kg trở xuống: có 336 tờ khai hải quan của 37 DN.
Còn đối với mặt hàng rượu vang các loại đã được quy định tại Danh mục và quy định 1.057 mức giá tham chiếu. Trong đó, từ 1/1/2020 đến nay, có 733 tờ khai của 157 DN nhập từ 27 nước, kê khai mức giá từ 0,4 USD/chai đến 170 USD/chai.
Mặt hàng giày thể thao nhãn hiệu Nike được quy định mức giá tham chiếu trong Danh mục mặt hàng NK có rủi ro về trị giá thì từ 1/1/2020 đến nay đã có 5 DN kê khai NK mặt hàng này theo 49 tờ khai hải quan, hàng hóa được NK từ Trung Quốc, Indonesia, Ấn Độ với mức giá kê khai từ 13 USD/đôi đến 75 USD/đôi.
Theo Tổng cục Hải quan, đặc thù của giá cả hàng hóa giao dịch trên thị trường quốc tế là luôn biến động do rất nhiều yếu tố tác động khác nhau.
Tổng cục Hải quan nêu ví dụ: giá rượu vang thay đổi theo xuất xứ, theo niên vụ nho, theo nhà sản xuất, theo số lượng mua bán, theo mối quan hệ giao dịch giữa nhà cung cấp với nhà NK… Vì vậy, theo quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), cơ quan Hải quan không được xác định trị giá hải quan bằng cách tính trung bình (như cách nhìn của bài báo) mà phải xác định theo từng giao dịch cụ thể, từng mặt hàng cụ thể, với các yếu tố cụ thể ảnh hưởng đến giá cả mua bán của chính giao dịch đó.
Trước phản ánh của bài báo, theo Tổng cục Hải quan, để thực hiện các quy định của pháp luật hải quan, pháp luật thuế hiện hành trong lĩnh vực trị giá hải quan, cơ quan Hải quan đã đưa 1.152 mã HS của hàng hóa NK có thuế suất cao vào diện phải kiểm tra trị giá hải quan khi kê khai NK và 5.926 mặt hàng có mức giá tham chiếu trong Danh mục hàng hóa NK có rủi ro về trị giá để làm căn cứ cho việc xác định nghi vấn, áp dụng biện pháp kiểm tra.
Bên cạnh đó, khi người khai hải quan kê khai hàng NK, cơ quan Hải quan sẽ tiến hành xác định các trường hợp kê khai trị giá có nghi vấn để tiến hành tham vấn trị giá, yêu cầu người khai hải quan xuất trình các bằng chứng chứng minh tính trung thực của mức giá kê khai, ấn định trị giá hải quan đối với các trường người khai hải quan không chứng minh được mức giá do mình kê khai.
Ngoài ra, theo nguyên tắc quản lý phổ biến trong lĩnh vực hải quan của WTO, để tạo thuận lợi cho DN NK hàng hóa, theo quy định của Luật Hải quan hiện hành, cơ quan Hải quan áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro để phân luồng tờ khai hải quan nên sẽ có những tờ khai hải quan được thông quan ngay (luồng Xanh), không phải kiểm tra trị giá khi làm thủ tục hải quan. Tuy nhiên, các tờ khai hải quan luồng Xanh sẽ được cơ quan Hải quan rà soát, xác định nghi vấn và kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan Hải quan hoặc tại trụ sở DN trong vòng 5 năm kể từ ngày được thông quan.
Nhằm tăng cường quản lý trị giá hải quan, thông qua hệ thống điện tử hàng ngày Tổng cục Hải quan đều có chỉ đạo trực tiếp việc rà soát kết quả kê khai, kiểm tra, tham vấn, xác định trị giá hải quan đến từng tờ khai hải quan cụ thể. Trung bình mỗi ngày, Tổng cục Hải quan trực tiếp chỉ đạo từ 50 – 75 tờ khai hải quan trong toàn quốc và yêu cầu các đơn vị hải quan địa phương rà soát, kiểm tra tất cả các trường hợp có dấu hiệu sai sót tương tự. Trường hợp phát hiện có sai sót, dẫn đến thu thiếu tiền thuế thì phải áp dụng biện pháp kiểm tra đối với DN để thu hồi khoản tiền thuế còn thiếu và phải xem xét trách nhiệm cán bộ, công chức có liên quan đến tờ khai hải quan đó.
Trên cơ sở phân tích kết quả kê khai trị giá của người khai hải quan, Tổng cục Hải quan chỉ đạo các đơn vị hải quan địa phương kiểm tra trị giá hải quan của các mặt hàng cụ thể theo từng chuyên đề kiểm tra.
Theo đó, hiện tại, Tổng cục Hải quan đang yêu cầu các đơn vị hải quan kiểm tra trị giá theo một số chuyên đề chuyên sâu đối với các mặt hàng NK như rượu vang, rượu mạnh, đá ốp lát, điện máy gia dụng…
Tổng cục Hải quan cho biết, hàng năm, Tổng cục Hải quan ban hành 3 đến 4 quyết định xây dựng, sửa đổi, bổ sung danh mục hàng hóa có rủi ro về trị giá hải quan, trong đó xây dựng các mức giá tham chiếu trên cơ sở thông tin thu thập được từ nhiều nguồn, đặc biệt chú trọng vào việc đối chiếu mức giá kê khai của DN với kết quả tính toán trực tiếp từ giá bán hàng của DN đó trên thị trường nội địa sau khi NK.
Như vậy, theo Tổng cục Hải quan, nội dung bài báo mới chỉ phản ánh được một phần thực tế hoạt động kê khai, xác định trị giá hải quan, chưa có phản ánh tổng thể từ tất cả các khía cạnh của công tác quản lý trị giá hải quan, nhất là những biện pháp mà cơ quan Hải quan đang áp dụng.
Mặc dù vậy, để nâng cao hiệu quả hơn nữa công tác quản lý trị giá hải quan, Tổng cục Hải quan tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn công tác kiểm tra trị giá hải quan ở cả khâu trong thông quan và sau thông quan. Đồng thời, đẩy mạnh phối hợp với các cơ quan quản lý có liên quan và các hiệp hội DN để thu thập thông tin, làm cơ sở đấu tranh với các đối tượng có biểu hiện kê khai trị giá gian dối nhằm trốn thuế; tiếp tục triển khai kiểm tra trị giá hải quan theo các chuyên đề để phát hiện, đưa ra xử lý những DN trốn thuế, gian lận thuế qua giá.
Theo Tổng cục Hải quan, đối với việc xác định và kê khai trị giá hải quan, Khoản 3 Điều 86 Luật Hải quan quy định “Trị giá hải quan đối với hàng hóa NK là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên, phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”.
Cũng tại Điều 5 Thông tư 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 4 Điều 1 Thông tư 60/2019/TT-BTC ngày 30/8/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn người khai hải quan và cơ quan Hải quan xác định trị giá hải quan là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên, được xác định bằng cách áp dụng tuần tự các phương pháp đã quy định và dừng lại ở phương pháp xác định được trị giá hải quan.
Đối với việc kiểm tra, ấn định trị giá hải quan, Điều 25 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 14 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 28/4/2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc xác định đối tượng có nghi vấn, kiểm tra trị giá, tham vấn trị giá đối với những trường hợp có nghi vấn về trị giá do người khai hải quan kê khai. Áp dụng kiểm tra sau thông quan theo quy định từ các Điều 77 đến Điều 82 Luật Hải quan.
NGUỒN: BÁO HẢI QUAN
Tổng cục Hải quan vừa có phản hồi bài báo “Thất thoát thuế ở “cổng” Hải quan: khai giá thấp để trốn thuế”. Theo đó, nội dung bài báo mới chỉ phản ánh được một phần thực tế hoạt động kê khai, xác định trị giá hải quan, chưa có phản ánh tổng thể từ tất cả các khía cạnh của công tác quản lý trị giá hải quan, nhất là những biện pháp mà cơ quan Hải quan đang áp dụng.
Phản hồi về nội dung của bài báo, Tổng cục Hải quan nêu ý kiến mặt hàng “đùi gà góc tư đông lạnh” xuất xứ Mỹ tại Danh mục các mặt hàng NK có rủi ro về trị giá ban hành kèm theo Quyết định 3089/QĐ-TCHQ ngày 22/10/2019 (hiện đang có hiệu lực áp dụng) được quy định mức giá tham chiếu để làm cơ sở xác định nghi vấn, kiểm tra trị giá hải quan là 1,22 USD/kg.
Đùi gà- ảnh minh họa. Nguồn: Internet |
Tổng cục Hải quan nhấn mạnh, từ 1/1/2020 đến ngày 29/5/2020, trên toàn quốc đã có 827 tờ khai hải quan kê khai NK mặt hàng này (trong đó có 675 tờ khai nhập hàng xuất xứ Mỹ) của 75 DN (số DN nhập hàng từ Mỹ là 67 DN), trong đó mức giá kê khai từ 0,35 USD/kg đến 2 USD/kg (hàng Mỹ từ 0,35 USD/kg đến 1,28 USD/kg). Đối với những trường hợp hàng xuất xứ Mỹ kê khai trị giá từ 0,8 USD/kg trở xuống: có 336 tờ khai hải quan của 37 DN.
Còn đối với mặt hàng rượu vang các loại đã được quy định tại Danh mục và quy định 1.057 mức giá tham chiếu. Trong đó, từ 1/1/2020 đến nay, có 733 tờ khai của 157 DN nhập từ 27 nước, kê khai mức giá từ 0,4 USD/chai đến 170 USD/chai.
Mặt hàng giày thể thao nhãn hiệu Nike được quy định mức giá tham chiếu trong Danh mục mặt hàng NK có rủi ro về trị giá thì từ 1/1/2020 đến nay đã có 5 DN kê khai NK mặt hàng này theo 49 tờ khai hải quan, hàng hóa được NK từ Trung Quốc, Indonesia, Ấn Độ với mức giá kê khai từ 13 USD/đôi đến 75 USD/đôi.
Theo Tổng cục Hải quan, đặc thù của giá cả hàng hóa giao dịch trên thị trường quốc tế là luôn biến động do rất nhiều yếu tố tác động khác nhau.
Tổng cục Hải quan nêu ví dụ: giá rượu vang thay đổi theo xuất xứ, theo niên vụ nho, theo nhà sản xuất, theo số lượng mua bán, theo mối quan hệ giao dịch giữa nhà cung cấp với nhà NK… Vì vậy, theo quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), cơ quan Hải quan không được xác định trị giá hải quan bằng cách tính trung bình (như cách nhìn của bài báo) mà phải xác định theo từng giao dịch cụ thể, từng mặt hàng cụ thể, với các yếu tố cụ thể ảnh hưởng đến giá cả mua bán của chính giao dịch đó.
Trước phản ánh của bài báo, theo Tổng cục Hải quan, để thực hiện các quy định của pháp luật hải quan, pháp luật thuế hiện hành trong lĩnh vực trị giá hải quan, cơ quan Hải quan đã đưa 1.152 mã HS của hàng hóa NK có thuế suất cao vào diện phải kiểm tra trị giá hải quan khi kê khai NK và 5.926 mặt hàng có mức giá tham chiếu trong Danh mục hàng hóa NK có rủi ro về trị giá để làm căn cứ cho việc xác định nghi vấn, áp dụng biện pháp kiểm tra.
Bên cạnh đó, khi người khai hải quan kê khai hàng NK, cơ quan Hải quan sẽ tiến hành xác định các trường hợp kê khai trị giá có nghi vấn để tiến hành tham vấn trị giá, yêu cầu người khai hải quan xuất trình các bằng chứng chứng minh tính trung thực của mức giá kê khai, ấn định trị giá hải quan đối với các trường người khai hải quan không chứng minh được mức giá do mình kê khai.
Ngoài ra, theo nguyên tắc quản lý phổ biến trong lĩnh vực hải quan của WTO, để tạo thuận lợi cho DN NK hàng hóa, theo quy định của Luật Hải quan hiện hành, cơ quan Hải quan áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro để phân luồng tờ khai hải quan nên sẽ có những tờ khai hải quan được thông quan ngay (luồng Xanh), không phải kiểm tra trị giá khi làm thủ tục hải quan. Tuy nhiên, các tờ khai hải quan luồng Xanh sẽ được cơ quan Hải quan rà soát, xác định nghi vấn và kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan Hải quan hoặc tại trụ sở DN trong vòng 5 năm kể từ ngày được thông quan.
Nhằm tăng cường quản lý trị giá hải quan, thông qua hệ thống điện tử hàng ngày Tổng cục Hải quan đều có chỉ đạo trực tiếp việc rà soát kết quả kê khai, kiểm tra, tham vấn, xác định trị giá hải quan đến từng tờ khai hải quan cụ thể. Trung bình mỗi ngày, Tổng cục Hải quan trực tiếp chỉ đạo từ 50 – 75 tờ khai hải quan trong toàn quốc và yêu cầu các đơn vị hải quan địa phương rà soát, kiểm tra tất cả các trường hợp có dấu hiệu sai sót tương tự. Trường hợp phát hiện có sai sót, dẫn đến thu thiếu tiền thuế thì phải áp dụng biện pháp kiểm tra đối với DN để thu hồi khoản tiền thuế còn thiếu và phải xem xét trách nhiệm cán bộ, công chức có liên quan đến tờ khai hải quan đó.
Trên cơ sở phân tích kết quả kê khai trị giá của người khai hải quan, Tổng cục Hải quan chỉ đạo các đơn vị hải quan địa phương kiểm tra trị giá hải quan của các mặt hàng cụ thể theo từng chuyên đề kiểm tra.
Theo đó, hiện tại, Tổng cục Hải quan đang yêu cầu các đơn vị hải quan kiểm tra trị giá theo một số chuyên đề chuyên sâu đối với các mặt hàng NK như rượu vang, rượu mạnh, đá ốp lát, điện máy gia dụng…
Tổng cục Hải quan cho biết, hàng năm, Tổng cục Hải quan ban hành 3 đến 4 quyết định xây dựng, sửa đổi, bổ sung danh mục hàng hóa có rủi ro về trị giá hải quan, trong đó xây dựng các mức giá tham chiếu trên cơ sở thông tin thu thập được từ nhiều nguồn, đặc biệt chú trọng vào việc đối chiếu mức giá kê khai của DN với kết quả tính toán trực tiếp từ giá bán hàng của DN đó trên thị trường nội địa sau khi NK.
Như vậy, theo Tổng cục Hải quan, nội dung bài báo mới chỉ phản ánh được một phần thực tế hoạt động kê khai, xác định trị giá hải quan, chưa có phản ánh tổng thể từ tất cả các khía cạnh của công tác quản lý trị giá hải quan, nhất là những biện pháp mà cơ quan Hải quan đang áp dụng.
Mặc dù vậy, để nâng cao hiệu quả hơn nữa công tác quản lý trị giá hải quan, Tổng cục Hải quan tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn công tác kiểm tra trị giá hải quan ở cả khâu trong thông quan và sau thông quan. Đồng thời, đẩy mạnh phối hợp với các cơ quan quản lý có liên quan và các hiệp hội DN để thu thập thông tin, làm cơ sở đấu tranh với các đối tượng có biểu hiện kê khai trị giá gian dối nhằm trốn thuế; tiếp tục triển khai kiểm tra trị giá hải quan theo các chuyên đề để phát hiện, đưa ra xử lý những DN trốn thuế, gian lận thuế qua giá.
Theo Tổng cục Hải quan, đối với việc xác định và kê khai trị giá hải quan, Khoản 3 Điều 86 Luật Hải quan quy định “Trị giá hải quan đối với hàng hóa NK là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên, phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”.
Cũng tại Điều 5 Thông tư 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 4 Điều 1 Thông tư 60/2019/TT-BTC ngày 30/8/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn người khai hải quan và cơ quan Hải quan xác định trị giá hải quan là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên, được xác định bằng cách áp dụng tuần tự các phương pháp đã quy định và dừng lại ở phương pháp xác định được trị giá hải quan. Đối với việc kiểm tra, ấn định trị giá hải quan, Điều 25 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 14 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 28/4/2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc xác định đối tượng có nghi vấn, kiểm tra trị giá, tham vấn trị giá đối với những trường hợp có nghi vấn về trị giá do người khai hải quan kê khai. Áp dụng kiểm tra sau thông quan theo quy định từ các Điều 77 đến Điều 82 Luật Hải quan. |
NGUỒN: BÁO HẢI QUAN