Tiếp tục lấy ý kiến về “xuất nhập khẩu tại chỗ”
Thế giới không quy định xuất nhập khẩu tại chỗ
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 1/1/2021 về việc giao Bộ Tài chính trình Chính phủ “Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan” để phù hợp với yêu cầu thực tiễn, Tổng cục Hải quan đã xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 08/2015/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 của Chính phủ).
Dự thảo nghị định đã được gửi lấy ý kiến các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan, sau khi được Bộ Tư pháp thẩm định đã gửi lấy ý kiến các thành viên Chính phủ và trình Chính phủ phê duyệt tại công văn số 13743/BTC-TCHQ ngày 27/12/2022.
Tuy nhiên, do còn ý kiến liên quan đến nội dung về xuất nhập khẩu tại chỗ quy định tại Điều 35 Nghị định 08/2015/NĐ-CP nên dự thảo nghị định chưa được Chính phủ phê duyệt. Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ về việc làm việc với các bộ, cơ quan liên quan đến bãi bỏ quy định về xuất nhập khẩu tại chỗ tại Điều 35 và các nội dung khác cần sửa đổi, bổ sung so với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 08/2015/NĐ-CP đã được thành viên Chính phủ thông qua, Tổng cục Hải quan đã rà soát, sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại dự thảo nghị định để đảm bảo chặt chẽ, khả thi và hiệu quả.
Tại hồ sơ lấy ý kiến dự thảo Nghị định, Tổng cục Hải quan (cơ quan soạn thảo) nêu: hiện chỉ có Luật Thương mại năm 2005, Luật Quản lý ngoại thương, Nghị định số 69/2018/NĐ-CP quy định doanh nghiệp Việt Nam nhận gia công cho thương nhân nước ngoài được thực hiện một số hoạt động xuất nhập khẩu tại chỗ như xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị cho thuê hoặc cho mượn; nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa; phế phẩm, phế liệu. Tại Luật Hải quan năm 2001 và các Luật khác không quy định về hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ đối với hoạt động mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài nhưng được chỉ định giao nhận hàng hoá tại Việt Nam.
Tuy nhiên, căn cứ các văn bản dưới Luật (Nghị định, Thông tư) nêu trên thì hoạt động xuất nhập khẩu tại chỗ đã được thực hiện từ năm 1998 đến nay, các văn bản về sau đều được sửa đổi, bổ sung trên cơ sở kế thừa, hoàn thiện để đảm bảo phù hợp với thực tiễn hoạt động thương mại, tạo thuận lợi cho giao thương hàng hoá.
Từ năm 2015 đến nay, hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ đã được quy định cụ thể tại các Nghị định của Chính phủ (Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, Nghị định số 134/2016/NĐ-CP, Nghị định số 209/2013/NĐ-CP, Nghị định số 69/2018/NĐ-CP); pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu quy định hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ thuộc đối tượng chịu thuế. Do đó, nội hàm hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ có sự chưa thống nhất giữa hệ thống pháp luật về thương mại, ngoại thương với hệ thống pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Cũng theo Tổng cục Hải quan, qua nghiên cứu pháp luật một số nước cho thấy, Nhật Bản, Hàn Quốc không quy định về hình thức xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ. Công ước Kyoto, Istabul không có điều khoản quy định về hình thức xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ.
Qua trao đổi tại phiên họp về thủ tục hải quan và tạo thuận lợi thương mại ASEAN lần thứ 24 thì các nước thành viên ASEAN đều có ý kiến cho rằng bản chất đây không được gọi là hoạt động xuất nhập khẩu do không có sự di chuyển hàng hóa qua biên giới, lãnh thổ hải quan mà chỉ thuần túy là giao dịch nội địa với sự tham gia của thương nhân nước ngoài làm trung gian (thực hiện hoạt động phân phối, mua bán hàng hóa trong nội địa). Do vậy, giao dịch này thuộc trách nhiệm quản lý của cơ quan Thuế nội địa nên không phải làm thủ tục hải quan.
Như vậy, trên thế giới chỉ tồn tại hình thức xuất khẩu, nhập khẩu thông thường (hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được vận chuyển qua cửa khẩu biên giới, lãnh thổ hải quan), không tồn tại hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ như Việt Nam.
Sẽ có điều khoản chuyển tiếp, không để doanh nghiệp bị gián đoạn
Để công tác quản lý nhà nước về hải quan được thống nhất, đúng bản chất giao dịch của hàng hoá, cơ quan soạn thảo đề xuất bãi bỏ toàn bộ Điều 35 tại Nghị định số 08/2015/NĐ-CP (thực tế chỉ bãi bỏ điểm c, khoản 1 Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP). Cơ quan Hải quan không làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu tại chỗ quy định điểm c khoản 1 Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP.
Đối với quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP đã được quy định tại Điều 181, Điều 182 Luật Thương mại và Điều 42 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP; quy định tại điểm b khoản 1 Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP được quy định tại Điều 28 Luật Thương mại, khoản 4 Điều 3 Luật Quản lý ngoại thương, khoản 6 Điều 4 Luật Hải quan, khoản 4 Điều 26 Nghị định số 35/2022/NĐ-CP và khoản 1 Điều 4 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Thủ tục hải quan đang được quy định tại Điều 86 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC. Trường hợp bãi bỏ toàn bộ quy định tại khoản 1 Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP thì thủ tục hải quan đối với hoạt động quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 35 NĐ 08/2015/NĐ-CP đã có hướng dẫn cụ thể tại các điều tương ứng tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC và sẽ được hướng dẫn rõ hơn khi xây dựng Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 38/2015/TT-BTC, đảm bảo đầy đủ thủ tục để doanh nghiệp có cơ sở thực hiện.
Đồng thời, để tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu tại chỗ trong giai đoạn chuyển giao, doanh nghiệp có thời gian sắp xếp kế hoạch sản xuất, kinh doanh dài hạn, tránh gián đoạn trong việc cung ứng hàng hóa cho sản xuất, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) kiến nghị bổ sung nội dung chuyển tiếp tại khoản 2 Điều 2 dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 08/2015/NĐ-CP quy định về việc bãi bỏ một số cụm từ, điểm, khoản, điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP và quy định thương nhân nước ngoài phải đáp ứng điều kiện không có hiện diện tại Việt Nam quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật Quản lý ngoại thương để tránh có cách hiểu khác nhau như hiện nay.
NGUỒN HẢI QUAN ONLINE
Thế giới không quy định xuất nhập khẩu tại chỗ
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 1/1/2021 về việc giao Bộ Tài chính trình Chính phủ “Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan” để phù hợp với yêu cầu thực tiễn, Tổng cục Hải quan đã xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 08/2015/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 của Chính phủ).
Dự thảo nghị định đã được gửi lấy ý kiến các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan, sau khi được Bộ Tư pháp thẩm định đã gửi lấy ý kiến các thành viên Chính phủ và trình Chính phủ phê duyệt tại công văn số 13743/BTC-TCHQ ngày 27/12/2022. Tuy nhiên, do còn ý kiến liên quan đến nội dung về xuất nhập khẩu tại chỗ quy định tại Điều 35 Nghị định 08/2015/NĐ-CP nên dự thảo nghị định chưa được Chính phủ phê duyệt. Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ về việc làm việc với các bộ, cơ quan liên quan đến bãi bỏ quy định về xuất nhập khẩu tại chỗ tại Điều 35 và các nội dung khác cần sửa đổi, bổ sung so với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 08/2015/NĐ-CP đã được thành viên Chính phủ thông qua, Tổng cục Hải quan đã rà soát, sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại dự thảo nghị định để đảm bảo chặt chẽ, khả thi và hiệu quả. |
Tại hồ sơ lấy ý kiến dự thảo Nghị định, Tổng cục Hải quan (cơ quan soạn thảo) nêu: hiện chỉ có Luật Thương mại năm 2005, Luật Quản lý ngoại thương, Nghị định số 69/2018/NĐ-CP quy định doanh nghiệp Việt Nam nhận gia công cho thương nhân nước ngoài được thực hiện một số hoạt động xuất nhập khẩu tại chỗ như xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị cho thuê hoặc cho mượn; nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa; phế phẩm, phế liệu. Tại Luật Hải quan năm 2001 và các Luật khác không quy định về hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ đối với hoạt động mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài nhưng được chỉ định giao nhận hàng hoá tại Việt Nam.
Tuy nhiên, căn cứ các văn bản dưới Luật (Nghị định, Thông tư) nêu trên thì hoạt động xuất nhập khẩu tại chỗ đã được thực hiện từ năm 1998 đến nay, các văn bản về sau đều được sửa đổi, bổ sung trên cơ sở kế thừa, hoàn thiện để đảm bảo phù hợp với thực tiễn hoạt động thương mại, tạo thuận lợi cho giao thương hàng hoá.
Từ năm 2015 đến nay, hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ đã được quy định cụ thể tại các Nghị định của Chính phủ (Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, Nghị định số 134/2016/NĐ-CP, Nghị định số 209/2013/NĐ-CP, Nghị định số 69/2018/NĐ-CP); pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu quy định hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ thuộc đối tượng chịu thuế. Do đó, nội hàm hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ có sự chưa thống nhất giữa hệ thống pháp luật về thương mại, ngoại thương với hệ thống pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Cũng theo Tổng cục Hải quan, qua nghiên cứu pháp luật một số nước cho thấy, Nhật Bản, Hàn Quốc không quy định về hình thức xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ. Công ước Kyoto, Istabul không có điều khoản quy định về hình thức xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ.
Qua trao đổi tại phiên họp về thủ tục hải quan và tạo thuận lợi thương mại ASEAN lần thứ 24 thì các nước thành viên ASEAN đều có ý kiến cho rằng bản chất đây không được gọi là hoạt động xuất nhập khẩu do không có sự di chuyển hàng hóa qua biên giới, lãnh thổ hải quan mà chỉ thuần túy là giao dịch nội địa với sự tham gia của thương nhân nước ngoài làm trung gian (thực hiện hoạt động phân phối, mua bán hàng hóa trong nội địa). Do vậy, giao dịch này thuộc trách nhiệm quản lý của cơ quan Thuế nội địa nên không phải làm thủ tục hải quan.
Như vậy, trên thế giới chỉ tồn tại hình thức xuất khẩu, nhập khẩu thông thường (hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được vận chuyển qua cửa khẩu biên giới, lãnh thổ hải quan), không tồn tại hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ như Việt Nam.
Sẽ có điều khoản chuyển tiếp, không để doanh nghiệp bị gián đoạn
Để công tác quản lý nhà nước về hải quan được thống nhất, đúng bản chất giao dịch của hàng hoá, cơ quan soạn thảo đề xuất bãi bỏ toàn bộ Điều 35 tại Nghị định số 08/2015/NĐ-CP (thực tế chỉ bãi bỏ điểm c, khoản 1 Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP). Cơ quan Hải quan không làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu tại chỗ quy định điểm c khoản 1 Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP.
Đối với quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP đã được quy định tại Điều 181, Điều 182 Luật Thương mại và Điều 42 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP; quy định tại điểm b khoản 1 Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP được quy định tại Điều 28 Luật Thương mại, khoản 4 Điều 3 Luật Quản lý ngoại thương, khoản 6 Điều 4 Luật Hải quan, khoản 4 Điều 26 Nghị định số 35/2022/NĐ-CP và khoản 1 Điều 4 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Thủ tục hải quan đang được quy định tại Điều 86 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC. Trường hợp bãi bỏ toàn bộ quy định tại khoản 1 Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP thì thủ tục hải quan đối với hoạt động quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 35 NĐ 08/2015/NĐ-CP đã có hướng dẫn cụ thể tại các điều tương ứng tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC và sẽ được hướng dẫn rõ hơn khi xây dựng Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 38/2015/TT-BTC, đảm bảo đầy đủ thủ tục để doanh nghiệp có cơ sở thực hiện.
Đồng thời, để tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu tại chỗ trong giai đoạn chuyển giao, doanh nghiệp có thời gian sắp xếp kế hoạch sản xuất, kinh doanh dài hạn, tránh gián đoạn trong việc cung ứng hàng hóa cho sản xuất, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) kiến nghị bổ sung nội dung chuyển tiếp tại khoản 2 Điều 2 dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 08/2015/NĐ-CP quy định về việc bãi bỏ một số cụm từ, điểm, khoản, điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP và quy định thương nhân nước ngoài phải đáp ứng điều kiện không có hiện diện tại Việt Nam quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật Quản lý ngoại thương để tránh có cách hiểu khác nhau như hiện nay.
NGUỒN HẢI QUAN ONLINE