Thủ tục thanh lý TSCĐ của DNCX

THỦ TỤC THANH LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH (TSCĐ) đối với các doanh nghiệp nói chung và DNCX nói riêng.

– Về thủ tục thanh lý hàng hóa của DNCX được quy định tại Điều 79 Thông tư 38/2015/TT-BTC đã được sửa đổi bổ sung tại khoản 55 – Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC, Cụ thể:
“1. DNCX được thanh lý hàng hóa nhập khẩu bao gồm: máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển, nguyên liệu, vật tư và các hàng hóa nhập khẩu khác thuộc sở hữu của doanh nghiệp theo các hình thức: xuất khẩu, bán, biếu, tặng, tiêu hủy tại Việt Nam.

2. Thủ tục thanh lý

a) Trường hợp thanh lý theo hình thức xuất khẩu thì doanh nghiệp đăng ký tờ khai hải quan xuất khẩu;

b) Trường hợp thanh lý theo hình thức bán, biếu, tặng tại thị trường Việt Nam, DNCX được lựa chọn thực hiện theo một trong hai hình thức sau:

b.1) Trường hợp DNCX lựa chọn hình thức chuyển đổi mục đích sử dụng thì đăng ký tờ khai hải quan mới, chính sách thuế, chính sách quản lý hàng hóa nhập khẩu áp dụng tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu chuyển mục đích sử dụng (trừ trường hợp tại thời điểm làm thủ tục nhập khẩu ban đầu đã thực hiện đầy đủ chính sách quản lý nhập khẩu); căn cứ tính thuế là trị giá tính thuế, thuế suất và tỷ giá tại thời điểm đăng ký tờ khai chuyển mục đích sử dụng quy định tại Điều 21 Thông tư này.

Sau khi chuyển đổi mục đích sử dụng thì việc bán, biếu, tặng hàng hóa này tại thị trường Việt Nam thực hiện không phải làm thủ tục hải quan;

b.2) Trường hợp DNCX lựa chọn hình thức thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ theo quy định tại Điều 86 Thông tư này thì DNCX thực hiện thủ tục xuất khẩu tại chỗ; doanh nghiệp nội địa thực hiện thủ tục nhập khẩu tại chỗ, nộp các loại thuế theo quy định. Tại thời điểm thực hiện thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ không áp dụng chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trừ trường hợp hàng hóa thuộc diện quản lý theo điều kiện, tiêu chuẩn, kiểm tra chuyên ngành chưa thực hiện khi nhập khẩu ban đầu; hàng hóa quản lý bằng giấy phép thì phải được cơ quan cấp phép nhập khẩu đồng ý bằng văn bản.

c) Trường hợp tiêu hủy thực hiện theo quy định tại điểm d Điều 64 Thông tư này.”

– Về mặt Kế toán nếu doanh nghiệp hạch toán theo thông tư 133 hoặc TT 200 thì làm theo quy định tại Thông tư đó.

1. Quy định về Thanh lý TSCĐ:
– Theo Điểm 3.2 Khoản 3, Điều 35 Thông tư 200/2014/TT-BTC và khoản 1 Điều 31 Thông tư 133/2016/TT-BTC quy định:
” Ba trường hợp thanh lý TSCĐ: TSCĐ thanh lý là những tài sản hư hỏng không thể tiếp tục sử dụng, những TSCĐ lạc hậu về kỹ thuật hoặc không phù hợp với yêu cầu sản xuất, kinh doanh.
– Khi có TSCĐ thanh lý: Doanh nghiệp phải ra quyết địn thanh lý, thành lập hội dông thanh lý TSCĐ.
Hội đồng thanh lý TSCĐ có nhiệm vụ tổ chức thực hiện việc thanh lý TSCĐ theo đúng trình tự, thủ tục trong chế độ quản lý tài chính và lập Biên bản thanh lý theo đúng mẫu quy định. Biên bản thanh lý được lập thành 2 bản, 1 bản chuyển cho phòng kế toán để theo dõi ghi sổ, 1 bản giao cho bộ phận quản lý, ssử dụng TSCĐ.
==>>> Căn cứ vào Biên bản thanh lý và các chứng từ liên quan đến các khoản thu, chi thanh lý TSCĐ…kế toán ghi sổ như trường hợp nhượng bán TSCĐ”
– Theo Khoản 1 Điều 38 Thông tư 200/2014/TT-BTC và Khoản 1 Điều 32 Thông tư 133/2016/TT-BTC quy định:
“đ) Đối với các TSCĐ đã khấu hao hết (đã thu hồi đủ vốn), nhưng vẫn còn sử dụng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh thì không được tiếp tục trích khấu hao. Các TSCĐ chưa tính đủ khấu hao (chưa thu hồi đủ vốn) mà đã hư hỏng, cần thanh lý, thì phải xác định nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể, cá nhân để xử lý bồi thường và phần giá trị còn lại của TSCĐ chưa thu hồi, không được bồi thường phải được bù đắp bằng số thu do thanh lý của chính TSCĐ đó, số tiền bồi thường do lãnh đạo doanh nghiệp quyết định. Nếu số thu thanh lý và số thu bồi thường không đủ bù đắp phần giá trị còn lại của TSCĐ chưa thu hồi, hoặc giá trị TSCĐ bị mất thì chênh lệch còn lại được coi là lỗ về thanh lý TSCĐ và kế toán vào chi phí khác”
Lưu ý: Đối với những TSCĐ không cần dùng, chờ thnh lý nhưng chưa hết khấu hao, doanh nghiệp phải thực hiện quản lý, theo dõi, bảo quản theo quy định hiện hànhvà trích khấu hao theo quy định tại Thông tư 45/2013/TT-BTC

2.Thủ tục Thanh lý TSCĐ hồm các hồ sơ sau:
– Quyết định thành lập hội đồng Thanh lý TSCĐ
– Biên bản họp Hội đồng Thanh lý TSCĐ
– Quyết định thanh lý TSCĐ
– Biên bản kiểm kê tài sản cố định,
– Biên bản đánh giá lại TSCĐ
– Biên bản thanh lý TSCĐ
– Hợp đồng kinh tế bán tài sản được thanh lý
– Hóa đơn bán TSCĐ
– Biên bản giao nhận TSCĐ
– Biên bản hủy TSCĐ
– Biên bản thanh lý hợp đồng bán TSCĐ

NGUỒN: HẢI QUAN ĐỒNG NAI

 

 

0913575247 Mr Đức ducnvtk4@gmail.com