Thủ tục thanh lý TSCĐ của DNCX
Câu hỏi:
Công ty là DNCX, hiện có một số TSCĐ (phôi chân vịt tàu thủy bằng hợp kim) đã hết khấu hao và công ty muốn nấu chảy các phôi trên thành nguyên liệu để đưa vào sản xuất. Quý Cục có thể hướng dẫn cho DN làm công văn xin chuyển đổi mục đích sử dụng? Đối với trường hợp nấu chảy để tạo nguyên liệu sản xuất thì loại hình tờ khai khi chuyển đổi mục đích là loại hình nào? Vì TSCĐ trên đã hết khấu hao nên cách xác định trị giá để mở mở khai mới sẽ theo quy định nào? Vì đưa vào làm nguyên liệu SX nên sau khi nấu chảy, DN sẽ phải quản lý Xuất-nhập-tồn vậy số lượng (trọng lượng) sẽ theo lượng thực tế sau khi nấu chảy hay theo lượng của TK nhập khẩu ban đầu?
Ngày gửi: 27/03/2018 – Trả lời: 02/04/2018
Tên doanh nghiệp: công ty TNHH comtech
Địa chỉ: 275B lạch tray, Ngô Quyền, Hải Phòng – Email : tracyphan1412@gmail.com
Vướng mắc của Công ty, Cục Hải quan Đồng Nai có ý kiến trao đổi như sau:
1/Vướng mắc 1:
– Căn cứ khoản 3 Điều 86 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính quy định:
“Điều 85. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu thực hiện dự án đầu tư miễn thuế
3. Thanh lý, thay đổi mục đích sử dụng hàng hoá nhập khẩu miễn thuế
a) Các hình thức thanh lý, thay đổi mục đích sử dụng hàng hoá thuộc diện thanh lý, điều kiện thanh lý, hồ sơ thanh lý hàng hoá nhập khẩu miễn thuế của dự án có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 04/2007/TT-BTM ngày 04 tháng 4 năm 2007 của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) hướng dẫn hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công, thanh lý hàng nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Đối với hàng hóa nhập khẩu miễn thuế để thực hiện dự án có vốn đầu tư trong nước, khi chuyển đổi mục đích sử dụng thì thực hiện việc kê khai, tính thuế trên tờ khai hải quan mới theo hướng dẫn tại Điều 21 Thông tư này;
b) Thủ tục thanh lý, thay đổi mục đích sử dụng thực hiện tại cơ quan hải quan nơi đăng ký Danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế nhập khẩu hàng hoá miễn thuế hoặc nơi đăng ký tờ khai hàng hóa nhập khẩu đối với trường hợp không phải đăng ký danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế;
c) Thủ tục thanh lý, thay đổi mục đích sử dụng:
c.1) Doanh nghiệp hoặc Ban thanh lý có văn bản nêu rõ lý do thanh lý, thay đổi mục đích sử dụng tên gọi, ký mã hiệu, lượng hàng, số tiền thuế đã được miễn thuế tương ứng với hàng hóa cần thanh lý, thay đổi mục đích sử dụng thuộc tờ khai hàng hóa nhập khẩu số, ngày, tháng, năm gửi cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai hàng hóa nhập khẩu hàng hóa miễn thuế;….”
– Về loại hình tờ khai Công ty căn cứ hướng dẫn tại công văn 2765/TCHQ-GSQL ngày 01/04/2015 của Tổng cục Hải quan chọn loại hình khai báo phù hợp.
2/Vướng mắc 2:
– Căn cứ khoản 1 điều 40 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính quy định:
“Điều 40. Áp dụng căn cứ tính thuế đối với một số trường hợp đặc biệt
1. Ðối với hàng hoá thay đổi mục đích sử dụng so với mục đích đã được xác định thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế hoặc đã được áp dụng thuế suất ưu đãi, ưu đãi đặc biệt, mức thuế theo hạn ngạch thuế quan thì căn cứ để tính thuế là trị giá tính thuế, thuế suất và tỷ giá tại thời điểm đăng ký tờ khai mới. Trong đó:
a) Trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu thực hiện theo quy định tại Luật Hải quan, Nghị định số 08/2015/NĐ-CP và Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;…”.
– Căn cứ Điểm b Khoản 2 Điều 17 Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính quy định:
“Điều 17. Trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong một số trường hợp đặc biệt
2. Hàng hóa nhập khẩu đã sử dụng tại Việt Nam, có thay đổi mục đích sử dụng so với mục đích đã được xác định thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế:
…b) Hàng hóa nhập khẩu khác: Trị giá hải quan là giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán tại thời điểm chuyển đổi mục đích sử dụng, được xác định theo nguyên tắc, phương pháp xác định trị giá hải quan quy định tại Thông tư này”.
Như vậy, nguyên tắc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa chuyển mục đích sử dụng thực hiện theo điều 17 Thông tư số 39/2015/TT-BTC và căn cứ các phương pháp xác định trị giá quy định tại điều 5 Thông tư số 39/2015/TT-BTC để xác định trị giá hải quan đối với hàng hoá là máy móc thiết bị chuyển mục đích sử dụng.
3/Vướng mắc 3:
– Căn cứ Điều 55 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu :
“Điều 55. Định mức thực tế để gia công, sản xuất sản phẩm xuất khẩu
1. Định mức thực tế để gia công, sản xuất sản phẩm xuất khẩu, gồm:
…Định mức sử dụng nguyên liệu, định mức vật tư tiêu hao và tỷ lệ hao hụt nguyên liệu, vật tư được lưu tại doanh nghiệp và xuất trình khi cơ quan hải quan kiểm tra hoặc có yêu cầu giải trình cách tính định mức, tỷ lệ hao hụt nguyên liệu, vật tư.
…4. Người đại diện theo pháp luật của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về tính chính xác của định mức sử dụng, định mức tiêu hao, tỷ lệ hao hụt và sử dụng định mức vào đúng mục đích gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu; trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật;”
Theo đó, việc xây dựng định mức do công ty tự chịu trách nhiệm và căn cứ thực tế sử dụng để xác định cho chính xác làm cơ sở đề nghị không thu/hoàn thuế đối với mặt hàng như đã nêu cũng như là cơ sở đối chiếu, kiểm tra báo cáo quyết toán/kiểm tra sau thông quan sau này theo số lượng của TK nhập khẩu ban đầu. Khi có chênh lệch như công ty nêu thì phải xác định định mức quy đổi và chứng từ chứng minh là phù hợp trong quá trình nấu chảy thành nguyên liệu sản xuất.
NGUỒN: HẢI QUAN ĐỒNG NAI
Câu hỏi:
Công ty là DNCX, hiện có một số TSCĐ (phôi chân vịt tàu thủy bằng hợp kim) đã hết khấu hao và công ty muốn nấu chảy các phôi trên thành nguyên liệu để đưa vào sản xuất. Quý Cục có thể hướng dẫn cho DN làm công văn xin chuyển đổi mục đích sử dụng? Đối với trường hợp nấu chảy để tạo nguyên liệu sản xuất thì loại hình tờ khai khi chuyển đổi mục đích là loại hình nào? Vì TSCĐ trên đã hết khấu hao nên cách xác định trị giá để mở mở khai mới sẽ theo quy định nào? Vì đưa vào làm nguyên liệu SX nên sau khi nấu chảy, DN sẽ phải quản lý Xuất-nhập-tồn vậy số lượng (trọng lượng) sẽ theo lượng thực tế sau khi nấu chảy hay theo lượng của TK nhập khẩu ban đầu?
Ngày gửi: 27/03/2018 – Trả lời: 02/04/2018
Tên doanh nghiệp: công ty TNHH comtech
Địa chỉ: 275B lạch tray, Ngô Quyền, Hải Phòng – Email : tracyphan1412@gmail.com
Vướng mắc của Công ty, Cục Hải quan Đồng Nai có ý kiến trao đổi như sau:
1/Vướng mắc 1:
– Căn cứ khoản 3 Điều 86 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính quy định:
“Điều 85. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu thực hiện dự án đầu tư miễn thuế
3. Thanh lý, thay đổi mục đích sử dụng hàng hoá nhập khẩu miễn thuế
a) Các hình thức thanh lý, thay đổi mục đích sử dụng hàng hoá thuộc diện thanh lý, điều kiện thanh lý, hồ sơ thanh lý hàng hoá nhập khẩu miễn thuế của dự án có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 04/2007/TT-BTM ngày 04 tháng 4 năm 2007 của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) hướng dẫn hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công, thanh lý hàng nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Đối với hàng hóa nhập khẩu miễn thuế để thực hiện dự án có vốn đầu tư trong nước, khi chuyển đổi mục đích sử dụng thì thực hiện việc kê khai, tính thuế trên tờ khai hải quan mới theo hướng dẫn tại Điều 21 Thông tư này;
b) Thủ tục thanh lý, thay đổi mục đích sử dụng thực hiện tại cơ quan hải quan nơi đăng ký Danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế nhập khẩu hàng hoá miễn thuế hoặc nơi đăng ký tờ khai hàng hóa nhập khẩu đối với trường hợp không phải đăng ký danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế;
c) Thủ tục thanh lý, thay đổi mục đích sử dụng:
c.1) Doanh nghiệp hoặc Ban thanh lý có văn bản nêu rõ lý do thanh lý, thay đổi mục đích sử dụng tên gọi, ký mã hiệu, lượng hàng, số tiền thuế đã được miễn thuế tương ứng với hàng hóa cần thanh lý, thay đổi mục đích sử dụng thuộc tờ khai hàng hóa nhập khẩu số, ngày, tháng, năm gửi cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai hàng hóa nhập khẩu hàng hóa miễn thuế;….”
– Về loại hình tờ khai Công ty căn cứ hướng dẫn tại công văn 2765/TCHQ-GSQL ngày 01/04/2015 của Tổng cục Hải quan chọn loại hình khai báo phù hợp.
2/Vướng mắc 2:
– Căn cứ khoản 1 điều 40 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính quy định:
“Điều 40. Áp dụng căn cứ tính thuế đối với một số trường hợp đặc biệt
1. Ðối với hàng hoá thay đổi mục đích sử dụng so với mục đích đã được xác định thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế hoặc đã được áp dụng thuế suất ưu đãi, ưu đãi đặc biệt, mức thuế theo hạn ngạch thuế quan thì căn cứ để tính thuế là trị giá tính thuế, thuế suất và tỷ giá tại thời điểm đăng ký tờ khai mới. Trong đó:
a) Trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu thực hiện theo quy định tại Luật Hải quan, Nghị định số 08/2015/NĐ-CP và Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;…”.
– Căn cứ Điểm b Khoản 2 Điều 17 Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính quy định:
“Điều 17. Trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong một số trường hợp đặc biệt
2. Hàng hóa nhập khẩu đã sử dụng tại Việt Nam, có thay đổi mục đích sử dụng so với mục đích đã được xác định thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế:
…b) Hàng hóa nhập khẩu khác: Trị giá hải quan là giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán tại thời điểm chuyển đổi mục đích sử dụng, được xác định theo nguyên tắc, phương pháp xác định trị giá hải quan quy định tại Thông tư này”.
Như vậy, nguyên tắc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa chuyển mục đích sử dụng thực hiện theo điều 17 Thông tư số 39/2015/TT-BTC và căn cứ các phương pháp xác định trị giá quy định tại điều 5 Thông tư số 39/2015/TT-BTC để xác định trị giá hải quan đối với hàng hoá là máy móc thiết bị chuyển mục đích sử dụng.
3/Vướng mắc 3:
– Căn cứ Điều 55 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu :
“Điều 55. Định mức thực tế để gia công, sản xuất sản phẩm xuất khẩu
1. Định mức thực tế để gia công, sản xuất sản phẩm xuất khẩu, gồm:
…Định mức sử dụng nguyên liệu, định mức vật tư tiêu hao và tỷ lệ hao hụt nguyên liệu, vật tư được lưu tại doanh nghiệp và xuất trình khi cơ quan hải quan kiểm tra hoặc có yêu cầu giải trình cách tính định mức, tỷ lệ hao hụt nguyên liệu, vật tư.
…4. Người đại diện theo pháp luật của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về tính chính xác của định mức sử dụng, định mức tiêu hao, tỷ lệ hao hụt và sử dụng định mức vào đúng mục đích gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu; trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật;”
Theo đó, việc xây dựng định mức do công ty tự chịu trách nhiệm và căn cứ thực tế sử dụng để xác định cho chính xác làm cơ sở đề nghị không thu/hoàn thuế đối với mặt hàng như đã nêu cũng như là cơ sở đối chiếu, kiểm tra báo cáo quyết toán/kiểm tra sau thông quan sau này theo số lượng của TK nhập khẩu ban đầu. Khi có chênh lệch như công ty nêu thì phải xác định định mức quy đổi và chứng từ chứng minh là phù hợp trong quá trình nấu chảy thành nguyên liệu sản xuất.
NGUỒN: HẢI QUAN ĐỒNG NAI