Thủ tục nhập máy móc, nguyên liệu, kiểm tra cơ sở sản xuất của doanh nghiệp chế xuất mới thành lập
Câu hỏi:
Hiện tại công ty tôi đang trong quá trình xây dựng, dự kiến 2023 thì hoàn thành. Nhưng công ty muốn thuê địa điểm 1 xưởng của 1 công ty khác để sản xuất ngay trong năm 2020 và đã xin được chứng nhận đầu tư công nhận là doanh nghiệp chế xuất, trên chứng nhận đầu tư phần quy mô dự án: có ghi chia làm 2 giai đoạn: + Giai đoạn 1 thực hiện dự án tại địa chỉ thuê xưởng đến năm 2023 + Giai đoạn 2 thực hiện dự án tại địa chỉ chính của công ty từ 2023-2067 Vậy cho hỏi: 1. giai đoạn 1 công ty phải đăng ký điều kiện giám sát và cơ sở sản xuất tại địa điểm đi thuê đúng không và thủ tục như thế nào? doanh nghiệp được áp dụng nhập máy móc, nguyên liệu miễn thuế từ giai đoạn 1 này không? 2. Giai đoạn 2 khi công ty thực hiện sản xuất tại địa điểm chính của công ty thì có phải kiểm tra lại điều kiên giám sát và cơ sơ sản xuất lại không? Và công ty phải làm thủ tục gì khi chuyển đổi địa điểm công ty không?
Ngày gửi: 28/03/2020 – Trả lời: 06/04/2020
Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH Siri Việt Nam
Địa chỉ: Hà Nam – Email : kinhdoanhthh01@gmail.com
Căn cứ điều 30 Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/05/2018 của Chính phủ quy định:
Điều 30. Quy định riêng áp dụng đối với khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất
1. Khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất được áp dụng quy định đối với khu vực hải quan riêng, khu phi thuế quan trừ các quy định riêng áp dụng đối với khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu. Doanh nghiệp chế xuất được quy định trong Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc trong văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền trong trường hợp không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Cơ quan đăng ký đầu tư có trách nhiệm lấy ý kiến cơ quan hải quan có thẩm quyền về khả năng đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan trước khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc xác nhận bằng văn bản cho nhà đầu tư.
2. Trong khu công nghiệp có thể có các phân khu công nghiệp dành cho các doanh nghiệp chế xuất. Khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất hoặc phân khu công nghiệp dành cho doanh nghiệp chế xuất được ngăn cách với lãnh thổ bên ngoài bằng hệ thống tường rào, có cảng và cửa ra, vào, bảo đảm điều kiện cho sự kiểm tra, giám sát, kiểm soát của cơ quan hải quan và các cơ quan chức năng có liên quan theo quy định áp dụng đối với khu phi thuế quan, quy định tại pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Căn cứ khoản 36 điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 của Bộ Tài chính quy định:
36. Điều 56 được sửa đổi bổ sung như sau:
“Điều 56. Thông báo cơ sở gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu; nơi lưu giữ nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, sản phẩm xuất khẩu; hợp đồng, phụ lục hợp đồng gia công
1. Thông báo cơ sở gia công, gia công lại, cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu; nơi lưu giữ nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, sản phẩm xuất khẩu (sau đây gọi là thông báo CSSX)
a) Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân:
a.1) Thông báo CSSX theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 20 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này và các chứng từ khác kèm theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP cho Chi cục Hải quan do tổ chức, cá nhân dự kiến lựa chọn làm thủ tục hải quan theo quy định tại khoản 1 Điều 58 (sau đây gọi là Chi cục Hải quan quản lý) Thông tư này thông qua Hệ thống, bao gồm cả trường hợp tổ chức, cá nhân là doanh nghiệp chế xuất (sau đây gọi là DNCX).
Trường hợp Hệ thống gặp sự cố, tổ chức, cá nhân thông báo CSSX theo mẫu số 12/TB-CSSX/GSQL Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;
a.2) Trường hợp thông tin về cơ sở gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu đã thông báo có sự thay đổi thì tổ chức cá nhân phải thông báo bổ sung thông tin thay đổi cho Chi cục Hải quan quản lý thông qua Hệ thống theo mẫu số 20 Phụ lục II hoặc theo mẫu số 12/TB-CSSX/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh thay đổi;
a.3) Trường hợp lưu giữ nguyên liệu, vật tư, sản phẩm ngoài cơ sở sản xuất thì trước khi đưa nguyên liệu, vật tư, sản phẩm đến địa điểm lưu giữ, tổ chức, cá nhân phải thông báo địa điểm lưu giữ cho Chi cục Hải quan quản lý thông qua Hệ thống theo mẫu số 20 Phụ lục II hoặc theo mẫu số 12/TB-CSSX/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này;
a.4) Trường hợp thay đổi Chi cục Hải quan quản lý (nơi đã thông báo CSSX) thì tổ chức, cá nhân thông báo đến Chi cục Hải quan quản lý trước đây, Chi cục Hải quan quản lý mới thông qua Hệ thống hoặc bằng văn bản và thực hiện thông báo CSSX cho Chi cục Hải quan quản lý mới theo quy định tại điểm a.1 khoản này. Tổ chức, cá nhân thực hiện báo cáo quyết toán tại Chi cục Hải quan quản lý mới theo quy định tại Điều 60 Thông tư này;
a.5) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung kê khai trong văn bản thông báo cơ sở gia công, sản xuất, nơi lưu giữ nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, sản phẩm xuất khẩu;
a.6) Tiếp nhận phản hồi của cơ quan hải quan để sửa đổi, bổ sung (nếu có) thông tin đã thông báo trên Hệ thống.””
Như vậy, theo các quy định trên trường hợp địa điểm thuê (giai đoạn 1 dự án) đủ điều kiện cho sự kiểm tra, giám sát, kiểm soát của cơ quan hải quan và các cơ quan chức năng có liên quan theo quy định áp dụng đối với khu phi thuế quan, quy định tại pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và được cơ quan đăng ký đầu tư cấp phép hoạt động DNCX tại địa điểm này thì công ty được áp dụng các chính sách xuất nhập khẩu của DNCX. Công ty có trách nhiệm phải thông báo cơ sở sản xuất theo quy định tại khoản 36 điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC.
Khi kết thúc giai đoạn 1, công ty chuyển cơ sở sản xuất sang địa điểm khác thì sơ sở sản xuất mới cũng phải đáp ứng đủ điều kiện cho sự kiểm tra, giám sát, kiểm soát của cơ quan Hải quan và các cơ quan chức năng có liên quan theo quy định áp dụng đối với khu phi thuế quan, quy định tại pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và phải được cơ quan đăng ký đầu tư cấp phép. Công ty có trách nhiệm thông báo sự thay đổi về cơ sở sản xuất cho Chi cục Hải quan quản lý thông qua Hệ thống theo quy định tại khoản 36 điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC.
NGUỒN: HẢI QUAN ĐỒNG NAI
Câu hỏi:
Hiện tại công ty tôi đang trong quá trình xây dựng, dự kiến 2023 thì hoàn thành. Nhưng công ty muốn thuê địa điểm 1 xưởng của 1 công ty khác để sản xuất ngay trong năm 2020 và đã xin được chứng nhận đầu tư công nhận là doanh nghiệp chế xuất, trên chứng nhận đầu tư phần quy mô dự án: có ghi chia làm 2 giai đoạn: + Giai đoạn 1 thực hiện dự án tại địa chỉ thuê xưởng đến năm 2023 + Giai đoạn 2 thực hiện dự án tại địa chỉ chính của công ty từ 2023-2067 Vậy cho hỏi: 1. giai đoạn 1 công ty phải đăng ký điều kiện giám sát và cơ sở sản xuất tại địa điểm đi thuê đúng không và thủ tục như thế nào? doanh nghiệp được áp dụng nhập máy móc, nguyên liệu miễn thuế từ giai đoạn 1 này không? 2. Giai đoạn 2 khi công ty thực hiện sản xuất tại địa điểm chính của công ty thì có phải kiểm tra lại điều kiên giám sát và cơ sơ sản xuất lại không? Và công ty phải làm thủ tục gì khi chuyển đổi địa điểm công ty không?
Ngày gửi: 28/03/2020 – Trả lời: 06/04/2020
Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH Siri Việt Nam
Địa chỉ: Hà Nam – Email : kinhdoanhthh01@gmail.com
Căn cứ điều 30 Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/05/2018 của Chính phủ quy định:
Điều 30. Quy định riêng áp dụng đối với khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất
1. Khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất được áp dụng quy định đối với khu vực hải quan riêng, khu phi thuế quan trừ các quy định riêng áp dụng đối với khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu. Doanh nghiệp chế xuất được quy định trong Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc trong văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền trong trường hợp không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Cơ quan đăng ký đầu tư có trách nhiệm lấy ý kiến cơ quan hải quan có thẩm quyền về khả năng đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan trước khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc xác nhận bằng văn bản cho nhà đầu tư.
2. Trong khu công nghiệp có thể có các phân khu công nghiệp dành cho các doanh nghiệp chế xuất. Khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất hoặc phân khu công nghiệp dành cho doanh nghiệp chế xuất được ngăn cách với lãnh thổ bên ngoài bằng hệ thống tường rào, có cảng và cửa ra, vào, bảo đảm điều kiện cho sự kiểm tra, giám sát, kiểm soát của cơ quan hải quan và các cơ quan chức năng có liên quan theo quy định áp dụng đối với khu phi thuế quan, quy định tại pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Căn cứ khoản 36 điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 của Bộ Tài chính quy định:
36. Điều 56 được sửa đổi bổ sung như sau:
“Điều 56. Thông báo cơ sở gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu; nơi lưu giữ nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, sản phẩm xuất khẩu; hợp đồng, phụ lục hợp đồng gia công
1. Thông báo cơ sở gia công, gia công lại, cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu; nơi lưu giữ nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, sản phẩm xuất khẩu (sau đây gọi là thông báo CSSX)
a) Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân:
a.1) Thông báo CSSX theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 20 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này và các chứng từ khác kèm theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP cho Chi cục Hải quan do tổ chức, cá nhân dự kiến lựa chọn làm thủ tục hải quan theo quy định tại khoản 1 Điều 58 (sau đây gọi là Chi cục Hải quan quản lý) Thông tư này thông qua Hệ thống, bao gồm cả trường hợp tổ chức, cá nhân là doanh nghiệp chế xuất (sau đây gọi là DNCX).
Trường hợp Hệ thống gặp sự cố, tổ chức, cá nhân thông báo CSSX theo mẫu số 12/TB-CSSX/GSQL Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;
a.2) Trường hợp thông tin về cơ sở gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu đã thông báo có sự thay đổi thì tổ chức cá nhân phải thông báo bổ sung thông tin thay đổi cho Chi cục Hải quan quản lý thông qua Hệ thống theo mẫu số 20 Phụ lục II hoặc theo mẫu số 12/TB-CSSX/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh thay đổi;
a.3) Trường hợp lưu giữ nguyên liệu, vật tư, sản phẩm ngoài cơ sở sản xuất thì trước khi đưa nguyên liệu, vật tư, sản phẩm đến địa điểm lưu giữ, tổ chức, cá nhân phải thông báo địa điểm lưu giữ cho Chi cục Hải quan quản lý thông qua Hệ thống theo mẫu số 20 Phụ lục II hoặc theo mẫu số 12/TB-CSSX/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này;
a.4) Trường hợp thay đổi Chi cục Hải quan quản lý (nơi đã thông báo CSSX) thì tổ chức, cá nhân thông báo đến Chi cục Hải quan quản lý trước đây, Chi cục Hải quan quản lý mới thông qua Hệ thống hoặc bằng văn bản và thực hiện thông báo CSSX cho Chi cục Hải quan quản lý mới theo quy định tại điểm a.1 khoản này. Tổ chức, cá nhân thực hiện báo cáo quyết toán tại Chi cục Hải quan quản lý mới theo quy định tại Điều 60 Thông tư này;
a.5) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung kê khai trong văn bản thông báo cơ sở gia công, sản xuất, nơi lưu giữ nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, sản phẩm xuất khẩu;
a.6) Tiếp nhận phản hồi của cơ quan hải quan để sửa đổi, bổ sung (nếu có) thông tin đã thông báo trên Hệ thống.””
Như vậy, theo các quy định trên trường hợp địa điểm thuê (giai đoạn 1 dự án) đủ điều kiện cho sự kiểm tra, giám sát, kiểm soát của cơ quan hải quan và các cơ quan chức năng có liên quan theo quy định áp dụng đối với khu phi thuế quan, quy định tại pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và được cơ quan đăng ký đầu tư cấp phép hoạt động DNCX tại địa điểm này thì công ty được áp dụng các chính sách xuất nhập khẩu của DNCX. Công ty có trách nhiệm phải thông báo cơ sở sản xuất theo quy định tại khoản 36 điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC.
Khi kết thúc giai đoạn 1, công ty chuyển cơ sở sản xuất sang địa điểm khác thì sơ sở sản xuất mới cũng phải đáp ứng đủ điều kiện cho sự kiểm tra, giám sát, kiểm soát của cơ quan Hải quan và các cơ quan chức năng có liên quan theo quy định áp dụng đối với khu phi thuế quan, quy định tại pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và phải được cơ quan đăng ký đầu tư cấp phép. Công ty có trách nhiệm thông báo sự thay đổi về cơ sở sản xuất cho Chi cục Hải quan quản lý thông qua Hệ thống theo quy định tại khoản 36 điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC.
NGUỒN: HẢI QUAN ĐỒNG NAI