Thủ tục nhập khẩu sản phẩm thép cơ khí
Nguồn: Mr. Dương Quốc Phi_Hội XNK Việt Nam
Bài viết có tính chất tham khảo, rất mong sự đóng góp ý kiến của các bạn đọc để xây dựng bài viết tốt hơn
Tài liệu chuẩn bị:
1/ Chứng nhận nguyên liệu (Test report / Mill test / Certificate of analysis)
2/ Thông tư 12/2015/TT-BCT ngày 12/06/2015
3/ Thông tư 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN ngày 31/12/2015
4/ Các tài liệu về tiêu chuẩn thép: JIS G3141, JIS G3113, JIS G4401, SAE J403…
5/ Quyết định 7896/QĐ-BCT ngày 05/09/2014
6/ Công văn 14087/BTC-TCHQ ngày 06/10/2014
7/ Công văn 8203/TCHQ-TXNK ngày 09/09/2015
8/ Quyết định 1656/QĐ-BCT ngày 29/04/2016
9/ Luật Chất Lượng sản phẩm, hàng hóa số 05/2007/QH12
10/ Nghị định số 80/2013/NĐ-CP ngày 19/07/2013
11/ Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/08/2006
12/ Thông tư 09/2007/TT-BKHCN ngày 06/04/2007
13/ Thông tư 14/2007/TT-BKHCN ngày 25/07/2007
14/ Công văn 8694/BCT-XNK ngày 21/08/2015
Các bước làm thủ tục nhập khẩu thép: trước khi nhập khẩu thép các bạn nên đặt câu hỏi? mặt hàng thép mình nhập khẩu về có thuộc thép cốt bê tông không? Có phải xin giấy phép nhập khẩu tự động không? Có phải đăng ký kiểm tra chất lượng không? Có phải chịu thuế chống phá giá không?…khi làm sáng tỏ các câu hỏi trên rồi hãy mở tờ khai nhập khẩu nhé. Tôi xin giới thiệu 8 bước sau:
B1: Yêu cầu nhà cung cấp tuân theo việc ghi nhãn hàng hóa thực hiện theo Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/08/2006, theo thông tư 09/2007/TT-BKHCN ngày 06/04/2007 và thông tư 14/2007/TT-BKHCN ngày 25/07/2007
B2: Xác định rõ tên thép và mã HS của thép:
– Căn cứ vào chú giải của chương 72, chú giải mã HS và đối chiếu với giấy chứng nhận nguyên liệu để xác định tên và mã HS
– Hiểu rõ định nghĩa thế nào là thép hợp kim? thép không hợp kim? Thép không gỉ?
– Thép ở dạng nào: dạng tấm, hay thanh, hay ống… quy cách của thép đó
B3: Đối chiếu mã HS có thuộc phụ lục số 01 của thông tư 12/2015/TT-BCT ngày 12/06/2015 nếu thuộc thì đăng ký “giấy phép nhập khẩu tự động”. Nếu công ty nhập khẩu sản phẩm thép để trực tiếp phục vụ sản xuất, gia công thì có thể lựa chọn là đăng ký giấy phép NK tự động quy định tại tại Điều 5 và Điều 12 của thông tư 12/2015/TT-BCT hoặc không phải làm thủ tục xin Giấy phép nhập khẩu tự động quy định tại Điều 5 và Điều 12 nhưng phải xuất trình Bản cam kết có xác nhận của Sở Công Thương nơi doanh nghiệp đăng ký hoạt động sản xuất cho cơ quan hải quan khi làm thủ tục nhập khẩu cùng với bộ hồ sơ nhập khẩu theo quy định hiện hành được quy định tại Điều 13 của thông tư 12/2015/TT-BCT.
Chú ý: sản phẩm thép nhập khẩu trong các trường hợp sau đây không phải đăng ký giấy phép NK tự động hay phải xuất trình Bản cam kết có xác nhận của Sở Công Thương:
a) Hàng tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh;
b) Hàng nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại: hàng viện trợ nhân đạo, hàng nhập khẩu phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học, hàng mẫu không thanh toán
c) Hàng nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phí thuế quan; hàng mua từ nội địa vào khu phi thuế quan; hàng mua bán giữa các khu phi thuế quan
B4: Đăng ký Giấy phép NK tự động (áp dụng cho cả doanh nghiệp nhập kinh doanh và nhập sản xuất) hoặc thủ tục cam kết có xác nhận của Sở Công Thương (chỉ áp dụng cho doanh nghiệp nhập sản xuất). Doanh nghiệp nhập sản xuất được quyền lựa chọn xin giấy phép hoặc cam kết có xác nhận của Sở Công Thương:
A/ Đăng ký Giấy phép NK tự động:
1. Nơi đăng ký: Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương: Số 54 Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội hoặc Văn phòng đại diện Cục Xuất nhập khẩu tại thành phố Hồ Chí Minh: Số 12 Võ Văn Kiệt, Lầu 2, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
2. Thời hạn của giấy phép: trong vòng 30 ngày kể từ ngày Bộ Công Thương xác nhận
3. Đăng ký hồ sơ thương nhân: chỉ áp dụng khi đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu tự động lần đầu tiên. Hồ sơ thương nhân bao gồm: Đăng ký mẫu chữ ký của người có thẩm quyền ký hoặc được ủy quyền ký Đơn đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu tự động và con dấu của thương nhân (Phụ lục số 02); Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư: 01 (một) bản sao (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân). Mọi thay đổi trong hồ sơ thương nhân phải được thông báo cho Cơ quan cấp Giấy phép bằng văn bản.
4. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu tự động: Đơn đăng ký nhập khẩu tự động: 02 (hai) bản (theo mẫu quy định tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư 12/2015/TT-BCT; Hợp đồng nhập khẩu hoặc các văn bản có giá trị tương đương hợp đồng: 01 (một) bản sao (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân); Hoá đơn thương mại: 01 (một) bản sao (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân); Tín dụng thư (L/C) hoặc chứng từ thanh toán hoặc Giấy xác nhận thanh toán qua ngân hàng (có kèm Giấy đề nghị xác nhận thanh toán qua ngân hàng) theo mẫu quy định tại Phụ lục số 04 và 05 của Thông tư 12/2015/TT-BCT: 01 (một) bản sao (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân); Vận tải đơn hoặc chứng từ vận tải của lô hàng: 01 (một) bản sao (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân).
5. Thời gian cấp giấy phép: bảy (07) ngày làm việc, kể từ ngày Cơ quan cấp Giấy phép nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ của thương nhân theo quy định trên với hồ sơ đăng ký bằng giấy hoặc năm (05) ngày làm việc kể từ ngày Cơ quan cấp Giấy phép nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ của thương nhân theo quy định trên đối với hồ sơ đăng ký qua hệ thống mạng Internet
6. Cấp lại, sửa đổi và thu hồi Giấy phép nhập khẩu tự động quy định tại điều 10 của thông tư 12/2015/TT-BCT
7. Đăng ký cấp Giấy phép nhập khẩu tự động qua mạng Internet quy định tại điều 11 của thông tư 12/2015/TT-BCT.
B/ Hồ sơ đăng ký xác nhận Bản cam kết của Sở Công Thương:
1. Nơi đăng ký: Sở công thương nơi doanh nghiệp đăng ký hoạt động sản xuất
2. Thời hạn của bản cam kết: trong vòng 06 tháng kể từ ngày Sở Công Thương ký xác nhận.
3. Thời gian xác nhận là 05 ngày làm việc kể từ ngày Sở Công Thương nhận được đề nghị xác nhận Bản cam kết
4. Hồ sơ gồm: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư; Công văn cam kết: Dây chuyền, thiết bị sản xuất, gia công phù hợp để sản xuất, gia công các nguyên liệu nhập khẩu; Sản phẩm thép nhập khẩu chỉ được sử dụng cho mục đích sản xuất, gia công không nhằm mục đích kinh doanh. Số lượng nhập khẩu phù hợp với công suất của dây chuyền sản xuất, gia công trong một thời gian nhất định theo khai báo của doanh nghiệp; Việc gia công, sản xuất không phải là những hoạt động gia công đơn giản như uốn, cắt, mài, cuộn đơn giản hoặc những hoạt động gia công đơn giản khác
B5: Đối chiếu mã HS có thuộc phụ lục II và III của thông tư 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN ngày 31/12/2015 nếu thuộc thì chuẩn bị hồ sơ kiểm tra chất lượng.
Chú ý: các sản phẩm thép sau đây không phải kiểm tra chất lượng:
– Sản phẩm thép sản xuất để xuất khẩu, nhập khẩu theo Hợp đồng gia công hàng xuất khẩu, tạm nhập tái xuất, quá cảnh, chuyển khẩu, theo Hợp đồng sản xuất hàng để xuất khẩu; sản phẩm thép do các doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp hoạt động trong khu chế xuất nhập khẩu làm nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu;
– Sản phẩm thép đã quy định cụ thể tại các văn bản quy phạm pháp luật khác;
– Sản phẩm thép phục vụ Mục đích an ninh, quốc phòng;
– Sản phẩm thép sản xuất trong nước, nhập khẩu để sử dụng trong các dự án, công trình quan trọng quốc gia; dự án, công trình được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
– Sản phẩm thép sản xuất trong nước, nhập khẩu phục vụ chế tạo trong nước quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.
1. Đăng ký kiểm tra chất lượng: có 2 cách:
– Đăng ký đánh giá sự phù hợp theo lô hàng nhập khẩu: có giá trị theo từng lô (thủ tục làm theo các bước sau)
– Đăng ký đánh giá sự phù hợp tại nước xuất khẩu: có giá trị 3 năm (xin được nhắc đến trong bài viết sau)
2. Thủ tục Đăng ký đánh giá sự phù hợp theo lô hàng nhập khẩu: trước khi hàng về tới cảng lập hồ sơ đăng ký:
– Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu tại phụ lục V của thông tư 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN
– Bản sao y doanh nghiệp: hợp đồng, danh sách đóng gói, hóa đơn, vận đơn và giấy chứng nhận xuất xứ. Trên hợp đồng có ghi rõ hàng hóa được áp dụng theo tiêu chuẩn nào: JIS G3141, SAE J403
– Nơi đăng ký: tại Chi Cục Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng thuộc Sở Khoa Học và Công Nghệ tại địa bàn của Doanh nghiệp
– Thời gian đăn ký khoảng 30 phút hoặc trong vòng 1 ngày tùy thuộc có lãnh đạo có ở đó để ký và đóng dấu hay không? Sau khi đăng ký xong DN nhận lại bản “Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu” có ghi rõ số đăng ký (cái này sẽ được ghi vào phần trong tờ khai)
3. Nếu thép được phân loại mã HS thuộc mục 2 phụ lục III của thông tư 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN thì ngoài hồ sơ trên phải bổ sung thêm Bản kê khai thép nhập khẩu đã được Bộ Công Thương (Vụ công nghiệp nặng) xác nhận và bản sao Giấy xác nhận nhu cầu nhập khẩu thép của Sở Công Thương
+ Thủ tục xác nhận nhu cầu nhập khẩu thép:
1. Nơi nộp hồ sơ: Sở công thương nơi công ty hoạt động
2. Thời gian xác nhận: trong hạn 5 ngày làm việc
3. Thời hạn của giấy xác nhận: 6 tháng kể từ ngày ban hành
4. Hồ sơ gồm: Giấy đề nghị xác nhận nhu cầu nhập khẩu thép để trực tiếp phục vụ sản xuất, gia công cơ khí, chế tạo và cam kết không sử dụng thép nhập khẩu để sản xuất các sản phẩm thép phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thép làm cốt bê tông với số lượng nhập khẩu phù hợp với công suất của dây chuyền sản xuất, gia công trong một thời gian nhất định theo kê khai; Bản sao có chứng thực đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Bản thuyết minh cơ sở vật chất (diện tích nhà xưởng, kho bãi, dây chuyền công nghệ), năng lực sản xuất của tổ chức, cá nhân, chủng loại sản phẩm và nhu cầu thép làm nguyên liệu sản xuất (tấn /năm) có ký tên, đóng dấu của đại diện của doanh nghiệp
+ Thủ tục xác nhận kê khai nhập khẩu thép:
1. Nơi nộp hồ sơ: Vụ Công nghiệp nặng, Bộ Công Thương, 54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
2. Thời gian xác nhận: 05 ngày làm việc
3. Thời hạn của xác nhận: 01 tháng kể từ ngày xác nhận
4. Hồ sơ gồm: 03 bản kê khai thép nhập khẩu theo mẫu tại phụ lục IV của thông tư 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN
B6: Khai tờ khai, chú ý mấy vấn đề sau:
1. Nếu hàng thuộc diện chịu thuế chống bán phá giá thì phải khai đúng mã thuế chống phá giá tại phần khai “Danh sách hàng”. Nếu hàng thuộc loại hình SXXK thì thuế chống bán phá giá này sẽ được hưởng chính sách như đối với thuế nhập khẩu (được hoàn, không thu … ). Hàng tái xuất cũng được hoàn thuế như thuế nhập khẩu…
2. Nếu hàng thuộc diện phải xin giấy phép NK tự động thì phải khai mã văn bản pháp quy tương ứng với mỗi văn bản pháp luật. Điền mã phân loại giấy phép nhập khẩu và số giấy phép nhập khẩu tại “thông tin chung 2”. Nếu xin xác nhận tại điều 13 của thông tư 12/2015/TT-BCT thì khai số giấy xác nhận của sở công thương nào tại phần “ghi chú” hoặc ô “chi tiết khai trị giá” hoặc ô “tên hàng”…
3. Nếu hàng thuộc diện phải đăng ký kiểm tra chất lượng thì phải khai mã văn bản pháp quy tương ứng với mỗi văn bản pháp luật. Điền số đăng ký và xin đưa hàng về bảo quản vào phần “ghi chú” hoặc ô “chi tiết khai trị giá” hoặc ô “tên hàng”…
B7: Thông báo cho kho biết những mặt hàng cần phải kiểm tra chất lượng, đưa hàng vào khu vực riêng. Chỉ được phép sử dụng khi có thông báo từ XNK, chưa có kết quả thông quan hàng hóa thì không được phép sử dụng hàng. Thông báo kho bố trí người để lấy mẫu / cắt mẫu theo yêu cầu của bên kiểm định
1. Tìm trung tâm kiểm định có chức năng trên: VIETNAMCONTROL, VINACONTROL…
2. Gửi thông tin cho bên kiểm định để bố trí lấy mẫu kiểm tra (Tên hàng hóa, kiểu loại khối lượng, tiêu chuẩn công bố áp dụng, xuất xứ, nhà sản xuất, bản sao: hợp đồng, hóa đơn, tờ khai nhập khẩu, vận đơn hoặc biên bản bàn giao hàng đối với lô hàng nhập khẩu tại chỗ)
3.Trong vòng từ 2-3 ngày sẽ có kết quả kiểm tra từ bên trung tâm kiểm định, gửi bản sao kết quả này cho bên Chi Cục Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng thuộc Sở Khoa Học và Công Nghệ, tối đa 3 ngày có kết quả thông báo. Thông thường chỉ mất 1-2 tiếng là có kết quả
B8: Khi có kết quả thông báo gửi hải quan để thông quan hàng hóa
1. Nếu thép được phân loại mã HS thuộc mục 2 phụ lục III của thông tư 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN thì ngoài hồ sơ trên phải bổ sung thêm Bản kê khai thép nhập khẩu đã được Bộ Công Thương (Vụ công nghiệp nặng) xác nhận và bản sao Giấy xác nhận nhu cầu nhập khẩu thép của Sở Công Thương
2. Nếu kết quả đạt thì thông báo cho kho sử dụng hàng hóa
Nếu kết quả không đạt thì cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa báo cáo và đề xuất biện pháp xử lý với cơ quan nhà nước có thẩm quyền; tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm yêu cầu quản lý chất lượng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định buộc tái xuất, tiêu hủy hoặc tái chế hàng hóa xử lý theo quy định tại điều 36 của Luât số 05/2007/QH12 Luật Chất Lượng sản phẩm, hàng hóa và xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại nghị định số 80/2013/NĐ-CP ngày 19/07/2013: Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa không phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố áp dụng;
b) Nội dung của tiêu chuẩn công bố áp dụng không phù hợp với quy định của quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
- Ghi chú: Để giảm số lần kiểm tra thì thực hiện theo điều 11 của của thông tư 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN.
Nguồn: Mr. Dương Quốc Phi_Hội XNK Việt Nam
Bài viết có tính chất tham khảo, rất mong sự đóng góp ý kiến của các bạn đọc để xây dựng bài viết tốt hơn
Tài liệu chuẩn bị:
1/ Chứng nhận nguyên liệu (Test report / Mill test / Certificate of analysis)
2/ Thông tư 12/2015/TT-BCT ngày 12/06/2015
3/ Thông tư 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN ngày 31/12/2015
4/ Các tài liệu về tiêu chuẩn thép: JIS G3141, JIS G3113, JIS G4401, SAE J403…
5/ Quyết định 7896/QĐ-BCT ngày 05/09/2014
6/ Công văn 14087/BTC-TCHQ ngày 06/10/2014
7/ Công văn 8203/TCHQ-TXNK ngày 09/09/2015
8/ Quyết định 1656/QĐ-BCT ngày 29/04/2016
9/ Luật Chất Lượng sản phẩm, hàng hóa số 05/2007/QH12
10/ Nghị định số 80/2013/NĐ-CP ngày 19/07/2013
11/ Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/08/2006
12/ Thông tư 09/2007/TT-BKHCN ngày 06/04/2007
13/ Thông tư 14/2007/TT-BKHCN ngày 25/07/2007
14/ Công văn 8694/BCT-XNK ngày 21/08/2015
Các bước làm thủ tục nhập khẩu thép: trước khi nhập khẩu thép các bạn nên đặt câu hỏi? mặt hàng thép mình nhập khẩu về có thuộc thép cốt bê tông không? Có phải xin giấy phép nhập khẩu tự động không? Có phải đăng ký kiểm tra chất lượng không? Có phải chịu thuế chống phá giá không?…khi làm sáng tỏ các câu hỏi trên rồi hãy mở tờ khai nhập khẩu nhé. Tôi xin giới thiệu 8 bước sau:
B1: Yêu cầu nhà cung cấp tuân theo việc ghi nhãn hàng hóa thực hiện theo Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/08/2006, theo thông tư 09/2007/TT-BKHCN ngày 06/04/2007 và thông tư 14/2007/TT-BKHCN ngày 25/07/2007
B2: Xác định rõ tên thép và mã HS của thép:
– Căn cứ vào chú giải của chương 72, chú giải mã HS và đối chiếu với giấy chứng nhận nguyên liệu để xác định tên và mã HS
– Hiểu rõ định nghĩa thế nào là thép hợp kim? thép không hợp kim? Thép không gỉ?
– Thép ở dạng nào: dạng tấm, hay thanh, hay ống… quy cách của thép đó
B3: Đối chiếu mã HS có thuộc phụ lục số 01 của thông tư 12/2015/TT-BCT ngày 12/06/2015 nếu thuộc thì đăng ký “giấy phép nhập khẩu tự động”. Nếu công ty nhập khẩu sản phẩm thép để trực tiếp phục vụ sản xuất, gia công thì có thể lựa chọn là đăng ký giấy phép NK tự động quy định tại tại Điều 5 và Điều 12 của thông tư 12/2015/TT-BCT hoặc không phải làm thủ tục xin Giấy phép nhập khẩu tự động quy định tại Điều 5 và Điều 12 nhưng phải xuất trình Bản cam kết có xác nhận của Sở Công Thương nơi doanh nghiệp đăng ký hoạt động sản xuất cho cơ quan hải quan khi làm thủ tục nhập khẩu cùng với bộ hồ sơ nhập khẩu theo quy định hiện hành được quy định tại Điều 13 của thông tư 12/2015/TT-BCT.
Chú ý: sản phẩm thép nhập khẩu trong các trường hợp sau đây không phải đăng ký giấy phép NK tự động hay phải xuất trình Bản cam kết có xác nhận của Sở Công Thương:
a) Hàng tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh;
b) Hàng nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại: hàng viện trợ nhân đạo, hàng nhập khẩu phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học, hàng mẫu không thanh toán
c) Hàng nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phí thuế quan; hàng mua từ nội địa vào khu phi thuế quan; hàng mua bán giữa các khu phi thuế quan
B4: Đăng ký Giấy phép NK tự động (áp dụng cho cả doanh nghiệp nhập kinh doanh và nhập sản xuất) hoặc thủ tục cam kết có xác nhận của Sở Công Thương (chỉ áp dụng cho doanh nghiệp nhập sản xuất). Doanh nghiệp nhập sản xuất được quyền lựa chọn xin giấy phép hoặc cam kết có xác nhận của Sở Công Thương:
A/ Đăng ký Giấy phép NK tự động:
1. Nơi đăng ký: Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương: Số 54 Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội hoặc Văn phòng đại diện Cục Xuất nhập khẩu tại thành phố Hồ Chí Minh: Số 12 Võ Văn Kiệt, Lầu 2, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
2. Thời hạn của giấy phép: trong vòng 30 ngày kể từ ngày Bộ Công Thương xác nhận
3. Đăng ký hồ sơ thương nhân: chỉ áp dụng khi đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu tự động lần đầu tiên. Hồ sơ thương nhân bao gồm: Đăng ký mẫu chữ ký của người có thẩm quyền ký hoặc được ủy quyền ký Đơn đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu tự động và con dấu của thương nhân (Phụ lục số 02); Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư: 01 (một) bản sao (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân). Mọi thay đổi trong hồ sơ thương nhân phải được thông báo cho Cơ quan cấp Giấy phép bằng văn bản.
4. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu tự động: Đơn đăng ký nhập khẩu tự động: 02 (hai) bản (theo mẫu quy định tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư 12/2015/TT-BCT; Hợp đồng nhập khẩu hoặc các văn bản có giá trị tương đương hợp đồng: 01 (một) bản sao (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân); Hoá đơn thương mại: 01 (một) bản sao (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân); Tín dụng thư (L/C) hoặc chứng từ thanh toán hoặc Giấy xác nhận thanh toán qua ngân hàng (có kèm Giấy đề nghị xác nhận thanh toán qua ngân hàng) theo mẫu quy định tại Phụ lục số 04 và 05 của Thông tư 12/2015/TT-BCT: 01 (một) bản sao (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân); Vận tải đơn hoặc chứng từ vận tải của lô hàng: 01 (một) bản sao (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân).
5. Thời gian cấp giấy phép: bảy (07) ngày làm việc, kể từ ngày Cơ quan cấp Giấy phép nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ của thương nhân theo quy định trên với hồ sơ đăng ký bằng giấy hoặc năm (05) ngày làm việc kể từ ngày Cơ quan cấp Giấy phép nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ của thương nhân theo quy định trên đối với hồ sơ đăng ký qua hệ thống mạng Internet
6. Cấp lại, sửa đổi và thu hồi Giấy phép nhập khẩu tự động quy định tại điều 10 của thông tư 12/2015/TT-BCT
7. Đăng ký cấp Giấy phép nhập khẩu tự động qua mạng Internet quy định tại điều 11 của thông tư 12/2015/TT-BCT.
B/ Hồ sơ đăng ký xác nhận Bản cam kết của Sở Công Thương:
1. Nơi đăng ký: Sở công thương nơi doanh nghiệp đăng ký hoạt động sản xuất
2. Thời hạn của bản cam kết: trong vòng 06 tháng kể từ ngày Sở Công Thương ký xác nhận.
3. Thời gian xác nhận là 05 ngày làm việc kể từ ngày Sở Công Thương nhận được đề nghị xác nhận Bản cam kết
4. Hồ sơ gồm: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư; Công văn cam kết: Dây chuyền, thiết bị sản xuất, gia công phù hợp để sản xuất, gia công các nguyên liệu nhập khẩu; Sản phẩm thép nhập khẩu chỉ được sử dụng cho mục đích sản xuất, gia công không nhằm mục đích kinh doanh. Số lượng nhập khẩu phù hợp với công suất của dây chuyền sản xuất, gia công trong một thời gian nhất định theo khai báo của doanh nghiệp; Việc gia công, sản xuất không phải là những hoạt động gia công đơn giản như uốn, cắt, mài, cuộn đơn giản hoặc những hoạt động gia công đơn giản khác
B5: Đối chiếu mã HS có thuộc phụ lục II và III của thông tư 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN ngày 31/12/2015 nếu thuộc thì chuẩn bị hồ sơ kiểm tra chất lượng.
Chú ý: các sản phẩm thép sau đây không phải kiểm tra chất lượng:
– Sản phẩm thép sản xuất để xuất khẩu, nhập khẩu theo Hợp đồng gia công hàng xuất khẩu, tạm nhập tái xuất, quá cảnh, chuyển khẩu, theo Hợp đồng sản xuất hàng để xuất khẩu; sản phẩm thép do các doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp hoạt động trong khu chế xuất nhập khẩu làm nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu;
– Sản phẩm thép đã quy định cụ thể tại các văn bản quy phạm pháp luật khác;
– Sản phẩm thép phục vụ Mục đích an ninh, quốc phòng;
– Sản phẩm thép sản xuất trong nước, nhập khẩu để sử dụng trong các dự án, công trình quan trọng quốc gia; dự án, công trình được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
– Sản phẩm thép sản xuất trong nước, nhập khẩu phục vụ chế tạo trong nước quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.
1. Đăng ký kiểm tra chất lượng: có 2 cách:
– Đăng ký đánh giá sự phù hợp theo lô hàng nhập khẩu: có giá trị theo từng lô (thủ tục làm theo các bước sau)
– Đăng ký đánh giá sự phù hợp tại nước xuất khẩu: có giá trị 3 năm (xin được nhắc đến trong bài viết sau)
2. Thủ tục Đăng ký đánh giá sự phù hợp theo lô hàng nhập khẩu: trước khi hàng về tới cảng lập hồ sơ đăng ký:
– Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu tại phụ lục V của thông tư 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN
– Bản sao y doanh nghiệp: hợp đồng, danh sách đóng gói, hóa đơn, vận đơn và giấy chứng nhận xuất xứ. Trên hợp đồng có ghi rõ hàng hóa được áp dụng theo tiêu chuẩn nào: JIS G3141, SAE J403
– Nơi đăng ký: tại Chi Cục Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng thuộc Sở Khoa Học và Công Nghệ tại địa bàn của Doanh nghiệp
– Thời gian đăn ký khoảng 30 phút hoặc trong vòng 1 ngày tùy thuộc có lãnh đạo có ở đó để ký và đóng dấu hay không? Sau khi đăng ký xong DN nhận lại bản “Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu” có ghi rõ số đăng ký (cái này sẽ được ghi vào phần trong tờ khai)
3. Nếu thép được phân loại mã HS thuộc mục 2 phụ lục III của thông tư 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN thì ngoài hồ sơ trên phải bổ sung thêm Bản kê khai thép nhập khẩu đã được Bộ Công Thương (Vụ công nghiệp nặng) xác nhận và bản sao Giấy xác nhận nhu cầu nhập khẩu thép của Sở Công Thương
+ Thủ tục xác nhận nhu cầu nhập khẩu thép:
1. Nơi nộp hồ sơ: Sở công thương nơi công ty hoạt động
2. Thời gian xác nhận: trong hạn 5 ngày làm việc
3. Thời hạn của giấy xác nhận: 6 tháng kể từ ngày ban hành
4. Hồ sơ gồm: Giấy đề nghị xác nhận nhu cầu nhập khẩu thép để trực tiếp phục vụ sản xuất, gia công cơ khí, chế tạo và cam kết không sử dụng thép nhập khẩu để sản xuất các sản phẩm thép phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thép làm cốt bê tông với số lượng nhập khẩu phù hợp với công suất của dây chuyền sản xuất, gia công trong một thời gian nhất định theo kê khai; Bản sao có chứng thực đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Bản thuyết minh cơ sở vật chất (diện tích nhà xưởng, kho bãi, dây chuyền công nghệ), năng lực sản xuất của tổ chức, cá nhân, chủng loại sản phẩm và nhu cầu thép làm nguyên liệu sản xuất (tấn /năm) có ký tên, đóng dấu của đại diện của doanh nghiệp
+ Thủ tục xác nhận kê khai nhập khẩu thép:
1. Nơi nộp hồ sơ: Vụ Công nghiệp nặng, Bộ Công Thương, 54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
2. Thời gian xác nhận: 05 ngày làm việc
3. Thời hạn của xác nhận: 01 tháng kể từ ngày xác nhận
4. Hồ sơ gồm: 03 bản kê khai thép nhập khẩu theo mẫu tại phụ lục IV của thông tư 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN
B6: Khai tờ khai, chú ý mấy vấn đề sau:
1. Nếu hàng thuộc diện chịu thuế chống bán phá giá thì phải khai đúng mã thuế chống phá giá tại phần khai “Danh sách hàng”. Nếu hàng thuộc loại hình SXXK thì thuế chống bán phá giá này sẽ được hưởng chính sách như đối với thuế nhập khẩu (được hoàn, không thu … ). Hàng tái xuất cũng được hoàn thuế như thuế nhập khẩu…
2. Nếu hàng thuộc diện phải xin giấy phép NK tự động thì phải khai mã văn bản pháp quy tương ứng với mỗi văn bản pháp luật. Điền mã phân loại giấy phép nhập khẩu và số giấy phép nhập khẩu tại “thông tin chung 2”. Nếu xin xác nhận tại điều 13 của thông tư 12/2015/TT-BCT thì khai số giấy xác nhận của sở công thương nào tại phần “ghi chú” hoặc ô “chi tiết khai trị giá” hoặc ô “tên hàng”…
3. Nếu hàng thuộc diện phải đăng ký kiểm tra chất lượng thì phải khai mã văn bản pháp quy tương ứng với mỗi văn bản pháp luật. Điền số đăng ký và xin đưa hàng về bảo quản vào phần “ghi chú” hoặc ô “chi tiết khai trị giá” hoặc ô “tên hàng”…
B7: Thông báo cho kho biết những mặt hàng cần phải kiểm tra chất lượng, đưa hàng vào khu vực riêng. Chỉ được phép sử dụng khi có thông báo từ XNK, chưa có kết quả thông quan hàng hóa thì không được phép sử dụng hàng. Thông báo kho bố trí người để lấy mẫu / cắt mẫu theo yêu cầu của bên kiểm định
1. Tìm trung tâm kiểm định có chức năng trên: VIETNAMCONTROL, VINACONTROL…
2. Gửi thông tin cho bên kiểm định để bố trí lấy mẫu kiểm tra (Tên hàng hóa, kiểu loại khối lượng, tiêu chuẩn công bố áp dụng, xuất xứ, nhà sản xuất, bản sao: hợp đồng, hóa đơn, tờ khai nhập khẩu, vận đơn hoặc biên bản bàn giao hàng đối với lô hàng nhập khẩu tại chỗ)
3.Trong vòng từ 2-3 ngày sẽ có kết quả kiểm tra từ bên trung tâm kiểm định, gửi bản sao kết quả này cho bên Chi Cục Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng thuộc Sở Khoa Học và Công Nghệ, tối đa 3 ngày có kết quả thông báo. Thông thường chỉ mất 1-2 tiếng là có kết quả
B8: Khi có kết quả thông báo gửi hải quan để thông quan hàng hóa
1. Nếu thép được phân loại mã HS thuộc mục 2 phụ lục III của thông tư 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN thì ngoài hồ sơ trên phải bổ sung thêm Bản kê khai thép nhập khẩu đã được Bộ Công Thương (Vụ công nghiệp nặng) xác nhận và bản sao Giấy xác nhận nhu cầu nhập khẩu thép của Sở Công Thương
2. Nếu kết quả đạt thì thông báo cho kho sử dụng hàng hóa
Nếu kết quả không đạt thì cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa báo cáo và đề xuất biện pháp xử lý với cơ quan nhà nước có thẩm quyền; tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm yêu cầu quản lý chất lượng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định buộc tái xuất, tiêu hủy hoặc tái chế hàng hóa xử lý theo quy định tại điều 36 của Luât số 05/2007/QH12 Luật Chất Lượng sản phẩm, hàng hóa và xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại nghị định số 80/2013/NĐ-CP ngày 19/07/2013: Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa không phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố áp dụng;
b) Nội dung của tiêu chuẩn công bố áp dụng không phù hợp với quy định của quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
- Ghi chú: Để giảm số lần kiểm tra thì thực hiện theo điều 11 của của thông tư 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN.