THỦ TỤC NHẬP KHẨU DÂY CHUYỀN CHƯNG CẤT RƯỢU
Câu hỏi:
chúng tôi đang có nhu cầu nhập khẩu Hệ thống chưng cất rượu từ Trung quốc về Việt nam. Hệ thống sẽ bao gồm nhiều khâu và máy móc. Theo như đầu người bán hs code được áp dụng là 841940. Kính nhờ tư vấn giúp DN thủ tục nhập khẩu cho lô hàng này ah: – Thủ tục nhập khẩu có yêu cầu giấy phép gì không? – DN mua hàng tính giá theo 1 hệ thống thì trên tờ khai sẽ khai báo là 1 hệ thống hay phải tách rời các máy móc ? – Hs code áp dụng cho mặt hàng này là hs code nào? – Khi làm thủ tục Hải quan, DN có cần chứng minh tính đồng bộ không?
Ngày gửi: 08/11/2019 – Trả lời: 13/11/2019
Tên doanh nghiệp: CÔNG TY TNHH TIẾP VẬN TRÁI ĐẤT XANH
Địa chỉ: Số 4 Quốc lộ 1A, ấp Phước Toàn – Xã Long Hiệp – Huyện Bến Lức – Long An – Email : huong.greenearth@gmail.com
1./ Về chính sách hàng hoá và mã HS:
Do công ty không nêu rõ tình trạng máy móc định nhập khẩu nên cần tham khảo them quy định về nhập khẩu my móc đã qua sử dụng theo Quyết định 18/2019/QĐ-TTg của Chính phủ để thực hiện.
Nếu là máy móc mới 100% sẽ được phép nhập theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh tuỳ theo loại hình hoạt động của doanh nghiệp
– Căn cứ khoản 1 điều 7 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 (được sửa đổi bổ sung tại khoản 3 điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018) của Bộ Tài chính quy định:
3. Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 7. Hồ sơ xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan
1. Hồ sơ, mẫu hàng hóa xác định trước mã số
a) Đơn đề nghị xác định trước mã số theo mẫu số 01/XĐTMS/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này;
b) Tài liệu kỹ thuật do tổ chức, cá nhân đề nghị xác định trước mã số hàng hóa cung cấp (bản phân tích thành phần, catalogue, hình ảnh hàng hóa): 01 bản chụp;
c) Mẫu hàng hóa dự kiến xuất khẩu, nhập khẩu (nếu có).
Cơ quan Hải quan tiếp nhận và xử lý mẫu hàng hóa dự kiến xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện theo quy định tại Điều 10 Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30 tháng 01 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa, phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Theo quy định trên, thẩm quyền xác định trước mã số hàng hóa thuộc Tổng cục Hải quan. Trường hợp công ty có yêu cầu xác định trước mã số hàng hóa thì nộp hồ sơ theo hướng dẫn tại khoản 3 điều 7 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2015 của Bộ Tài chính đến Tổng cục Hải quan để xem xét.
2. Về khai báo đối với hàng hóa là thiết bị tháo rời
– Căn cứ khoản 1 điều 8 của Thông tư 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính quy định:
“Điều 8. Phân loại máy móc, thiết bị ở dạng chưa lắp ráp hoặc tháo rời
1. Hàng hoá là những máy móc, thiết bị ở chưa lắp ráp hoặc tháo rời thường do yêu cầu đóng gói, bảo quản hoặc vận chuyển thực hiện phân loại theo nguyên tắc 2a của 6 (sáu) quy tắc tổng quát giải thích hệ thống HS.
Trường hợp hàng hoá được nhập từ nhiều nguồn, nhiều chuyến, làm thủ tục tại một hay nhiều cửa khẩu khác nhau thì người khai hải quan, cơ quan hải quan thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2, khoản 3 dưới đây.
2. Thủ tục thực hiện đối với người khai hải quan.
a) Người khai hải quan thực hiện đăng ký Danh mục chi tiết, linh kiện rời của máy móc, thiết bị, sau đây gọi là Danh mục, bằng phương thức điện tử (theo mẫu số 03/DMTBĐKNK-TDTL/2015 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này) kèm theo 01 phiếu theo dõi trừ lùi các chi tiết, linh kiện rời của máy móc, thiết bị (theo mẫu số 04/PTDTL-TBNC/2015, Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này) trước khi nhập khẩu lô hàng đầu tiên với Chi cục Hải quan nơi thuận tiện nhất.
b) Trường hợp danh mục đã đăng ký cần sửa đổi bổ sung các chi tiết, linh kiện rời của máy móc, thiết bị thì người khai hải quan được sửa đổi, bổ sung chi Chi cục Hải quan nơi đăng ký Danh mục trước thời điểm nhập khẩu lần đầu hoặc trước thời điểm nhập khẩu máy móc thiết bị cho lô hàng tiếp theo có sửa đổi, bổ sung danh mục.
c) Trường hợp mất danh mục và phiếu theo dõi trừ lùi các chi tiết, linh kiện rời của máy móc, thiết bị thì người khai hải quan thực hiện tương tự theo quy định tại điểm c, khoản 3, Điều 7 Thông tư này”.
– Theo hướng dẫn tại quy tắc 2a Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 65/2017/TT-BTC ngày 27 tháng 6 năm 2017 của Bộ Tài chính thì: “Một mặt hàng được phân loại vào một nhóm hàng thì mặt hàng đó ở dạng chưa hoàn chỉnh hoặc chưa hoàn thiện cũng thuộc nhóm đó, nếu đã có đặc trưng cơ bản của hàng hóa đó khi đã hoàn chỉnh hoặc hoàn thiện. Cũng phân loại như vậy đối với hàng hóa ở dạng hoàn chỉnh hay hoàn thiện hoặc đã có đặc trưng cơ bản của hàng hóa ở dạng hoàn chỉnh hay hoàn thiện (hoặc được phân loại vào dạng hàng hóa đã hoàn chỉnh hay hoàn thiện theo nội dung Qui tắc này), nhưng chưa lắp ráp hoặc tháo rời ’’.
Công ty căn cứ phần (V), (VI), (VII) chú giải quy tắc 2(a) để phân loại phù hợp về tính đồng bộ của máy móc thiết bị.
Trị giá khai báo khi làm thủ tục tuỳ theo thoả thuận trong hợp đồng mua bán và là trị giá tổng thành của hệ thống nếu phù hợp theo hợp đồng mua bán, tuy nhiên khi khai báo tuỳ theo tình trạng bao bì, đóng gói và kết cấu cụ thể mà công ty có thể khai báo chi tiết từng cụm, chi tiết hay bộ phận trong tổng thành đó mà không cần liệt kê chi tiết về trị giá nữa.
NGUỒN: HQ ĐỒNG NAI
Câu hỏi:
chúng tôi đang có nhu cầu nhập khẩu Hệ thống chưng cất rượu từ Trung quốc về Việt nam. Hệ thống sẽ bao gồm nhiều khâu và máy móc. Theo như đầu người bán hs code được áp dụng là 841940. Kính nhờ tư vấn giúp DN thủ tục nhập khẩu cho lô hàng này ah: – Thủ tục nhập khẩu có yêu cầu giấy phép gì không? – DN mua hàng tính giá theo 1 hệ thống thì trên tờ khai sẽ khai báo là 1 hệ thống hay phải tách rời các máy móc ? – Hs code áp dụng cho mặt hàng này là hs code nào? – Khi làm thủ tục Hải quan, DN có cần chứng minh tính đồng bộ không?
Ngày gửi: 08/11/2019 – Trả lời: 13/11/2019
Tên doanh nghiệp: CÔNG TY TNHH TIẾP VẬN TRÁI ĐẤT XANH
Địa chỉ: Số 4 Quốc lộ 1A, ấp Phước Toàn – Xã Long Hiệp – Huyện Bến Lức – Long An – Email : huong.greenearth@gmail.com
1./ Về chính sách hàng hoá và mã HS:
Do công ty không nêu rõ tình trạng máy móc định nhập khẩu nên cần tham khảo them quy định về nhập khẩu my móc đã qua sử dụng theo Quyết định 18/2019/QĐ-TTg của Chính phủ để thực hiện.
Nếu là máy móc mới 100% sẽ được phép nhập theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh tuỳ theo loại hình hoạt động của doanh nghiệp
– Căn cứ khoản 1 điều 7 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 (được sửa đổi bổ sung tại khoản 3 điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018) của Bộ Tài chính quy định:
3. Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 7. Hồ sơ xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan
1. Hồ sơ, mẫu hàng hóa xác định trước mã số
a) Đơn đề nghị xác định trước mã số theo mẫu số 01/XĐTMS/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này;
b) Tài liệu kỹ thuật do tổ chức, cá nhân đề nghị xác định trước mã số hàng hóa cung cấp (bản phân tích thành phần, catalogue, hình ảnh hàng hóa): 01 bản chụp;
c) Mẫu hàng hóa dự kiến xuất khẩu, nhập khẩu (nếu có).
Cơ quan Hải quan tiếp nhận và xử lý mẫu hàng hóa dự kiến xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện theo quy định tại Điều 10 Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30 tháng 01 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa, phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Theo quy định trên, thẩm quyền xác định trước mã số hàng hóa thuộc Tổng cục Hải quan. Trường hợp công ty có yêu cầu xác định trước mã số hàng hóa thì nộp hồ sơ theo hướng dẫn tại khoản 3 điều 7 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2015 của Bộ Tài chính đến Tổng cục Hải quan để xem xét.
2. Về khai báo đối với hàng hóa là thiết bị tháo rời
– Căn cứ khoản 1 điều 8 của Thông tư 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính quy định:
“Điều 8. Phân loại máy móc, thiết bị ở dạng chưa lắp ráp hoặc tháo rời
1. Hàng hoá là những máy móc, thiết bị ở chưa lắp ráp hoặc tháo rời thường do yêu cầu đóng gói, bảo quản hoặc vận chuyển thực hiện phân loại theo nguyên tắc 2a của 6 (sáu) quy tắc tổng quát giải thích hệ thống HS.
Trường hợp hàng hoá được nhập từ nhiều nguồn, nhiều chuyến, làm thủ tục tại một hay nhiều cửa khẩu khác nhau thì người khai hải quan, cơ quan hải quan thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2, khoản 3 dưới đây.
2. Thủ tục thực hiện đối với người khai hải quan.
a) Người khai hải quan thực hiện đăng ký Danh mục chi tiết, linh kiện rời của máy móc, thiết bị, sau đây gọi là Danh mục, bằng phương thức điện tử (theo mẫu số 03/DMTBĐKNK-TDTL/2015 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này) kèm theo 01 phiếu theo dõi trừ lùi các chi tiết, linh kiện rời của máy móc, thiết bị (theo mẫu số 04/PTDTL-TBNC/2015, Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này) trước khi nhập khẩu lô hàng đầu tiên với Chi cục Hải quan nơi thuận tiện nhất.
b) Trường hợp danh mục đã đăng ký cần sửa đổi bổ sung các chi tiết, linh kiện rời của máy móc, thiết bị thì người khai hải quan được sửa đổi, bổ sung chi Chi cục Hải quan nơi đăng ký Danh mục trước thời điểm nhập khẩu lần đầu hoặc trước thời điểm nhập khẩu máy móc thiết bị cho lô hàng tiếp theo có sửa đổi, bổ sung danh mục.
c) Trường hợp mất danh mục và phiếu theo dõi trừ lùi các chi tiết, linh kiện rời của máy móc, thiết bị thì người khai hải quan thực hiện tương tự theo quy định tại điểm c, khoản 3, Điều 7 Thông tư này”.
– Theo hướng dẫn tại quy tắc 2a Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 65/2017/TT-BTC ngày 27 tháng 6 năm 2017 của Bộ Tài chính thì: “Một mặt hàng được phân loại vào một nhóm hàng thì mặt hàng đó ở dạng chưa hoàn chỉnh hoặc chưa hoàn thiện cũng thuộc nhóm đó, nếu đã có đặc trưng cơ bản của hàng hóa đó khi đã hoàn chỉnh hoặc hoàn thiện. Cũng phân loại như vậy đối với hàng hóa ở dạng hoàn chỉnh hay hoàn thiện hoặc đã có đặc trưng cơ bản của hàng hóa ở dạng hoàn chỉnh hay hoàn thiện (hoặc được phân loại vào dạng hàng hóa đã hoàn chỉnh hay hoàn thiện theo nội dung Qui tắc này), nhưng chưa lắp ráp hoặc tháo rời ’’.
Công ty căn cứ phần (V), (VI), (VII) chú giải quy tắc 2(a) để phân loại phù hợp về tính đồng bộ của máy móc thiết bị.
Trị giá khai báo khi làm thủ tục tuỳ theo thoả thuận trong hợp đồng mua bán và là trị giá tổng thành của hệ thống nếu phù hợp theo hợp đồng mua bán, tuy nhiên khi khai báo tuỳ theo tình trạng bao bì, đóng gói và kết cấu cụ thể mà công ty có thể khai báo chi tiết từng cụm, chi tiết hay bộ phận trong tổng thành đó mà không cần liệt kê chi tiết về trị giá nữa.
NGUỒN: HQ ĐỒNG NAI