Thủ tục khi nhập khẩu vải từ Trung Quốc về Việt Nam?
Câu hỏi:
Chúng tôi đang gia công đồ nội thất bằng gỗ cho 1 công ty ở nước ngoài. Do nhu cầu sản xuất sắp tới nên Công ty chúng tôi chuẩn bị nhập vải dệt thoi bằng sợi Polyeste từ Trung Quốc về, sau đó làm thành mặt ghế nệm rồi gắn lên khung ghế gỗ gia công xuất cho khách hàng của bên thuê gia công. Mã số HS mà người bán bên TQ cung cấp cho chúng tôi là 54076900 và 58013100. Công ty chúng tôi sẽ mở tk theo loại hình nhập Kinh Doanh. Xin cho Công ty chúng tôi hỏi trường hợp của Công ty chúng tôi, nk vải về rồi sau đó lại XK đi toàn bộ ko tiêu thụ tại thị trường Việt Nam như vậy có cần phải xin kiểm tra hàm lượng Formaldehyt hay ko? Và ngoài xin kiểm tra hàm lượng Formaldehyt ra thì Công ty chúng tôi có cần phải làm thêm thủ tục khác nào nữa không?
Ngày gửi: 01/11/2016 – Trả lời: 04/11/2016
Tên doanh nghiệp: Công Ty TNHH Đồ Gỗ Burden
Địa chỉ: Số 85, Khu phố 7, Phường Uyên Hưng, Thị xã Tân Uyên, Viêt Nam. – Email : kieuthuy@burdenfurniture.com
– Căn cứ quy định tại Điểm 1 công văn số 724/BCT-KHCN ngày 21/01/2016 về việc thực hiện Thông tư số 37/2015/TT-BCT ngày 30/10/2015 của Bộ Công Thương :
“1. Về phạm vi điều chỉnh (Điều 1 Thông tư số 37/2015/TT-BCT)
Đối với các đối tượng là các mặt hàng, sản phẩm, nguyên liệu dệt may nhập khẩu theo các hình thức gia công, SXXK, tạm nhập tái xuất, các sản phẩm là nguyên liệu của doanh nghiệp chế xuất, được chia thành 02 trường hợp:
… Như vậy các sản phẩm không tiêu thụ trên thị trường Việt Nam và các sản phẩm không quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư không phải đối tượng điều chỉnh của Thông tư, hay nói một cách khác các sản phẩm này không phải thực hiện kiểm tra chất lượng sản phẩm theo quy định của Thông tư…
-Trường hợp 1: Nếu các sản phẩm thuộc đối tượng này không được tiêu thụ tại thị trường Việt Nam, người dân Việt Nam không sử dụng thì không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này.
-Trường hợp 2: Nếu các sản phẩm thuộc đối tượng này sau khi xuất khẩu còn dự hoặc khi xuất khẩu không đạt yêu cầu của nước nhập khẩu, quay lại tiêu thụ trong nước, thì phải kiểm tra theo quy định tại Thông tư.”
Như công văn giải thích phạm vi điều chỉnh của Thông tư 37 nêu trên, trường hợp của Công ty nhập khẩu vải về rồi sau đó lại xuất khẩu đi toàn bộ không tiêu thụ tại thị trường Việt Nam, như vậy không cần phải thực hiện kiểm tra hàm lượng Formaldehyt theo quy định của Thông tư số 37/2015/TT-BCT và công văn hướng dẫn nêu trên.
Lưu ý công ty Thông tư 23/2016/TT-BCT ngày 12/10/2016 của Bộ Công thương (hiệu lực từ 26/11/2016) sẽ bãi bỏ Thông tư số 37/2015/TT-BCT nêu trên.
Đề nghị công ty tham khảo nội dung quy định trên để thực hiện. Trường hợp phát sinh vướng mắc, đề nghị công ty liên hệ trực tiếp Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai để được hướng dẫn cụ thể.
NGUỒN: HẢI QUAN ĐỒNG NAI
Câu hỏi:
Chúng tôi đang gia công đồ nội thất bằng gỗ cho 1 công ty ở nước ngoài. Do nhu cầu sản xuất sắp tới nên Công ty chúng tôi chuẩn bị nhập vải dệt thoi bằng sợi Polyeste từ Trung Quốc về, sau đó làm thành mặt ghế nệm rồi gắn lên khung ghế gỗ gia công xuất cho khách hàng của bên thuê gia công. Mã số HS mà người bán bên TQ cung cấp cho chúng tôi là 54076900 và 58013100. Công ty chúng tôi sẽ mở tk theo loại hình nhập Kinh Doanh. Xin cho Công ty chúng tôi hỏi trường hợp của Công ty chúng tôi, nk vải về rồi sau đó lại XK đi toàn bộ ko tiêu thụ tại thị trường Việt Nam như vậy có cần phải xin kiểm tra hàm lượng Formaldehyt hay ko? Và ngoài xin kiểm tra hàm lượng Formaldehyt ra thì Công ty chúng tôi có cần phải làm thêm thủ tục khác nào nữa không?
Ngày gửi: 01/11/2016 – Trả lời: 04/11/2016
Tên doanh nghiệp: Công Ty TNHH Đồ Gỗ Burden
Địa chỉ: Số 85, Khu phố 7, Phường Uyên Hưng, Thị xã Tân Uyên, Viêt Nam. – Email : kieuthuy@burdenfurniture.com
– Căn cứ quy định tại Điểm 1 công văn số 724/BCT-KHCN ngày 21/01/2016 về việc thực hiện Thông tư số 37/2015/TT-BCT ngày 30/10/2015 của Bộ Công Thương :
“1. Về phạm vi điều chỉnh (Điều 1 Thông tư số 37/2015/TT-BCT)
Đối với các đối tượng là các mặt hàng, sản phẩm, nguyên liệu dệt may nhập khẩu theo các hình thức gia công, SXXK, tạm nhập tái xuất, các sản phẩm là nguyên liệu của doanh nghiệp chế xuất, được chia thành 02 trường hợp:
… Như vậy các sản phẩm không tiêu thụ trên thị trường Việt Nam và các sản phẩm không quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư không phải đối tượng điều chỉnh của Thông tư, hay nói một cách khác các sản phẩm này không phải thực hiện kiểm tra chất lượng sản phẩm theo quy định của Thông tư…
-Trường hợp 1: Nếu các sản phẩm thuộc đối tượng này không được tiêu thụ tại thị trường Việt Nam, người dân Việt Nam không sử dụng thì không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này.
-Trường hợp 2: Nếu các sản phẩm thuộc đối tượng này sau khi xuất khẩu còn dự hoặc khi xuất khẩu không đạt yêu cầu của nước nhập khẩu, quay lại tiêu thụ trong nước, thì phải kiểm tra theo quy định tại Thông tư.”
Như công văn giải thích phạm vi điều chỉnh của Thông tư 37 nêu trên, trường hợp của Công ty nhập khẩu vải về rồi sau đó lại xuất khẩu đi toàn bộ không tiêu thụ tại thị trường Việt Nam, như vậy không cần phải thực hiện kiểm tra hàm lượng Formaldehyt theo quy định của Thông tư số 37/2015/TT-BCT và công văn hướng dẫn nêu trên.
Lưu ý công ty Thông tư 23/2016/TT-BCT ngày 12/10/2016 của Bộ Công thương (hiệu lực từ 26/11/2016) sẽ bãi bỏ Thông tư số 37/2015/TT-BCT nêu trên.
Đề nghị công ty tham khảo nội dung quy định trên để thực hiện. Trường hợp phát sinh vướng mắc, đề nghị công ty liên hệ trực tiếp Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai để được hướng dẫn cụ thể.
NGUỒN: HẢI QUAN ĐỒNG NAI