Thủ tục hải quan NK: đĩa DVD và phần mềm quản lý nội bộ doanh nghiệp
Câu hỏi:
Kính gửi Quý tổ tư vấn Hải quan Đồng Nai, Công Ty CP XD Công nghệ Sumimoto, 43/14/14 Cộng Hòa, P.4, Q.Tân Bình, Tp.HCM MST: 0303987586 Công ty chúng tôi chuẩn bị Nk mặt hàng sau: Đĩa DVD (chỉ chứa Password và Agreement software- đồng ý sd phần mềm). Phần mềm quản lý nội bộ của DN (bao gồm: quản lý cuộc gọi tới của khách hàng, quản lý quan hệ khách hàng – bao nhiệu cuộc gọi tới, và phân tích đánh giá các khách hàng). Phần mềm này sẽ tải từ trên mạng của Cty sx phần mềm (nhưng bắt buộc phải có password trong DVD mới tải được). Với mặt hàng sẽ Nk như trên, công ty chúng tôi xin quý tổ tư vấn giải đáp các thủ tục Hải quan + giấy phép giúp: 1/ Việc nhập khẩu này có phải xin giấy phép của các bộ, ngành không?, các văn bản liên quan, và địa chỉ cơ quan cấp phép. 2/ Mã HS cho DVD + phần mềm. Việc khai báo tờ khai trên Vnacc sẽ như thế nào khi chỉ có DVD chịu thuế NK+VAT (trong hợp đồng + IV + packing list cũng thể hiện giá trị riêng biệt) và khai giá trị đĩa này trên tkhq, trong khi tổng giá trị của hợp đồng thì phải thanh toán cho bên bán (bao gồm giá trị đĩa DVD + phầm mềm). Xin chân thành cảm ơn quý tổ tư vấn.
Ngày gửi: 15/12/2015 – Trả lời: 16/12/2015
Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần xây dựng công nghệ Sumimoto
Địa chỉ: 43/14/14 Cộng Hòa, P.4, Q. Tân Bình, Tp.HCM – Email : sumimoto66@gmail.com
Vướng mắc nêu trên, Cục Hải quan Đồng Nai có ý kiến trao đổi như sau:
1/ Về việc xin giấy phép chuyên ngành:
– Căn cứ nội dung tại điểm 3 công văn số 933/BVHTTDL-KHTC ngày 18/03/2015 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc phối hợp triển khai Thông tư số 28/2015/TT-BVHTTDL về XNK hàng hóa chuyên ngành văn hóa có quy định: “Những hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nêu tại Danh mục hàng hóa phân loại theo mã số HS thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định tại Phụ lục I kèm theo Thông tư số 28/2015/TT-BVHTTDL nhưng không chứa, ghi nội dung vui chơi giải trí, văn hóa thì không thuộc diện điều chỉnh của Thông tư số 28/2014/TT-BVHTTDL.”
Do vậy, nếu công ty nhập khẩu đĩa DVD nhưng không chứa, ghi nội dung vui chơi giải trí, văn hóa thì không phải xin giấy phép nhập khẩu của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
2/ Về mã HS:
– Căn cứ Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa; phân tích để kiểm tra chất lượng; kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
– Căn cứ vào Chú giải của Hệ thống hài hoà mô tả và mã hoá hàng hóa năm 2007 của Hội đồng hợp tác Hải quan thế giới (HS 2007).
– Căn cứ vào Biểu thuế xuất nhập nhập khẩu ưu đãi 2014 ban hành theo Thông tư 164/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2014.
– Căn cứ khoản 6 Điều 2 Thông tư 39/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính quy định: “6. Phương tiện trung gian là đĩa mềm, đĩa CD, đĩa DVD, băng từ, thẻ từ, ổ cứng ngoài hoặc bất kỳ vật thể nào lưu giữ được thông tin, được sử dụng như một phương tiện lưu giữ tạm thời hoặc để chuyển tải phần mềm. Để sử dụng, phần mềm được chuyển, cài đặt hoặc tích hợp vào thiết bị xử lý dữ liệu. Phương tiện trung gian không bao gồm các mạch tích hợp, vi mạch, bán dẫn và các thiết bị tương tự hoặc các bộ phận gắn vào các bảng mạch hoặc thiết bị đó.”
Như vậy, việc khai báo mã HS là các phương tiện trung gian (đĩa DVD) chứa password cho phép sử dụng phần mềm như công ty mô tả có thể tham khảo phân loại mã HS 8523.59.21. Để xác định chính xác mã số HS, trước khi làm thủ tục hải quan, công ty có thể đề nghị xác định trước theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính.
Lưu ý, căn cứ để áp mã số thuế là căn cứ vào hàng hóa thực tế nhập khẩu của Công ty tại thời điểm nhập khẩu, trên cơ sở doanh nghiệp cung cấp tài liệu kỹ thuật (nếu có) hoặc/và đi giám định tại Trung tâm phân tích phân loại của Hải quan. Kết quả kiểm tra thực tế của hải quan nơi công ty làm thủ tục và kết quả của Trung tâm phân tích phân loại xác định là cơ sở pháp lý và chính xác để áp mã đối với hàng hóa nhập khẩu đó.
3/ Về trị giá tính thuế:
Căn cứ khoản 4 Điều 6 Thông tư số 39/2015/TT—BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính quy định: “4. Xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu có chứa phần mềm
a) Trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu là phương tiện trung gian có chứa phần mềm là trị giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho hàng hóa nhập khẩu, không bao gồm trị giá của phần mềm dùng cho các thiết bị xử lý dữ liệu mà nó chứa đựng nếu trên hóa đơn thương mại, trị giá của phần mềm được tách riêng với trị giá của phương tiện trung gian;
b) Trị giá hải quan là trị giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho hàng hóa nhập khẩu bao gồm cả trị giá phần mềm và chi phí để ghi hoặc cài đặt phần mềm vào hàng hóa nhập khẩu, nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
b.1) Trên hóa đơn thương mại, trị giá của phần mềm không được tách riêng với trị giá của phương tiện trung gian;
b.2) Trị giá thực thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho phần mềm có liên quan đến các khoản điều chỉnh cộng theo quy định tại Điều 13 Thông tư này;
b.3) Phần mềm được ghi, cài đặt hoặc tích hợp trong các hàng hóa nhập khẩu không phải là phương tiện trung gian.”
Theo quy định trên, trường hợp Công ty nhập khẩu các phần mềm chứa trong các phương tiện trung gian (đĩa CD chứa password để sử dụng phần mềm) và trên hóa đơn, hợp đồng tách riêng giá trị đĩa DVD và phần mềm thì trị giá tính thuế chỉ tính trên trị giá của đĩa DVD nhập khẩu. Trường hợp trên hoá đơn không tách trị giá đĩa DVD và phần mềm thì trị giá tính thuế bao gồm cả trị giá phần mềm.
NGUỒN: HẢI QUAN ĐỒNG NAI
Câu hỏi:
Kính gửi Quý tổ tư vấn Hải quan Đồng Nai, Công Ty CP XD Công nghệ Sumimoto, 43/14/14 Cộng Hòa, P.4, Q.Tân Bình, Tp.HCM MST: 0303987586 Công ty chúng tôi chuẩn bị Nk mặt hàng sau: Đĩa DVD (chỉ chứa Password và Agreement software- đồng ý sd phần mềm). Phần mềm quản lý nội bộ của DN (bao gồm: quản lý cuộc gọi tới của khách hàng, quản lý quan hệ khách hàng – bao nhiệu cuộc gọi tới, và phân tích đánh giá các khách hàng). Phần mềm này sẽ tải từ trên mạng của Cty sx phần mềm (nhưng bắt buộc phải có password trong DVD mới tải được). Với mặt hàng sẽ Nk như trên, công ty chúng tôi xin quý tổ tư vấn giải đáp các thủ tục Hải quan + giấy phép giúp: 1/ Việc nhập khẩu này có phải xin giấy phép của các bộ, ngành không?, các văn bản liên quan, và địa chỉ cơ quan cấp phép. 2/ Mã HS cho DVD + phần mềm. Việc khai báo tờ khai trên Vnacc sẽ như thế nào khi chỉ có DVD chịu thuế NK+VAT (trong hợp đồng + IV + packing list cũng thể hiện giá trị riêng biệt) và khai giá trị đĩa này trên tkhq, trong khi tổng giá trị của hợp đồng thì phải thanh toán cho bên bán (bao gồm giá trị đĩa DVD + phầm mềm). Xin chân thành cảm ơn quý tổ tư vấn.
Ngày gửi: 15/12/2015 – Trả lời: 16/12/2015
Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần xây dựng công nghệ Sumimoto
Địa chỉ: 43/14/14 Cộng Hòa, P.4, Q. Tân Bình, Tp.HCM – Email : sumimoto66@gmail.com
Vướng mắc nêu trên, Cục Hải quan Đồng Nai có ý kiến trao đổi như sau:
1/ Về việc xin giấy phép chuyên ngành:
– Căn cứ nội dung tại điểm 3 công văn số 933/BVHTTDL-KHTC ngày 18/03/2015 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc phối hợp triển khai Thông tư số 28/2015/TT-BVHTTDL về XNK hàng hóa chuyên ngành văn hóa có quy định: “Những hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nêu tại Danh mục hàng hóa phân loại theo mã số HS thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định tại Phụ lục I kèm theo Thông tư số 28/2015/TT-BVHTTDL nhưng không chứa, ghi nội dung vui chơi giải trí, văn hóa thì không thuộc diện điều chỉnh của Thông tư số 28/2014/TT-BVHTTDL.”
Do vậy, nếu công ty nhập khẩu đĩa DVD nhưng không chứa, ghi nội dung vui chơi giải trí, văn hóa thì không phải xin giấy phép nhập khẩu của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
2/ Về mã HS:
– Căn cứ Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa; phân tích để kiểm tra chất lượng; kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
– Căn cứ vào Chú giải của Hệ thống hài hoà mô tả và mã hoá hàng hóa năm 2007 của Hội đồng hợp tác Hải quan thế giới (HS 2007).
– Căn cứ vào Biểu thuế xuất nhập nhập khẩu ưu đãi 2014 ban hành theo Thông tư 164/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2014.
– Căn cứ khoản 6 Điều 2 Thông tư 39/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính quy định: “6. Phương tiện trung gian là đĩa mềm, đĩa CD, đĩa DVD, băng từ, thẻ từ, ổ cứng ngoài hoặc bất kỳ vật thể nào lưu giữ được thông tin, được sử dụng như một phương tiện lưu giữ tạm thời hoặc để chuyển tải phần mềm. Để sử dụng, phần mềm được chuyển, cài đặt hoặc tích hợp vào thiết bị xử lý dữ liệu. Phương tiện trung gian không bao gồm các mạch tích hợp, vi mạch, bán dẫn và các thiết bị tương tự hoặc các bộ phận gắn vào các bảng mạch hoặc thiết bị đó.”
Như vậy, việc khai báo mã HS là các phương tiện trung gian (đĩa DVD) chứa password cho phép sử dụng phần mềm như công ty mô tả có thể tham khảo phân loại mã HS 8523.59.21. Để xác định chính xác mã số HS, trước khi làm thủ tục hải quan, công ty có thể đề nghị xác định trước theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính.
Lưu ý, căn cứ để áp mã số thuế là căn cứ vào hàng hóa thực tế nhập khẩu của Công ty tại thời điểm nhập khẩu, trên cơ sở doanh nghiệp cung cấp tài liệu kỹ thuật (nếu có) hoặc/và đi giám định tại Trung tâm phân tích phân loại của Hải quan. Kết quả kiểm tra thực tế của hải quan nơi công ty làm thủ tục và kết quả của Trung tâm phân tích phân loại xác định là cơ sở pháp lý và chính xác để áp mã đối với hàng hóa nhập khẩu đó.
3/ Về trị giá tính thuế:
Căn cứ khoản 4 Điều 6 Thông tư số 39/2015/TT—BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính quy định: “4. Xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu có chứa phần mềm
a) Trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu là phương tiện trung gian có chứa phần mềm là trị giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho hàng hóa nhập khẩu, không bao gồm trị giá của phần mềm dùng cho các thiết bị xử lý dữ liệu mà nó chứa đựng nếu trên hóa đơn thương mại, trị giá của phần mềm được tách riêng với trị giá của phương tiện trung gian;
b) Trị giá hải quan là trị giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho hàng hóa nhập khẩu bao gồm cả trị giá phần mềm và chi phí để ghi hoặc cài đặt phần mềm vào hàng hóa nhập khẩu, nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
b.1) Trên hóa đơn thương mại, trị giá của phần mềm không được tách riêng với trị giá của phương tiện trung gian;
b.2) Trị giá thực thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho phần mềm có liên quan đến các khoản điều chỉnh cộng theo quy định tại Điều 13 Thông tư này;
b.3) Phần mềm được ghi, cài đặt hoặc tích hợp trong các hàng hóa nhập khẩu không phải là phương tiện trung gian.”
Theo quy định trên, trường hợp Công ty nhập khẩu các phần mềm chứa trong các phương tiện trung gian (đĩa CD chứa password để sử dụng phần mềm) và trên hóa đơn, hợp đồng tách riêng giá trị đĩa DVD và phần mềm thì trị giá tính thuế chỉ tính trên trị giá của đĩa DVD nhập khẩu. Trường hợp trên hoá đơn không tách trị giá đĩa DVD và phần mềm thì trị giá tính thuế bao gồm cả trị giá phần mềm.
NGUỒN: HẢI QUAN ĐỒNG NAI