Thủ tục chuyên ngành khi nhập khẩu mật ong
Câu hỏi:
Như tìm hiểu thì nếu nhập khẩu mật ong, ngoài thủ tục hải quan, cần phải làm thủ tục theo quy định quản lý chuyên ngành như sau:
2/ Thủ tục theo quy định quản lý chuyên ngành:
2.1. Kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm: Tại phần VII Phụ lục 2 Danh mục các sản phẩm/ nhóm sản phẩm thực phẩm; hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09 tháng 4 năm 2014 của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thì có hàng hóa của doanh nghiệp.
2.2. Kiểm dịch động vật: Điểm 11, phần II, Mục 2 Danh mục động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch ban hành kèm theo Quyết định số 45/2005/QĐ-BNN ngày 25/7/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì mật ong thuộc đối tượng phải kiểm dịch. – Việc kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật, kiểm dịch thủy sản thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 17/2003/TTLT-BTC-BNN-BTS ngày 14 tháng 3 năm 2003.
Xin hỏi những chứng từ cần thiết và trình tự để nộp hồ sơ xin giấy chứng nhận kiểm dịch động vật và an toàn vệ sinh thực phẩm.
Ngày gửi: 29/12/2016 – Trả lời: 30/12/2016
Tên doanh nghiệp: CA NHAN
Địa chỉ: – Email : THUYVANPHAM1009@GMAIL.COM
1. Trường hợp công ty nhập khẩu mật ong tự nhiên để làm thực phẩm.
1.1. Về kiểm tra an toàn thực phẩm:
Mặt hàng “mật ong tự nhiên” thuộc danh mục động hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra an toàn thực phẩm trước khi thông quan ban hành kèm theo quyết định số 4069/QĐ-BNN-QLCL ngày 14/10/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Về hồ sơ thủ tục đề nghị công ty thực hiện theo quy định tại Thông tư số 12/2015/TT-BNNPTNTngày 16/03/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Trường hợp vướng mắc đề nghị công ty liên hệ với cơ quan quản lý nhà nước thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để được hướng dẫn cụ thể (chi tiết đơn vị xử lý ban hành kèm theo Quyết định số 3254/QĐ-BNNPTNT ngày 27/12/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để được hướng dẫn cụ thể.
1.2. Về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật:
Mặt hàng “mật ong tự nhiên” không thuộc danh mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải kiểm dịch ban hành kèm theo quyết định số 4758/QĐ-BNN-TY ngày 18/11/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Tuy nhiên, trước đây mặt hàng này thuộc Danh mục hàng hoá phải kiểm dịch thực vật theo Quyết định 45/2005/QD-BNN ngày 25/07/2016 của Bộ Nông nghiệp phát triển Nông thôn.
2. Trường hợp công ty nhập khẩu mật ong tự nhiên để nguyên liệu sản xuất mỹ phẩm.
– Căn cứ Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định mỹ phẩm thuộc hàng hoá nhập khẩu có điều kiện quản lý chuyên ngành của Bộ Y tế.
– Căn cứ Điều 3 , Điều 35 Thông tư 06/2011/TT-BYT ngày 25/01/2011 của Bộ Y tế quy định về việc công bố sản phẩm mỹ phẩm như sau:
“Điều 3. Quy định về việc công bố sản phẩm mỹ phẩm
1. Các tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm mỹ phẩm ra thị trường chỉ được phép đưa mỹ phẩm ra lưu thông khi đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm và phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính an toàn, hiệu quả và chất lượng sản phẩm. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra hậu mại khi sản phẩm lưu thông trên thị trường.
Điều 35. Nhập khẩu mỹ phẩm
1. Các sản phẩm mỹ phẩm đã được Cục Quản lý dược – Bộ Y tế cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm còn hiệu lực được phép nhập khẩu vào Việt Nam. Thủ tục nhập khẩu thực hiện tại cơ quan Hải quan theo quy định hiện hành. Khi làm thủ tục nhập khẩu, doanh nghiệp xuất trình với cơ quan Hải quan Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đã được Cục Quản lý dược – Bộ Y tế cấp số tiếp nhận”.
– Về dược phẩm: đề nghị Công ty tham khảo quy định tại Điều 19. Nguyên liệu làm thuốc theo Thông tư 47/2010/TT-BYT ngày 29/12/2010 của Bộ Y tế hướng dẫn hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thuốc và bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc.
NGUỒN: HẢI QUAN ĐỒNG NAI
Câu hỏi:
Như tìm hiểu thì nếu nhập khẩu mật ong, ngoài thủ tục hải quan, cần phải làm thủ tục theo quy định quản lý chuyên ngành như sau:
2/ Thủ tục theo quy định quản lý chuyên ngành:
2.1. Kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm: Tại phần VII Phụ lục 2 Danh mục các sản phẩm/ nhóm sản phẩm thực phẩm; hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09 tháng 4 năm 2014 của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thì có hàng hóa của doanh nghiệp.
2.2. Kiểm dịch động vật: Điểm 11, phần II, Mục 2 Danh mục động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch ban hành kèm theo Quyết định số 45/2005/QĐ-BNN ngày 25/7/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì mật ong thuộc đối tượng phải kiểm dịch. – Việc kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật, kiểm dịch thủy sản thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 17/2003/TTLT-BTC-BNN-BTS ngày 14 tháng 3 năm 2003.
Xin hỏi những chứng từ cần thiết và trình tự để nộp hồ sơ xin giấy chứng nhận kiểm dịch động vật và an toàn vệ sinh thực phẩm.
Ngày gửi: 29/12/2016 – Trả lời: 30/12/2016
Tên doanh nghiệp: CA NHAN
Địa chỉ: – Email : THUYVANPHAM1009@GMAIL.COM
1. Trường hợp công ty nhập khẩu mật ong tự nhiên để làm thực phẩm.
1.1. Về kiểm tra an toàn thực phẩm:
Mặt hàng “mật ong tự nhiên” thuộc danh mục động hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra an toàn thực phẩm trước khi thông quan ban hành kèm theo quyết định số 4069/QĐ-BNN-QLCL ngày 14/10/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Về hồ sơ thủ tục đề nghị công ty thực hiện theo quy định tại Thông tư số 12/2015/TT-BNNPTNTngày 16/03/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Trường hợp vướng mắc đề nghị công ty liên hệ với cơ quan quản lý nhà nước thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để được hướng dẫn cụ thể (chi tiết đơn vị xử lý ban hành kèm theo Quyết định số 3254/QĐ-BNNPTNT ngày 27/12/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để được hướng dẫn cụ thể.
1.2. Về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật:
Mặt hàng “mật ong tự nhiên” không thuộc danh mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải kiểm dịch ban hành kèm theo quyết định số 4758/QĐ-BNN-TY ngày 18/11/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Tuy nhiên, trước đây mặt hàng này thuộc Danh mục hàng hoá phải kiểm dịch thực vật theo Quyết định 45/2005/QD-BNN ngày 25/07/2016 của Bộ Nông nghiệp phát triển Nông thôn.
2. Trường hợp công ty nhập khẩu mật ong tự nhiên để nguyên liệu sản xuất mỹ phẩm.
– Căn cứ Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định mỹ phẩm thuộc hàng hoá nhập khẩu có điều kiện quản lý chuyên ngành của Bộ Y tế.
– Căn cứ Điều 3 , Điều 35 Thông tư 06/2011/TT-BYT ngày 25/01/2011 của Bộ Y tế quy định về việc công bố sản phẩm mỹ phẩm như sau:
“Điều 3. Quy định về việc công bố sản phẩm mỹ phẩm
1. Các tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm mỹ phẩm ra thị trường chỉ được phép đưa mỹ phẩm ra lưu thông khi đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm và phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính an toàn, hiệu quả và chất lượng sản phẩm. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra hậu mại khi sản phẩm lưu thông trên thị trường.
Điều 35. Nhập khẩu mỹ phẩm
1. Các sản phẩm mỹ phẩm đã được Cục Quản lý dược – Bộ Y tế cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm còn hiệu lực được phép nhập khẩu vào Việt Nam. Thủ tục nhập khẩu thực hiện tại cơ quan Hải quan theo quy định hiện hành. Khi làm thủ tục nhập khẩu, doanh nghiệp xuất trình với cơ quan Hải quan Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đã được Cục Quản lý dược – Bộ Y tế cấp số tiếp nhận”.
– Về dược phẩm: đề nghị Công ty tham khảo quy định tại Điều 19. Nguyên liệu làm thuốc theo Thông tư 47/2010/TT-BYT ngày 29/12/2010 của Bộ Y tế hướng dẫn hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thuốc và bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc.
NGUỒN: HẢI QUAN ĐỒNG NAI