Tháo gỡ các vướng mắc cho doanh nghiệp Hàn Quốc
Trước khi Hội nghị đối thoại chính sách thuế, hải quan với DN Hàn Quốc diễn ra thường niên tại Hà Nội ngày 24/9 và tại TPHCM ngày 27/9, Tổng cục Hải quan đã chủ động tiếp nhận vướng mắc và giải đáp các vấn đề phát sinh mà các DN Hàn Quốc gặp phải trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan tại các đơn vị hải quan cửa khẩu.
DN Hàn Quốc đặt câu hỏi tại Hội nghị đối thoại về chính sách, thủ tục hành chính Thuế và Hải quan với doanh nghiệp Hàn Quốc năm 2018 tại TPHCM, ngày 21/9/2018. Ảnh: T.H
Cơ quan Xúc tiến thương mại và đầu tư Hàn Quốc (KOTRA) nêu, trường hợp muốn NK vào Việt Nam dây chuyền công nghệ cũ, đã có tiêu chuẩn về máy móc công nghệ theo quy định luật, tuy nhiên trong số các tiêu chuẩn quy định, rất khó chứng minh được tiêu chí công suất (tính theo số lượng sản phẩm được tạo ra bởi dây chuyền trong một đơn vị thời gian) hoặc hiệu suất còn lại phải đạt từ 85% trở lên so với công suất hoặc hiệu suất thiết kế.
Ngoài ra, còn có quy định về tuổi thiết bị, máy móc NK không được vượt quá 10 năm. Trên thực tế dù có nộp giấy tờ chứng minh tuổi thiết bị máy móc vẫn nằm trong giới hạn cho phép nhưng Hải quan Việt Nam lại thông báo là không thể NK và buộc phải xuất trở lại Hàn Quốc. KOTRA mong muốn, cơ quan quản lý Việt Nam nêu rõ ràng các quy định để có thể áp dụng trên thực tế trước khi NK.
– Về vấn đề này, Tổng cục Hải quan cho biết, theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Quyết định số 18/2019/QĐ-TTg ngày 19/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ thì ngoài hồ sơ NK theo quy định của Luật Hải quan, DN phải bổ sung: Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký DN có đóng dấu của DN. Trường hợp NK theo ủy thác thì phải có văn bản ủy thác NK; chứng thư giám định được cấp bởi một tổ chức giám định được chỉ định đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 11 Quyết định này.
Cũng tại Điều 10 Quyết định số 18/2019/QĐ-TTg quy định rõ về chứng thư giám định máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng. Cơ quan Hải quan sẽ căn cứ chứng thư giám định để xem xét giải quyết thủ tục thông quan máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng. Tuy nhiên, căn cứ quy định nêu trên thì tại chứng thư giám định máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng phải thể hiện năm sản xuất. Trường hợp tính từ năm sản xuất đến năm NK nếu đáp ứng quy định không quá 10 năm thì cơ quan Hải quan sẽ xem xét để giải quyết thủ tục thông quan theo đúng quy định. Trường hợp NK máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng đáp ứng quy định tại Quyết định số 18/2019/QĐ-TTg nhưng chi cục hải quan không giải quyết thủ tục thông quan thì đề nghị DN báo cáo Tổng cục Hải quan để làm rõ, xem xét xử lý vi phạm của công chức hải quan (nếu có).
KOTRA kiến nghị xây dựng quy định miễn thuế, hoàn thuế đối với cả trường hợp pháp nhân kinh doanh (không phải là pháp nhân thực hiện gia công sản xuất thực tế) XK hàng hóa.
– Trước kiến nghị của KOTRA, theo Tổng cục Hải quan, căn cứ Khoản 2 Điều 10 Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định miễn thuế đối với hàng hóa NK để gia công thì đối với hàng hóa NK để gia công DN được phép thuê gia công lại theo quy định; đối với hàng hóa NK để sản xuất XK, DN phải trực tiếp sản xuất, không được phép thuê gia công lại theo quy định tại Điều 12 Nghị định 134/2016/NĐ-CP.
Về nội dung liên quan đến thuế GTGT, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau: Trường hợp DN NK hàng hóa để gia công, sản xuất XK thì hàng hóa NK của DN không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo quy định tại Khoản 20 Điều 5 Luật Thuế GTGT; trường hợp DN mở pháp nhân kinh doanh tại Việt Nam (không trực tiếp gia công, sản xuất XK) thuê DN khác thực hiện gia công, sản xuất XK thì hàng hóa không đáp ứng quy định tại Khoản 20 Điều 5 Luật Thuế GTGT, do đó, khi NK phải nộp thuế GTGT. Việc kê khai khấu trừ, hoàn thuế GTGT DN đã nộp được thực hiện theo quy định tại Điều 12, Điều 13 Luật Thuế GTGT và các văn bản hướng dẫn Luật này.
KOTRA đề nghị, trường hợp áp dụng FTA về sau do thay đổi mã HS code, thay đổi thuế suất… vẫn được áp dụng hưởng thuế suất ưu đãi FTA cho dù không ghi hoặc không thể hiện “áp dụng sau” tại thời điểm khai báo NK.
– Về đề nghị này, Tổng cục Hải quan cho biết, hàng hóa NK được áp dụng thuế suất thuế NK ưu đãi đặc biệt theo các Biểu thuế NK ưu đãi đặc biệt nếu đáp ứng các điều kiện được quy định tại từng Nghị định ban hành Biểu thuế NK ưu đãi đặc biệt. Một trong các điều kiện đó là hàng hóa phải có C/O theo mẫu quy định đối với từng Hiệp định FTA và khai báo đúng quy định.
Cũng theo KOTRA, khi giao dịch với nhà XK Hàn Quốc, thường chuyển đơn vị tính đơn giá hàng hóa NK từ Won sang USD và đơn giá invoice được ghi bằng USD cũng thay đổi theo sự biến động của tỷ giá ngoại hối. Dù cùng là một mặt hàng NK nhưng đơn giá có thể thay đổi. Tuy nhiên, Hải quan Việt Nam không công nhận điều này và ra thông báo yêu cầu khai báo đơn vị đơn giá khai báo lần đầu tiên. Do vậy, DN đề nghị công nhận sự biến động giá thành NK do biến động của tỷ giá.
Về vấn đề này, tại Chỉ tiêu thông tin số 1.86 về đơn giá hóa đơn của Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018, người khai hải quan nhập đơn giá hóa đơn và mã đơn vị tiền tệ của đơn giá hóa đơn theo đồng Won. Hệ thống thông quan tự động VNACCS sẽ tự động quy đổi theo tỷ giá tính thuế tại thời điểm đăng ký tờ khai để tính đơn giá theo USD. Do vậy, Tổng cục Hải quan đề nghị DN thực hiện khai báo theo đồng Won như đã thỏa thuận với người XK.
Theo KOTRA, thuế đối với hàng hóa NK được tính trên cơ sở thuế suất và giá tính thuế. Giá tính thuế được tính bao gồm cả chi phí cảng đến của nước NK. Tuy nhiên, các loại chi phí phụ phát sinh tại cảng đến như phí DO (chi phí cấp hồ sơ ra lệnh giao hàng), phí CIC (phí cân bằng containe), phí CCC (vệ sinh container) được cộng vào giá tính thuế của hàng NK. Do đó, các phí này được thêm vào giá hàng NK khi khai báo NK. Kết quả là thuế quan và thuế giá trị gia tăng tăng lên. Hàng NK được tính trên cơ sở giá CIF, có nghĩa là các yếu tố tính thêm vào giá tính thuế chỉ bao gồm giá vận chuyển trên biển. Các chi phí phát sinh sau khi tàu cập bến cảng NK không được bao gồm vào giá tính thuế. Nếu các chi phí trên được thêm vào giá đánh thuế của hàng NK thì thuế GTGT được yêu cầu nộp 1 lần trong quá trình khai báo khi nhập hàng và chi phí trên cũng được yêu cầu nộp lần thứ hai khi công ty vận chuyển yêu cầu. Kết quả là cùng một loại chi phí nhưng phải đóng thuế giá trị gia tăng hai lần. Kiến nghị Chính phủ Việt Nam xem xét để không phải đóng thuế 2 lần.
– Về trị giá hải quan, Tổng cục Hải quan đã có các công văn số 3581/TCHQ-TXNK ngày 20/6/2018, số 5475/TCHQ-TXNK ngày 20/9/2018 và số 797/TCHQ-TXNK ngày 1/2/2019 hướng dẫn các cục hải quan tỉnh, thành phố về phí vận tải và các chi phí liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa đến cửa khẩu nhập đầu tiên. Theo đó, khi xác định và khai báo trị giá hải quan cho hàng hóa NK, nếu DN phải trả khoản tiền về các khoản phí này (phí DO, CIC, vệ sinh container) và khoản tiền này chưa bao gồm trong tổng số tiền mà DN thực thanh toán cho người bán hàng hóa thì DN không phải điều chỉnh cộng vào trị giá hải quan; trường hợp số tiền này đã bao gồm trong tổng số tiền thực thanh toán cho người bán hàng hóa nhưng DN có chứng từ hợp pháp để xác định chính xác số tiền phí DO, CIC, vệ sinh container thì được trừ các khoản phí này khỏi trị giá giao dịch của hàng hóa. Do vậy, phản ánh của DN về việc tính thuế giá trị gia tăng 2 lần là chưa có đủ cơ sở.
NGUỒN: BÁO HẢI QUAN
Trước khi Hội nghị đối thoại chính sách thuế, hải quan với DN Hàn Quốc diễn ra thường niên tại Hà Nội ngày 24/9 và tại TPHCM ngày 27/9, Tổng cục Hải quan đã chủ động tiếp nhận vướng mắc và giải đáp các vấn đề phát sinh mà các DN Hàn Quốc gặp phải trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan tại các đơn vị hải quan cửa khẩu.
DN Hàn Quốc đặt câu hỏi tại Hội nghị đối thoại về chính sách, thủ tục hành chính Thuế và Hải quan với doanh nghiệp Hàn Quốc năm 2018 tại TPHCM, ngày 21/9/2018. Ảnh: T.H |
Cơ quan Xúc tiến thương mại và đầu tư Hàn Quốc (KOTRA) nêu, trường hợp muốn NK vào Việt Nam dây chuyền công nghệ cũ, đã có tiêu chuẩn về máy móc công nghệ theo quy định luật, tuy nhiên trong số các tiêu chuẩn quy định, rất khó chứng minh được tiêu chí công suất (tính theo số lượng sản phẩm được tạo ra bởi dây chuyền trong một đơn vị thời gian) hoặc hiệu suất còn lại phải đạt từ 85% trở lên so với công suất hoặc hiệu suất thiết kế.
Ngoài ra, còn có quy định về tuổi thiết bị, máy móc NK không được vượt quá 10 năm. Trên thực tế dù có nộp giấy tờ chứng minh tuổi thiết bị máy móc vẫn nằm trong giới hạn cho phép nhưng Hải quan Việt Nam lại thông báo là không thể NK và buộc phải xuất trở lại Hàn Quốc. KOTRA mong muốn, cơ quan quản lý Việt Nam nêu rõ ràng các quy định để có thể áp dụng trên thực tế trước khi NK.
– Về vấn đề này, Tổng cục Hải quan cho biết, theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Quyết định số 18/2019/QĐ-TTg ngày 19/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ thì ngoài hồ sơ NK theo quy định của Luật Hải quan, DN phải bổ sung: Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký DN có đóng dấu của DN. Trường hợp NK theo ủy thác thì phải có văn bản ủy thác NK; chứng thư giám định được cấp bởi một tổ chức giám định được chỉ định đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 11 Quyết định này.
Cũng tại Điều 10 Quyết định số 18/2019/QĐ-TTg quy định rõ về chứng thư giám định máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng. Cơ quan Hải quan sẽ căn cứ chứng thư giám định để xem xét giải quyết thủ tục thông quan máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng. Tuy nhiên, căn cứ quy định nêu trên thì tại chứng thư giám định máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng phải thể hiện năm sản xuất. Trường hợp tính từ năm sản xuất đến năm NK nếu đáp ứng quy định không quá 10 năm thì cơ quan Hải quan sẽ xem xét để giải quyết thủ tục thông quan theo đúng quy định. Trường hợp NK máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng đáp ứng quy định tại Quyết định số 18/2019/QĐ-TTg nhưng chi cục hải quan không giải quyết thủ tục thông quan thì đề nghị DN báo cáo Tổng cục Hải quan để làm rõ, xem xét xử lý vi phạm của công chức hải quan (nếu có).
KOTRA kiến nghị xây dựng quy định miễn thuế, hoàn thuế đối với cả trường hợp pháp nhân kinh doanh (không phải là pháp nhân thực hiện gia công sản xuất thực tế) XK hàng hóa.
– Trước kiến nghị của KOTRA, theo Tổng cục Hải quan, căn cứ Khoản 2 Điều 10 Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định miễn thuế đối với hàng hóa NK để gia công thì đối với hàng hóa NK để gia công DN được phép thuê gia công lại theo quy định; đối với hàng hóa NK để sản xuất XK, DN phải trực tiếp sản xuất, không được phép thuê gia công lại theo quy định tại Điều 12 Nghị định 134/2016/NĐ-CP.
Về nội dung liên quan đến thuế GTGT, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau: Trường hợp DN NK hàng hóa để gia công, sản xuất XK thì hàng hóa NK của DN không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo quy định tại Khoản 20 Điều 5 Luật Thuế GTGT; trường hợp DN mở pháp nhân kinh doanh tại Việt Nam (không trực tiếp gia công, sản xuất XK) thuê DN khác thực hiện gia công, sản xuất XK thì hàng hóa không đáp ứng quy định tại Khoản 20 Điều 5 Luật Thuế GTGT, do đó, khi NK phải nộp thuế GTGT. Việc kê khai khấu trừ, hoàn thuế GTGT DN đã nộp được thực hiện theo quy định tại Điều 12, Điều 13 Luật Thuế GTGT và các văn bản hướng dẫn Luật này.
KOTRA đề nghị, trường hợp áp dụng FTA về sau do thay đổi mã HS code, thay đổi thuế suất… vẫn được áp dụng hưởng thuế suất ưu đãi FTA cho dù không ghi hoặc không thể hiện “áp dụng sau” tại thời điểm khai báo NK.
– Về đề nghị này, Tổng cục Hải quan cho biết, hàng hóa NK được áp dụng thuế suất thuế NK ưu đãi đặc biệt theo các Biểu thuế NK ưu đãi đặc biệt nếu đáp ứng các điều kiện được quy định tại từng Nghị định ban hành Biểu thuế NK ưu đãi đặc biệt. Một trong các điều kiện đó là hàng hóa phải có C/O theo mẫu quy định đối với từng Hiệp định FTA và khai báo đúng quy định.
Cũng theo KOTRA, khi giao dịch với nhà XK Hàn Quốc, thường chuyển đơn vị tính đơn giá hàng hóa NK từ Won sang USD và đơn giá invoice được ghi bằng USD cũng thay đổi theo sự biến động của tỷ giá ngoại hối. Dù cùng là một mặt hàng NK nhưng đơn giá có thể thay đổi. Tuy nhiên, Hải quan Việt Nam không công nhận điều này và ra thông báo yêu cầu khai báo đơn vị đơn giá khai báo lần đầu tiên. Do vậy, DN đề nghị công nhận sự biến động giá thành NK do biến động của tỷ giá.
Về vấn đề này, tại Chỉ tiêu thông tin số 1.86 về đơn giá hóa đơn của Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018, người khai hải quan nhập đơn giá hóa đơn và mã đơn vị tiền tệ của đơn giá hóa đơn theo đồng Won. Hệ thống thông quan tự động VNACCS sẽ tự động quy đổi theo tỷ giá tính thuế tại thời điểm đăng ký tờ khai để tính đơn giá theo USD. Do vậy, Tổng cục Hải quan đề nghị DN thực hiện khai báo theo đồng Won như đã thỏa thuận với người XK.
Theo KOTRA, thuế đối với hàng hóa NK được tính trên cơ sở thuế suất và giá tính thuế. Giá tính thuế được tính bao gồm cả chi phí cảng đến của nước NK. Tuy nhiên, các loại chi phí phụ phát sinh tại cảng đến như phí DO (chi phí cấp hồ sơ ra lệnh giao hàng), phí CIC (phí cân bằng containe), phí CCC (vệ sinh container) được cộng vào giá tính thuế của hàng NK. Do đó, các phí này được thêm vào giá hàng NK khi khai báo NK. Kết quả là thuế quan và thuế giá trị gia tăng tăng lên. Hàng NK được tính trên cơ sở giá CIF, có nghĩa là các yếu tố tính thêm vào giá tính thuế chỉ bao gồm giá vận chuyển trên biển. Các chi phí phát sinh sau khi tàu cập bến cảng NK không được bao gồm vào giá tính thuế. Nếu các chi phí trên được thêm vào giá đánh thuế của hàng NK thì thuế GTGT được yêu cầu nộp 1 lần trong quá trình khai báo khi nhập hàng và chi phí trên cũng được yêu cầu nộp lần thứ hai khi công ty vận chuyển yêu cầu. Kết quả là cùng một loại chi phí nhưng phải đóng thuế giá trị gia tăng hai lần. Kiến nghị Chính phủ Việt Nam xem xét để không phải đóng thuế 2 lần.
– Về trị giá hải quan, Tổng cục Hải quan đã có các công văn số 3581/TCHQ-TXNK ngày 20/6/2018, số 5475/TCHQ-TXNK ngày 20/9/2018 và số 797/TCHQ-TXNK ngày 1/2/2019 hướng dẫn các cục hải quan tỉnh, thành phố về phí vận tải và các chi phí liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa đến cửa khẩu nhập đầu tiên. Theo đó, khi xác định và khai báo trị giá hải quan cho hàng hóa NK, nếu DN phải trả khoản tiền về các khoản phí này (phí DO, CIC, vệ sinh container) và khoản tiền này chưa bao gồm trong tổng số tiền mà DN thực thanh toán cho người bán hàng hóa thì DN không phải điều chỉnh cộng vào trị giá hải quan; trường hợp số tiền này đã bao gồm trong tổng số tiền thực thanh toán cho người bán hàng hóa nhưng DN có chứng từ hợp pháp để xác định chính xác số tiền phí DO, CIC, vệ sinh container thì được trừ các khoản phí này khỏi trị giá giao dịch của hàng hóa. Do vậy, phản ánh của DN về việc tính thuế giá trị gia tăng 2 lần là chưa có đủ cơ sở.
NGUỒN: BÁO HẢI QUAN