SỬA NGHỊ ĐỊNH 14 CÓ KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG ÙN TẮC HÀNG HÓA TẠI CỬA KHẨU?
Sẽ có những thay đổi lớn trong quản lý hoạt động thương mại biên giới khi Nghị định số 14/2018/NĐ-CP ngày 23/1/2018 của Chính phủ được sửa đổi, bổ sung để hoạt động thương mại biên giới chuyển dần từ “tiểu ngạch” sang chính ngạch, khắc phục tình trạng ùn tắc hàng hóa tại khu vực cửa khẩu vào thời điểm thu hoạch chính vụ hoặc vào các dịp lễ, tết.
Công chức Hải quan Thanh Hóa tuyên truyền, hướng dẫn cư dân biên giới về thủ tục, chính sách.
Ảnh: Phong Nhân
Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 14/2018/NĐ-CP về hoạt động thương mại biên giới đang được Bộ Công Thương chủ trì soạn thảo, lấy ý kiến các bộ, ngành, doanh nghiệp và người dân.
Đánh giá của Bộ Công Thương cho thấy, dù đã đạt được những lợi ích đáng kể như tạo ra sự thông thoáng trong thực hiện các thủ tục hành chính một cách nhanh chóng, kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi cho thương nhân, doanh nghiệp và cư dân biên giới mua bán, trao đổi hàng hóa ở khu vực biên giới, góp phần thúc đẩy hoạt động thương mại biên giới hiệu quả nhưng Nghị định 14 đang tồn tại nhiều bất cập. Hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa của cư dân biên giới đang được thực hiện chưa đúng bản chất của trao đổi cư dân; còn xuất hiện tình trạng lợi dụng hình thức trao đổi cư dân để buôn bán lớn, đặc biệt ở khu vực biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc. Đây chính là hoạt động “tiểu ngạch” như vẫn được đề cập tới thời gian qua.
Bên cạnh đó, một số quy định hiện nay được đánh giá là không còn phù hợp hoặc không theo kịp tình hình phát triển thương mại biên giới trong thực tế cũng như chính sách, định hướng quản lý biên giới, phát triển xuất nhập khẩu nói chung hiện nay.
Hơn nữa, trong những năm gần đây, Trung Quốc đã tăng cường quản lý, kiểm soát hoạt động nhập khẩu tại khu vực biên giới; truyền thông nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp và người tiêu dùng Trung Quốc về vệ sinh an toàn thực phẩm. Đặc biệt, Trung Quốc ngày càng siết chặt công tác kiểm dịch, kiểm nghiệm và quản lý chất lượng sản phẩm nông sản nhập khẩu thông qua các thủ tục mang tính kỹ thuật như truy xuất nguồn gốc, yêu cầu đăng ký vùng nuôi trồng và doanh nghiệp xuất khẩu đối với nông sản, thực phẩm; quản lý an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu. Chính vì vậy, phương thức xuất khẩu tiểu ngạch ngày càng bấp bênh, không bền vững, không còn có nhiều cơ hội cho hàng nông thủy sản của Việt Nam, đặc biệt là những hàng nông thủy sản chưa đăng ký truy suất nguồn gốc.
Theo Bộ Công Thương, để đưa hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa của cư dân biên giới về đúng bản chất của trao đổi cư dân, không cho phép lợi dụng hình thức trao đổi cư dân để buôn bán lớn; thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa theo hình thức thương mại chính ngạch, khắc phục tình trạng ùn tắc hàng hóa tại các cửa khẩu biên giới thời gian qua, dự thảo nghị định sửa đổi sẽ có những thay đổi quan trọng như: không cho phép lợi dụng hình thức trao đổi cư dân để buôn bán lớn. Tuy vậy, việc thay đổi sẽ thực hiện từng bước theo lộ trình đủ dài, không thay đổi đột ngột để hoạt động thương mại biên giới dần thích nghi việc chuyển từ “tiểu ngạch” sang “chính ngạch”.
Cụ thể, phương án sửa đổi được đưa ra là, từ ngày 1/1/2025, giảm số lần được miễn thuế và số tiền được miễn thuế cho nhập khẩu hàng hoá theo hình thức trao đổi cư dân để hài hòa, đồng bộ với việc thay đổi chính sách đối với xuất khẩu hàng hoá theo hình thức trao đổi cư dân.
Kể từ ngày 1/1/2025, hàng hóa xuất khẩu phải đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn chất lượng, quy định về truy xuất nguồn gốc theo yêu cầu của nước nhập khẩu kể cả đối với hàng hóa trao đổi cư dân biên giới.
Kể từ ngày 1/1/2025, chỉ cư dân cư trú tại khu vực biên giới mới được phép xuất khẩu theo hình thức trao đổi cư dân. Chính thức áp dụng định mức mới đối với mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới. Ngoài ra, khi thực hiện hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới, cư dân phải có mặt để làm thủ tục xuất cảnh.
Kể từ ngày 1/1/2026, các mặt hàng đã được xuất khẩu vào Trung Quốc theo hình thức chính ngạch chỉ được phép làm thủ tục xuất khẩu tại cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương) và các cửa khẩu phụ, lối mở đã đạt thỏa thuận song phương về cho phép xuất nhập khẩu, trao đổi hàng hóa.
Kể từ ngày 1/1/2027, dừng toàn bộ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá tại tất cả các cửa khẩu, lối mở biên giới chưa đạt được thoả thuận song phương về việc mở cửa khẩu, lối mở biên giới.
Kể từ ngày 1/1/2028, tại tất cả các cửa khẩu, lối mở chỉ cho phép làm thủ tục xuất khẩu sang Trung Quốc các mặt hàng đã vào được Trung Quốc qua cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính.
Phương án này được đánh giá là khắc phục những vướng mắc, bất cập phát sinh từ thực tiễn thi hành Nghị định số 14/2018/NĐ-CP; thúc đẩy thương mại biên giới chuyển dần từ tiểu ngạch sang chính ngạch; khắc phục tình trạng ùn tắc hàng hóa tại các cửa khẩu biên giới nhất là vào các dịp lễ, Tết hoặc thời điểm thu hoạch chính vụ của nông sản; góp phần nâng cao nhận thức của người dân, người sản xuất về việc trồng, sử dụng sản phẩm có nguồn gốc, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; đồng thời góp phần giúp cơ quan quản lý nhà nước nâng cao hiệu quả thực hiện quy định về truy xuất nguồn gốc theo đề nghị của nước nhập khẩu. Tuy nhiên nếu thay đổi như trên sẽ tác động mạnh đối với bộ phận thương nhân, người dân đang hoạt động theo hình thức kinh doanh “dưới chuẩn”. các thương nhân hoạt động theo hình thức kinh doanh “tiểu ngạch” sẽ phải nâng cao năng lực, hoàn thiện bộ máy hoạt động để chuyển đổi sang hình thức kinh doanh chính ngạch.
Ngọc Linh
Nguồn: hải quan online
Sẽ có những thay đổi lớn trong quản lý hoạt động thương mại biên giới khi Nghị định số 14/2018/NĐ-CP ngày 23/1/2018 của Chính phủ được sửa đổi, bổ sung để hoạt động thương mại biên giới chuyển dần từ “tiểu ngạch” sang chính ngạch, khắc phục tình trạng ùn tắc hàng hóa tại khu vực cửa khẩu vào thời điểm thu hoạch chính vụ hoặc vào các dịp lễ, tết.
Công chức Hải quan Thanh Hóa tuyên truyền, hướng dẫn cư dân biên giới về thủ tục, chính sách. Ảnh: Phong Nhân |
Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 14/2018/NĐ-CP về hoạt động thương mại biên giới đang được Bộ Công Thương chủ trì soạn thảo, lấy ý kiến các bộ, ngành, doanh nghiệp và người dân.
Đánh giá của Bộ Công Thương cho thấy, dù đã đạt được những lợi ích đáng kể như tạo ra sự thông thoáng trong thực hiện các thủ tục hành chính một cách nhanh chóng, kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi cho thương nhân, doanh nghiệp và cư dân biên giới mua bán, trao đổi hàng hóa ở khu vực biên giới, góp phần thúc đẩy hoạt động thương mại biên giới hiệu quả nhưng Nghị định 14 đang tồn tại nhiều bất cập. Hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa của cư dân biên giới đang được thực hiện chưa đúng bản chất của trao đổi cư dân; còn xuất hiện tình trạng lợi dụng hình thức trao đổi cư dân để buôn bán lớn, đặc biệt ở khu vực biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc. Đây chính là hoạt động “tiểu ngạch” như vẫn được đề cập tới thời gian qua.
Bên cạnh đó, một số quy định hiện nay được đánh giá là không còn phù hợp hoặc không theo kịp tình hình phát triển thương mại biên giới trong thực tế cũng như chính sách, định hướng quản lý biên giới, phát triển xuất nhập khẩu nói chung hiện nay.
Hơn nữa, trong những năm gần đây, Trung Quốc đã tăng cường quản lý, kiểm soát hoạt động nhập khẩu tại khu vực biên giới; truyền thông nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp và người tiêu dùng Trung Quốc về vệ sinh an toàn thực phẩm. Đặc biệt, Trung Quốc ngày càng siết chặt công tác kiểm dịch, kiểm nghiệm và quản lý chất lượng sản phẩm nông sản nhập khẩu thông qua các thủ tục mang tính kỹ thuật như truy xuất nguồn gốc, yêu cầu đăng ký vùng nuôi trồng và doanh nghiệp xuất khẩu đối với nông sản, thực phẩm; quản lý an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu. Chính vì vậy, phương thức xuất khẩu tiểu ngạch ngày càng bấp bênh, không bền vững, không còn có nhiều cơ hội cho hàng nông thủy sản của Việt Nam, đặc biệt là những hàng nông thủy sản chưa đăng ký truy suất nguồn gốc.
Theo Bộ Công Thương, để đưa hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa của cư dân biên giới về đúng bản chất của trao đổi cư dân, không cho phép lợi dụng hình thức trao đổi cư dân để buôn bán lớn; thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa theo hình thức thương mại chính ngạch, khắc phục tình trạng ùn tắc hàng hóa tại các cửa khẩu biên giới thời gian qua, dự thảo nghị định sửa đổi sẽ có những thay đổi quan trọng như: không cho phép lợi dụng hình thức trao đổi cư dân để buôn bán lớn. Tuy vậy, việc thay đổi sẽ thực hiện từng bước theo lộ trình đủ dài, không thay đổi đột ngột để hoạt động thương mại biên giới dần thích nghi việc chuyển từ “tiểu ngạch” sang “chính ngạch”.
Cụ thể, phương án sửa đổi được đưa ra là, từ ngày 1/1/2025, giảm số lần được miễn thuế và số tiền được miễn thuế cho nhập khẩu hàng hoá theo hình thức trao đổi cư dân để hài hòa, đồng bộ với việc thay đổi chính sách đối với xuất khẩu hàng hoá theo hình thức trao đổi cư dân.
Kể từ ngày 1/1/2025, hàng hóa xuất khẩu phải đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn chất lượng, quy định về truy xuất nguồn gốc theo yêu cầu của nước nhập khẩu kể cả đối với hàng hóa trao đổi cư dân biên giới.
Kể từ ngày 1/1/2025, chỉ cư dân cư trú tại khu vực biên giới mới được phép xuất khẩu theo hình thức trao đổi cư dân. Chính thức áp dụng định mức mới đối với mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới. Ngoài ra, khi thực hiện hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới, cư dân phải có mặt để làm thủ tục xuất cảnh.
Kể từ ngày 1/1/2026, các mặt hàng đã được xuất khẩu vào Trung Quốc theo hình thức chính ngạch chỉ được phép làm thủ tục xuất khẩu tại cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương) và các cửa khẩu phụ, lối mở đã đạt thỏa thuận song phương về cho phép xuất nhập khẩu, trao đổi hàng hóa.
Kể từ ngày 1/1/2027, dừng toàn bộ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá tại tất cả các cửa khẩu, lối mở biên giới chưa đạt được thoả thuận song phương về việc mở cửa khẩu, lối mở biên giới.
Kể từ ngày 1/1/2028, tại tất cả các cửa khẩu, lối mở chỉ cho phép làm thủ tục xuất khẩu sang Trung Quốc các mặt hàng đã vào được Trung Quốc qua cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính.
Phương án này được đánh giá là khắc phục những vướng mắc, bất cập phát sinh từ thực tiễn thi hành Nghị định số 14/2018/NĐ-CP; thúc đẩy thương mại biên giới chuyển dần từ tiểu ngạch sang chính ngạch; khắc phục tình trạng ùn tắc hàng hóa tại các cửa khẩu biên giới nhất là vào các dịp lễ, Tết hoặc thời điểm thu hoạch chính vụ của nông sản; góp phần nâng cao nhận thức của người dân, người sản xuất về việc trồng, sử dụng sản phẩm có nguồn gốc, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; đồng thời góp phần giúp cơ quan quản lý nhà nước nâng cao hiệu quả thực hiện quy định về truy xuất nguồn gốc theo đề nghị của nước nhập khẩu. Tuy nhiên nếu thay đổi như trên sẽ tác động mạnh đối với bộ phận thương nhân, người dân đang hoạt động theo hình thức kinh doanh “dưới chuẩn”. các thương nhân hoạt động theo hình thức kinh doanh “tiểu ngạch” sẽ phải nâng cao năng lực, hoàn thiện bộ máy hoạt động để chuyển đổi sang hình thức kinh doanh chính ngạch.
Ngọc Linh
Nguồn: hải quan online