Sẽ có nhiều điểm mới về quản lý hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa
Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số Điều của Luật Quản lý ngoại thương hiện đang được trình Chính phủ ban hành để thay thế Nghị định 187/2013/NĐ-CP. Dự thảo Nghị định với nhiều điểm mới sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động XNK hàng hóa.
Cụ thể các biện pháp quản lý XNK
Theo đại diện Bộ Công Thương, dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số Điều của Luật Quản lý ngoại thương bao gồm 8 Chương, 73 Điều, 10 Phụ lục. Trong đó, các nội dung chính trong Nghị định gồm: Quy định về các biện pháp quản lý hoạt động XK, NK; Quản lý hoạt động tạm nhập tái xuất (TNTX), tạm xuất tái nhập (TXTN), chuyển khẩu, quá cảnh; các hoạt động ngoại thương (quá cảnh, gia công, đại lý mua bán hàng hóa); giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương.
Điểm đáng chú ý của dự thảo Nghị định là Danh mục hàng hóa cấm XK, cấm NK sẽ được ban hành tại Nghị định; các bộ, cơ quan ngang bộ thống nhất với Bộ Công Thương trước khi ban hành Danh mục chi tiết và 100% Danh mục ban hành có mã HS. Dự thảo Nghị định cũng quy định trong trường hợp ngoại lệ, Thủ tướng Chính phủ sẽ ban hành Quyết định về việc cho phép NK hàng hóa quy định tại Danh mục cấm XK, NK trong một số trường hợp, chẳng hạn nhằm phục vụ nghiên cứu khoa học.
Đối với hàng hóa XK, NK theo giấy phép, theo điều kiện, dự thảo quy định, 100% Danh mục ban hành có mã HS. Đối với hồ sơ, quy trình cấp phép, dự thảo nghị định quy định chung về hồ sơ cấp giấy phép, quy trình cấp phép; thời hạn cấp phép tối đa 10 ngày làm việc, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác về thời hạn cấp giấy phép. Các bộ, cơ quan ngang bộ ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành quy định chi tiết về hồ sơ cấp phép; công bố cơ quan, tổ chức, địa chỉ tiếp nhận hồ sơ cấp giấy phép của thương nhân.
Ngoài ra, một số hàng hóa XK, NK theo quy định riêng như: Hàng hóa phục vụ quốc phòng, an ninh thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và quy định về việc cấp phép XK, NK. Dự thảo Nghị định có điểm mới là quy định về việc NK hàng hóa có ảnh hưởng trực tiếp đến quốc phòng, an ninh nhưng không phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh. Hàng hóa này sẽ được NK theo giấy phép của Bộ Công Thương trên cơ sở ý kiến của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
Quản lý hoạt động tạm nhập- tái xuất có nhiều điểm mới
Trong quản lý hoạt động TNTX, TXTN, chuyển khẩu, dự thảo Nghị định tiếp tục duy trì một số quy định trong quản lý hoạt động kinh doanh TNTX như trong Nghị định 187/2013/NĐ-CP như: Quy định về cấp Giấy phép TNTX; quản lý, giám sát hoạt động kinh doanh TNTX; thời gian lưu giữ tại Việt Nam.
Các cửa khẩu TNTX gồm: Cửa khẩu chính, cửa khẩu quốc tế; đối với cửa khẩu phụ, lối mở biên giới trong khu kinh tế cửa khẩu; cửa khẩu, địa điểm khác. Đối với cửa khẩu phụ, lối mở biên giới trong khu kinh tế cửa khẩu chỉ được tái xuất khi đáp ứng điều kiện: UBND tỉnh công bố cửa khẩu phụ, lối mở đủ kiều kiện tái xuất và UBND tỉnh lựa chọn thương nhân được phép tái xuất. Đây là giải pháp mới nhằm giảm tải số lượng thương được phép kinh doanh TNTX. Việc lựa chọn thương nhân được phép TX hàng hóa chỉ áp dụng đối với hàng hóa thuộc diện cấp Giấy phép TNTX và hàng hóa kinh doanh TNTX có điều kiện.
Dự thảo Nghị định bỏ quy định cấp phép với nhiều trường hợp TNTX như: Linh kiện phụ tùng không có hợp đồng để phục vụ thay thế, sửa chữa tàu biển, máy bay nước ngoài; phương tiện chứa hàng hóa XK, NK theo phương thưc quay vòng; phục vụ trưng bày, giới thiệu, hội chợ, triển lãm; thiết bị viễn thông phục vụ đo kiểm…
Ngoài ra, dự thảo cũng quy định các trường hợp TNTX phải có giấy phép của Bộ Công Thương như: Hàng hóa cấm XK, cấm NK, hàng hóa tạm ngừng XK, tạm ngừng NK; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch XK, hạn ngạch NK, hạn ngạch thuế quan, giấy phép XK, NK. Các trường hợp không yêu cầu giấy phép: TXTN hàng hóa còn trong thời hạn bảo hành để phục vụ mục đích bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa; TNTX hàng hóa ra nước ngoài để tham dự hội chợ, triển lãm thương mại. Riêng hàng hóa cấm XK chỉ được tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài khi được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.
Đặc biệt, dự thảo Nghị định đã phân biệt quá cảnh dưới hình thức trung chuyển hàng hóa. Theo dự thảo Nghị định, trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng phải cấp phép quá cảnh vận chuyển bằng đường biển từ nước ngoài vào khu vực trung chuyển tại cảng biển, sau đó được đưa ra nước ngoài từ chính khu vực trung chuyển này hoặc đưa đến khu vực trung chuyển tại bến cảng, cảng biển khác để đưa ra nước ngoài, thủ tục trung chuyển thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính, không phải có giấy phép của Bộ Công Thương.
Trong lĩnh vực gia công hàng hóa thuộc danh mục cấm NK, dự thảo Nghị định quy định thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ quyết định về việc gia công, sửa chữa, tái chế hàng hóa cấm NK, Bộ Công Thương phối hợp với các bộ, ngành xây dựng quyết định này. Đây là điểm mới so với Nghị định 187/2013/NĐ-CP hiện nay. Nghị định 187/2013/NĐ-CP quy định thẩm quyền các bộ, cơ quan ngang bộ quy định việc gia công, sửa chữa, tái chế máy móc, thiết bị thuộc Danh mục hàng cấm NK. Tuy nhiên, đại diện ban soạn thảo cho biết, trong thời gian chuyển giao các thông tư, văn bản hướng dẫn của các bộ liên quan sẽ có hiệu lực đến 31/12/2018.
Hướng dẫn thực hiện các quy trình trong giai đoạn chuyển tiếp
Về điều khoản chuyển tiếp trong dự thảo Nghị định, đại diện ban soạn thảo cho biết, các quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định việc XK, NK một số mặt hàng thuộc Danh mục cấm XK, cấm NK có hiệu lực được tiếp tục thực hiện. Các giấy phép do các bộ, cơ quan ngang bộ cấp cho thương nhân được tiếp tục thực hiện theo các nội dung và thời hạn hiệu lực của các giấy phép.
Các quyết định của UBND tỉnh biên giới công bố cửa khẩu phụ, lối mở biên giới đủ điều kiện tái xuất hàng hóa và lựa chọn thương nhân được thực hiện tái xuất hàng hóa được tiếp tục thực hiện theo nội dung và thời hạn hiệu lực của các văn bản này. Các giấy chứng nhận mã số kinh doanh TNTX do Bộ Công Thương cấp cho các DN được tiếp tục thực hiện theo thời hạn hiệu lực của các Giấy chứng nhận này.
Việc NK hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm NK để nghiên cứu khoa học, gia công, tái chế sửa chữa tiếp tục thực hiện theo quy định tại Nghị định 187/2013/NĐ-CP đến hết ngày 31/12/2018. Việc NK máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng được tiếp tục thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Khoa học và Công nghệ đến hết 31/12/2018. Các văn bản quy phạm pháp luật của các bộ, cơ quan ngang bộ hướng dẫn thực hiện Nghị định 187/2013/NĐ-CP tiếp tục thực hiện đến hết ngày 31/12/2018.
NGUỒN: BÁO HẢI QUAN
Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số Điều của Luật Quản lý ngoại thương hiện đang được trình Chính phủ ban hành để thay thế Nghị định 187/2013/NĐ-CP. Dự thảo Nghị định với nhiều điểm mới sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động XNK hàng hóa.
Cụ thể các biện pháp quản lý XNK
Theo đại diện Bộ Công Thương, dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số Điều của Luật Quản lý ngoại thương bao gồm 8 Chương, 73 Điều, 10 Phụ lục. Trong đó, các nội dung chính trong Nghị định gồm: Quy định về các biện pháp quản lý hoạt động XK, NK; Quản lý hoạt động tạm nhập tái xuất (TNTX), tạm xuất tái nhập (TXTN), chuyển khẩu, quá cảnh; các hoạt động ngoại thương (quá cảnh, gia công, đại lý mua bán hàng hóa); giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương.
Điểm đáng chú ý của dự thảo Nghị định là Danh mục hàng hóa cấm XK, cấm NK sẽ được ban hành tại Nghị định; các bộ, cơ quan ngang bộ thống nhất với Bộ Công Thương trước khi ban hành Danh mục chi tiết và 100% Danh mục ban hành có mã HS. Dự thảo Nghị định cũng quy định trong trường hợp ngoại lệ, Thủ tướng Chính phủ sẽ ban hành Quyết định về việc cho phép NK hàng hóa quy định tại Danh mục cấm XK, NK trong một số trường hợp, chẳng hạn nhằm phục vụ nghiên cứu khoa học.
Đối với hàng hóa XK, NK theo giấy phép, theo điều kiện, dự thảo quy định, 100% Danh mục ban hành có mã HS. Đối với hồ sơ, quy trình cấp phép, dự thảo nghị định quy định chung về hồ sơ cấp giấy phép, quy trình cấp phép; thời hạn cấp phép tối đa 10 ngày làm việc, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác về thời hạn cấp giấy phép. Các bộ, cơ quan ngang bộ ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành quy định chi tiết về hồ sơ cấp phép; công bố cơ quan, tổ chức, địa chỉ tiếp nhận hồ sơ cấp giấy phép của thương nhân.
Ngoài ra, một số hàng hóa XK, NK theo quy định riêng như: Hàng hóa phục vụ quốc phòng, an ninh thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và quy định về việc cấp phép XK, NK. Dự thảo Nghị định có điểm mới là quy định về việc NK hàng hóa có ảnh hưởng trực tiếp đến quốc phòng, an ninh nhưng không phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh. Hàng hóa này sẽ được NK theo giấy phép của Bộ Công Thương trên cơ sở ý kiến của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
Quản lý hoạt động tạm nhập- tái xuất có nhiều điểm mới
Trong quản lý hoạt động TNTX, TXTN, chuyển khẩu, dự thảo Nghị định tiếp tục duy trì một số quy định trong quản lý hoạt động kinh doanh TNTX như trong Nghị định 187/2013/NĐ-CP như: Quy định về cấp Giấy phép TNTX; quản lý, giám sát hoạt động kinh doanh TNTX; thời gian lưu giữ tại Việt Nam.
Các cửa khẩu TNTX gồm: Cửa khẩu chính, cửa khẩu quốc tế; đối với cửa khẩu phụ, lối mở biên giới trong khu kinh tế cửa khẩu; cửa khẩu, địa điểm khác. Đối với cửa khẩu phụ, lối mở biên giới trong khu kinh tế cửa khẩu chỉ được tái xuất khi đáp ứng điều kiện: UBND tỉnh công bố cửa khẩu phụ, lối mở đủ kiều kiện tái xuất và UBND tỉnh lựa chọn thương nhân được phép tái xuất. Đây là giải pháp mới nhằm giảm tải số lượng thương được phép kinh doanh TNTX. Việc lựa chọn thương nhân được phép TX hàng hóa chỉ áp dụng đối với hàng hóa thuộc diện cấp Giấy phép TNTX và hàng hóa kinh doanh TNTX có điều kiện.
Dự thảo Nghị định bỏ quy định cấp phép với nhiều trường hợp TNTX như: Linh kiện phụ tùng không có hợp đồng để phục vụ thay thế, sửa chữa tàu biển, máy bay nước ngoài; phương tiện chứa hàng hóa XK, NK theo phương thưc quay vòng; phục vụ trưng bày, giới thiệu, hội chợ, triển lãm; thiết bị viễn thông phục vụ đo kiểm…
Ngoài ra, dự thảo cũng quy định các trường hợp TNTX phải có giấy phép của Bộ Công Thương như: Hàng hóa cấm XK, cấm NK, hàng hóa tạm ngừng XK, tạm ngừng NK; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch XK, hạn ngạch NK, hạn ngạch thuế quan, giấy phép XK, NK. Các trường hợp không yêu cầu giấy phép: TXTN hàng hóa còn trong thời hạn bảo hành để phục vụ mục đích bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa; TNTX hàng hóa ra nước ngoài để tham dự hội chợ, triển lãm thương mại. Riêng hàng hóa cấm XK chỉ được tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài khi được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.
Đặc biệt, dự thảo Nghị định đã phân biệt quá cảnh dưới hình thức trung chuyển hàng hóa. Theo dự thảo Nghị định, trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng phải cấp phép quá cảnh vận chuyển bằng đường biển từ nước ngoài vào khu vực trung chuyển tại cảng biển, sau đó được đưa ra nước ngoài từ chính khu vực trung chuyển này hoặc đưa đến khu vực trung chuyển tại bến cảng, cảng biển khác để đưa ra nước ngoài, thủ tục trung chuyển thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính, không phải có giấy phép của Bộ Công Thương.
Trong lĩnh vực gia công hàng hóa thuộc danh mục cấm NK, dự thảo Nghị định quy định thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ quyết định về việc gia công, sửa chữa, tái chế hàng hóa cấm NK, Bộ Công Thương phối hợp với các bộ, ngành xây dựng quyết định này. Đây là điểm mới so với Nghị định 187/2013/NĐ-CP hiện nay. Nghị định 187/2013/NĐ-CP quy định thẩm quyền các bộ, cơ quan ngang bộ quy định việc gia công, sửa chữa, tái chế máy móc, thiết bị thuộc Danh mục hàng cấm NK. Tuy nhiên, đại diện ban soạn thảo cho biết, trong thời gian chuyển giao các thông tư, văn bản hướng dẫn của các bộ liên quan sẽ có hiệu lực đến 31/12/2018.
Hướng dẫn thực hiện các quy trình trong giai đoạn chuyển tiếp
Về điều khoản chuyển tiếp trong dự thảo Nghị định, đại diện ban soạn thảo cho biết, các quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định việc XK, NK một số mặt hàng thuộc Danh mục cấm XK, cấm NK có hiệu lực được tiếp tục thực hiện. Các giấy phép do các bộ, cơ quan ngang bộ cấp cho thương nhân được tiếp tục thực hiện theo các nội dung và thời hạn hiệu lực của các giấy phép. Các quyết định của UBND tỉnh biên giới công bố cửa khẩu phụ, lối mở biên giới đủ điều kiện tái xuất hàng hóa và lựa chọn thương nhân được thực hiện tái xuất hàng hóa được tiếp tục thực hiện theo nội dung và thời hạn hiệu lực của các văn bản này. Các giấy chứng nhận mã số kinh doanh TNTX do Bộ Công Thương cấp cho các DN được tiếp tục thực hiện theo thời hạn hiệu lực của các Giấy chứng nhận này. Việc NK hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm NK để nghiên cứu khoa học, gia công, tái chế sửa chữa tiếp tục thực hiện theo quy định tại Nghị định 187/2013/NĐ-CP đến hết ngày 31/12/2018. Việc NK máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng được tiếp tục thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Khoa học và Công nghệ đến hết 31/12/2018. Các văn bản quy phạm pháp luật của các bộ, cơ quan ngang bộ hướng dẫn thực hiện Nghị định 187/2013/NĐ-CP tiếp tục thực hiện đến hết ngày 31/12/2018. |
NGUỒN: BÁO HẢI QUAN