Quy định mới về phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
Ngày 20-10, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 155/2016/TT-BTC quy định chi tiết thi hành Nghị định 127/2013/NĐ-CP ngày 15-10-2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan và Nghị định 45/2016/NĐ-CP ngày 26-5-2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2013/NĐ-CP.
Theo Tổng cục Hải quan, Thông tư 190/2013/TT-BTC được xây dựng trên cơ sở quy định của Nghị định số 127/2013/NĐ-CP. Trong hơn 2 năm thực hiện, Thông tư đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động hải quan, phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật hải quan, nâng cao tính tuân thủ pháp luật của người khai hải quan; tạo sự thống nhất trong việc thực hiện Nghị định số 127/2013/NĐ-CP. Tuy nhiên, sau hơn 2 năm thực hiện, Thông tư 190/2013/TT-BTC không còn phù hợp bởi trên cơ sở các quy định mới của Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 127/2013/NĐ-CP cần thiết phải ban hành Thông tư quy định chi tiết thi hành Nghị định này. Việc ban hành Thông tư thay thế sẽ thuận tiện cho việc áp dụng văn bản (gọn đầu mối văn bản) hơn so với việc ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 190/2013/TT-BTC.
Bên cạnh đó, một số vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện Thông tư số 190/2013/TT-BTC đã được Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan giải quyết bằng các công văn trong quá trình hướng dẫn công tác xử lý vi phạm hành chính cần thiết phải được quy định tại Thông tư để đảm bảo cơ sở pháp lý khi thực hiện.
Thông tư 155/2016/TT-BTC được xây dựng trên cơ sở kế thừa bố cục của Thông tư số 190/2013/TT-BTC đã được thực hiện ổn định trong những năm qua. Theo đó, Thông tư có 3 Chương, gồm 43 Điều, cụ thể như sau: Chương I – Xử lý vi phạm hành chính về hải quan, gồm 4 mục, 25 Điều (từ Điều 1 đến Điều 25); Chương II – Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan, gồm 2 mục, 15 Điều (từ Điều 26 đến Điều 40); Chương III – Tổ chức thực hiện, gồm 03 Điều (từ Điều 41 đến Điều 43): quy định về trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư, hiệu lực của Thông tư và việc bãi bỏ văn bản hết hiệu lực. Ngoài 3 Chương nêu trên, Thông tư 155/2016/TT-BTC còn có phần Phụ lục về Danh mục mẫu biên bản và quyết định sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan.
Theo đó, Thông tư 155/2016/TT-BTC hướng dẫn áp dụng các hình thức xử phạt và mức phạt đối với hành vi với hành vi khai nhiều hơn so với thực tế hàng hóa XK về chủng loại, số lượng, khối lượng sản phẩm XK ra nước ngoài của DN chế xuất, DN gia công, sản phẩm sản xuất XK và hàng tái xuất dẫn đến số tiền thuế chênh lệch dưới 100 triệu đồng thì xử phạt theo quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 8 Nghị định. Trường hợp số tiền thuế chênh lệch từ 100 triệu đồng trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì xử phạt theo quy định tại Điểm đ, Khoản 1 Điều 13 Nghị định…
Thông tư 155/2016/TT-BTC cũng hướng dẫn chi tiết vi phạm quy định về khai hải quan của người XNC đối với ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam bằng tiền mặt, công cụ chuyển nhượng vàng, kim loại quý quy định tại Điều 9 Nghị định; hướng dẫn việc xử phạt đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế quy định tại Điều 13 Nghị định…
Thông tư 155/2016/TT-BTC có hiệu lực thi hành từ ngày 1-12-2016 và bãi bỏ hiệu lực Thông tư 190/2013/TT-BTC ngày 12-12-2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định 127/2013/NĐ-CP ngày 15-10-2013 của Chính phủ quy định việc xử lý vi phạm hanhf chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan.
NGUỒN: BÁO HẢI QUAN
Ngày 20-10, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 155/2016/TT-BTC quy định chi tiết thi hành Nghị định 127/2013/NĐ-CP ngày 15-10-2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan và Nghị định 45/2016/NĐ-CP ngày 26-5-2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2013/NĐ-CP.
Theo Tổng cục Hải quan, Thông tư 190/2013/TT-BTC được xây dựng trên cơ sở quy định của Nghị định số 127/2013/NĐ-CP. Trong hơn 2 năm thực hiện, Thông tư đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động hải quan, phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật hải quan, nâng cao tính tuân thủ pháp luật của người khai hải quan; tạo sự thống nhất trong việc thực hiện Nghị định số 127/2013/NĐ-CP. Tuy nhiên, sau hơn 2 năm thực hiện, Thông tư 190/2013/TT-BTC không còn phù hợp bởi trên cơ sở các quy định mới của Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 127/2013/NĐ-CP cần thiết phải ban hành Thông tư quy định chi tiết thi hành Nghị định này. Việc ban hành Thông tư thay thế sẽ thuận tiện cho việc áp dụng văn bản (gọn đầu mối văn bản) hơn so với việc ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 190/2013/TT-BTC.
Bên cạnh đó, một số vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện Thông tư số 190/2013/TT-BTC đã được Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan giải quyết bằng các công văn trong quá trình hướng dẫn công tác xử lý vi phạm hành chính cần thiết phải được quy định tại Thông tư để đảm bảo cơ sở pháp lý khi thực hiện.
Thông tư 155/2016/TT-BTC được xây dựng trên cơ sở kế thừa bố cục của Thông tư số 190/2013/TT-BTC đã được thực hiện ổn định trong những năm qua. Theo đó, Thông tư có 3 Chương, gồm 43 Điều, cụ thể như sau: Chương I – Xử lý vi phạm hành chính về hải quan, gồm 4 mục, 25 Điều (từ Điều 1 đến Điều 25); Chương II – Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan, gồm 2 mục, 15 Điều (từ Điều 26 đến Điều 40); Chương III – Tổ chức thực hiện, gồm 03 Điều (từ Điều 41 đến Điều 43): quy định về trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư, hiệu lực của Thông tư và việc bãi bỏ văn bản hết hiệu lực. Ngoài 3 Chương nêu trên, Thông tư 155/2016/TT-BTC còn có phần Phụ lục về Danh mục mẫu biên bản và quyết định sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan.
Theo đó, Thông tư 155/2016/TT-BTC hướng dẫn áp dụng các hình thức xử phạt và mức phạt đối với hành vi với hành vi khai nhiều hơn so với thực tế hàng hóa XK về chủng loại, số lượng, khối lượng sản phẩm XK ra nước ngoài của DN chế xuất, DN gia công, sản phẩm sản xuất XK và hàng tái xuất dẫn đến số tiền thuế chênh lệch dưới 100 triệu đồng thì xử phạt theo quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 8 Nghị định. Trường hợp số tiền thuế chênh lệch từ 100 triệu đồng trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì xử phạt theo quy định tại Điểm đ, Khoản 1 Điều 13 Nghị định…
Thông tư 155/2016/TT-BTC cũng hướng dẫn chi tiết vi phạm quy định về khai hải quan của người XNC đối với ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam bằng tiền mặt, công cụ chuyển nhượng vàng, kim loại quý quy định tại Điều 9 Nghị định; hướng dẫn việc xử phạt đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế quy định tại Điều 13 Nghị định…
Thông tư 155/2016/TT-BTC có hiệu lực thi hành từ ngày 1-12-2016 và bãi bỏ hiệu lực Thông tư 190/2013/TT-BTC ngày 12-12-2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định 127/2013/NĐ-CP ngày 15-10-2013 của Chính phủ quy định việc xử lý vi phạm hanhf chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan.
NGUỒN: BÁO HẢI QUAN