QUẢN LÝ HIỆN ĐẠI ĐỐI VỚI LOẠI HÌNH GIA CÔNG, SẢN XUẤT XUẤT KHẨU CHẾ XUẤT LÀ TẤT YẾU
Doanh nghiệp gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất chiếm hơn 10% tổng số doanh nghiệp xuất nhập khẩu, kim ngạch nhập khẩu chiếm trên 50% tổng kim ngạch nhập khẩu. Để theo dõi, quản lý được số lượng lớn doanh nghiệp này đòi hỏi cơ quan Hải quan phải có phương thức và biện pháp quản lý phù hợp.
Hoạt động nghiệp vụ của công chức Chi cục Hải quan Quản lý hàng Đầu tư-Gia công (Cục Hải quan Hà Nội). Ảnh: N.Linh
Thu thập dữ liệu chưa tập trung
Số lượng doanh nghiệp mở tờ khai theo loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất trong năm 2021 là hơn 10.100 doanh nghiệp; năm 2022 số doanh nghiệp mở tờ khai theo loại hình này tăng gần 2% lên gần 10.300 doanh nghiệp. Hoạt động gia công, nhập nguyên liệu để sản xuất xuất khẩu, chế xuất phát sinh tại hầu hết các địa bàn cả nước.
Theo Cục Giám sát quản lý về hải quan, với đặc thù loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất việc hoàn thiện rà soát, xác định các bài toán nghiệp vụ liên quan đến hàng hoá gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất và hoàn thiện xây dựng các yêu cầu quản lý, chỉ tiêu thông tin đáp ứng theo mô hình Hải quan số là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện trong thời gian tới.
Với định hướng dài hơi, thời gian qua, hoạt động quản lý hải quan đối với loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất từng bước được hiện đại hóa, đơn cử như quản lý hải quan đối với doanh nghiệp chế xuất.
Hoạt động của doanh nghiệp chế xuất hiện nay nhận được rất nhiều ưu đãi về thủ tục hải quan và chính sách thuế. Một số trường hợp theo quy định doanh nghiệp chế xuất được quyền lựa chọn thực hiện hay không thực hiện thủ tục hải quan. Các doanh nghiệp chế xuất đa phần hoạt động trong khu chế xuất, khu công nghiệp, có hàng rào riêng biệt. Đa phần là các doanh nghiệp nước ngoài, phần lớn các doanh nghiệp được đánh giá là chấp hành tốt pháp luật hải quan, tuy nhiên vẫn tiềm ẩn những rủi ro nhất định.
Năm 2022, Tổng cục Hải quan đã ban hành Quyết định 247/QĐ-TCHQ ngày 2/3/2022 quy định về cách thức kết nối, trao đổi dữ liệu hệ thống camera giám sát của doanh nghiệp chế xuất với cơ quan Hải quan theo khoản 10 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP và việc giám sát hải quan đối với doanh nghiệp chế xuất thông qua hệ thống camera. Theo đó, quy định này hướng dẫn cách thức kết nối, trao đổi dữ liệu hệ thống camera giám sát của doanh nghiệp chế xuất; yêu cầu về lưu trữ dữ liệu hình ảnh camera của doanh nghiệp chế xuất; các giải pháp bảo mật trong trao đổi dữ liệu camera theo quy định tại khoản 10 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP ngày 11/3/2021 của Chính phủ và hướng dẫn công tác giám sát hải quan đối với hàng hoá là đối tượng không chịu thuế của doanh nghiệp chế xuất thông qua hệ thống camera giám sát.
Trong thời gian gần 1 năm thực hiện Quyết định, các cục hải quan địa phương đã triển khai quản lý bằng camera giám sát, tuy nhiên vẫn còn những hạn chế, bất cập.
Tại Cục Hải quan Hà Nội hiện quản lý khoảng 210 doanh nghiệp hoạt động theo loại hình doanh nghiệp chế xuất. Công tác quản lý hải quan đối với doanh nghiệp chế xuất được thực hiện như đối với các doanh nghiệp theo loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu, được các chi cục thuộc cục thực hiện thống nhất từ việc thực hiện, theo dõi quản lý hồ sơ cơ sở sản xuất, thực hiện thủ tục hải quan, xử lý máy móc thiết bị nguyên liệu vật tư dư thừa, phế liệu phế phẩm, đến việc theo dõi tiếp nhận, kiểm tra báo cáo quyết toán.
Theo Cục Hải quan Hà Nội, để thực hiện tốt công tác giám sát trực tuyến giữa cơ quan Hải quan và doanh nghiệp chế xuất, các chi cục hải quan đã xây dựng kế hoạch, bố trí nguồn lực, trang thiết bị cần thiết để thực hiện có hiệu quả.
Tuy nhiên, theo Hải quan Hà Nội, việc giám sát qua hệ thống camera kết nối với cơ quan Hải quan còn gặp nhiều hạn chế, với số lượng doanh nghiệp nhiều, yêu cầu các doanh nghiệp chế xuất phải được giám sát lần lượt hết trong tháng, trong khi công chức giám sát thực hiện kiêm nhiệm nên dễ xảy ra tình trạng không tập trung, kém hiệu quả. Ngoài ra, việc giám sát chủ yếu bằng màn hình máy tính, máy vận hành chậm, màn hình nhỏ trong khi lượng camera của các doanh nghiệp nhiều, rất khó theo dõi và quản lý.
Thực tế, bên cạnh những kết quả đạt được, Cục Giám sát quản lý về hải quan cũng nhìn nhận, hiện nay cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp, hệ thống thông tin doanh nghiệp không tập trung đang nằm rải rác ở các chương trình, hệ thống nghiệp vụ khác nhau của ngành. Bên cạnh đó, công tác thu thập thông tin doanh nghiệp ở một số cục hải quan địa phương chưa được chú trọng mà chỉ đang tập trung vào công tác thông quan. Do đó công tác thu thập thông tin doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn và chưa đạt hiệu quả quản lý.
Cần kết nối, chuẩn hóa dữ liệu
Theo đại diện Phòng Giám sát quản lý về hải quan (Cục Hải quan TPHCM), nếu chuẩn hóa và kết nối được dữ liệu sẽ đem lại hiệu quả rất lớn trong việc quản lý, giám sát hàng hóa gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất. Chẳng hạn các đơn vị có thể sử dụng việc chuẩn hóa và kết nối dữ liệu trong việc so sánh, đối chiếu định mức của cùng một dòng sản phẩm của các doanh nghiệp trong cùng ngành hàng với nhau. Hoặc đối chiếu định mức sản phẩm của chính doanh nghiệp đó trong từng thời kỳ khác nhau; quản lý nguyên vật liệu xuất nhập trong kho của doanh nghiệp cũng như quản lý quá trình sản xuất của doanh nghiệp… Nếu có công cụ đối chiếu, kết nối dữ liệu đủ lớn trong tay, cơ quan Hải quan sẽ giảm được nguồn nhân lực làm việc thủ công, đồng thời nhận dạng, phát hiện kịp thời các hành vi gian lận.
Theo Cục Hải quan Bình Dương, trong quá trình thực hiện quản lý nhà nước về hải quan, công tác quản lý hàng hóa gia công, sản xuất xuất khẩu và doanh nghiệp chế xuất vẫn chưa thực sự đạt hiệu quả như mong muốn, còn phát sinh nhiều vụ việc buôn lậu, gian lận thương mại phức tạp, nổi cộm, tiềm ẩn rất nhiều vấn đề rủi ro trong công tác quản lý của cơ quan Hải quan.
Cục Hải quan Bình Dương đề xuất xây dựng phần mềm quản lý doanh nghiệp gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất dựa trên cơ sở kết nối, cung cấp thông tin giữa cơ quan Hải quan và tổ chức, cá nhân có liên quan. Về cơ bản, tất cả các thông tin do doanh nghiệp cung cấp sẽ được hệ thống tiếp nhận, xử lý, phân tích, đánh giá thông qua ứng dụng các nền tảng công nghệ 4.0 để đưa ra các thông tin cảnh báo, hỗ trợ người sử dụng ra quyết định tại các bước nghiệp vụ có liên quan.
Ngọc Linh
NGUỒN: HẢI QUAN ONLINE
Doanh nghiệp gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất chiếm hơn 10% tổng số doanh nghiệp xuất nhập khẩu, kim ngạch nhập khẩu chiếm trên 50% tổng kim ngạch nhập khẩu. Để theo dõi, quản lý được số lượng lớn doanh nghiệp này đòi hỏi cơ quan Hải quan phải có phương thức và biện pháp quản lý phù hợp.
Hoạt động nghiệp vụ của công chức Chi cục Hải quan Quản lý hàng Đầu tư-Gia công (Cục Hải quan Hà Nội). Ảnh: N.Linh |
Thu thập dữ liệu chưa tập trung
Số lượng doanh nghiệp mở tờ khai theo loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất trong năm 2021 là hơn 10.100 doanh nghiệp; năm 2022 số doanh nghiệp mở tờ khai theo loại hình này tăng gần 2% lên gần 10.300 doanh nghiệp. Hoạt động gia công, nhập nguyên liệu để sản xuất xuất khẩu, chế xuất phát sinh tại hầu hết các địa bàn cả nước.
Theo Cục Giám sát quản lý về hải quan, với đặc thù loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất việc hoàn thiện rà soát, xác định các bài toán nghiệp vụ liên quan đến hàng hoá gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất và hoàn thiện xây dựng các yêu cầu quản lý, chỉ tiêu thông tin đáp ứng theo mô hình Hải quan số là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện trong thời gian tới.
Với định hướng dài hơi, thời gian qua, hoạt động quản lý hải quan đối với loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất từng bước được hiện đại hóa, đơn cử như quản lý hải quan đối với doanh nghiệp chế xuất.
Hoạt động của doanh nghiệp chế xuất hiện nay nhận được rất nhiều ưu đãi về thủ tục hải quan và chính sách thuế. Một số trường hợp theo quy định doanh nghiệp chế xuất được quyền lựa chọn thực hiện hay không thực hiện thủ tục hải quan. Các doanh nghiệp chế xuất đa phần hoạt động trong khu chế xuất, khu công nghiệp, có hàng rào riêng biệt. Đa phần là các doanh nghiệp nước ngoài, phần lớn các doanh nghiệp được đánh giá là chấp hành tốt pháp luật hải quan, tuy nhiên vẫn tiềm ẩn những rủi ro nhất định.
Năm 2022, Tổng cục Hải quan đã ban hành Quyết định 247/QĐ-TCHQ ngày 2/3/2022 quy định về cách thức kết nối, trao đổi dữ liệu hệ thống camera giám sát của doanh nghiệp chế xuất với cơ quan Hải quan theo khoản 10 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP và việc giám sát hải quan đối với doanh nghiệp chế xuất thông qua hệ thống camera. Theo đó, quy định này hướng dẫn cách thức kết nối, trao đổi dữ liệu hệ thống camera giám sát của doanh nghiệp chế xuất; yêu cầu về lưu trữ dữ liệu hình ảnh camera của doanh nghiệp chế xuất; các giải pháp bảo mật trong trao đổi dữ liệu camera theo quy định tại khoản 10 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP ngày 11/3/2021 của Chính phủ và hướng dẫn công tác giám sát hải quan đối với hàng hoá là đối tượng không chịu thuế của doanh nghiệp chế xuất thông qua hệ thống camera giám sát.
Trong thời gian gần 1 năm thực hiện Quyết định, các cục hải quan địa phương đã triển khai quản lý bằng camera giám sát, tuy nhiên vẫn còn những hạn chế, bất cập.
Tại Cục Hải quan Hà Nội hiện quản lý khoảng 210 doanh nghiệp hoạt động theo loại hình doanh nghiệp chế xuất. Công tác quản lý hải quan đối với doanh nghiệp chế xuất được thực hiện như đối với các doanh nghiệp theo loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu, được các chi cục thuộc cục thực hiện thống nhất từ việc thực hiện, theo dõi quản lý hồ sơ cơ sở sản xuất, thực hiện thủ tục hải quan, xử lý máy móc thiết bị nguyên liệu vật tư dư thừa, phế liệu phế phẩm, đến việc theo dõi tiếp nhận, kiểm tra báo cáo quyết toán.
Theo Cục Hải quan Hà Nội, để thực hiện tốt công tác giám sát trực tuyến giữa cơ quan Hải quan và doanh nghiệp chế xuất, các chi cục hải quan đã xây dựng kế hoạch, bố trí nguồn lực, trang thiết bị cần thiết để thực hiện có hiệu quả.
Tuy nhiên, theo Hải quan Hà Nội, việc giám sát qua hệ thống camera kết nối với cơ quan Hải quan còn gặp nhiều hạn chế, với số lượng doanh nghiệp nhiều, yêu cầu các doanh nghiệp chế xuất phải được giám sát lần lượt hết trong tháng, trong khi công chức giám sát thực hiện kiêm nhiệm nên dễ xảy ra tình trạng không tập trung, kém hiệu quả. Ngoài ra, việc giám sát chủ yếu bằng màn hình máy tính, máy vận hành chậm, màn hình nhỏ trong khi lượng camera của các doanh nghiệp nhiều, rất khó theo dõi và quản lý.
Thực tế, bên cạnh những kết quả đạt được, Cục Giám sát quản lý về hải quan cũng nhìn nhận, hiện nay cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp, hệ thống thông tin doanh nghiệp không tập trung đang nằm rải rác ở các chương trình, hệ thống nghiệp vụ khác nhau của ngành. Bên cạnh đó, công tác thu thập thông tin doanh nghiệp ở một số cục hải quan địa phương chưa được chú trọng mà chỉ đang tập trung vào công tác thông quan. Do đó công tác thu thập thông tin doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn và chưa đạt hiệu quả quản lý.
Cần kết nối, chuẩn hóa dữ liệu
Theo đại diện Phòng Giám sát quản lý về hải quan (Cục Hải quan TPHCM), nếu chuẩn hóa và kết nối được dữ liệu sẽ đem lại hiệu quả rất lớn trong việc quản lý, giám sát hàng hóa gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất. Chẳng hạn các đơn vị có thể sử dụng việc chuẩn hóa và kết nối dữ liệu trong việc so sánh, đối chiếu định mức của cùng một dòng sản phẩm của các doanh nghiệp trong cùng ngành hàng với nhau. Hoặc đối chiếu định mức sản phẩm của chính doanh nghiệp đó trong từng thời kỳ khác nhau; quản lý nguyên vật liệu xuất nhập trong kho của doanh nghiệp cũng như quản lý quá trình sản xuất của doanh nghiệp… Nếu có công cụ đối chiếu, kết nối dữ liệu đủ lớn trong tay, cơ quan Hải quan sẽ giảm được nguồn nhân lực làm việc thủ công, đồng thời nhận dạng, phát hiện kịp thời các hành vi gian lận.
Theo Cục Hải quan Bình Dương, trong quá trình thực hiện quản lý nhà nước về hải quan, công tác quản lý hàng hóa gia công, sản xuất xuất khẩu và doanh nghiệp chế xuất vẫn chưa thực sự đạt hiệu quả như mong muốn, còn phát sinh nhiều vụ việc buôn lậu, gian lận thương mại phức tạp, nổi cộm, tiềm ẩn rất nhiều vấn đề rủi ro trong công tác quản lý của cơ quan Hải quan.
Cục Hải quan Bình Dương đề xuất xây dựng phần mềm quản lý doanh nghiệp gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất dựa trên cơ sở kết nối, cung cấp thông tin giữa cơ quan Hải quan và tổ chức, cá nhân có liên quan. Về cơ bản, tất cả các thông tin do doanh nghiệp cung cấp sẽ được hệ thống tiếp nhận, xử lý, phân tích, đánh giá thông qua ứng dụng các nền tảng công nghệ 4.0 để đưa ra các thông tin cảnh báo, hỗ trợ người sử dụng ra quyết định tại các bước nghiệp vụ có liên quan.
Ngọc Linh
NGUỒN: HẢI QUAN ONLINE