Phí CIC
Câu hỏi:
Khi mở Tờ khai nhập khẩu, về phần khai phí CIC, Doanh nghiệp khai:
-Chọn mã E trong phần “phí vận chuyển” hay chọn mã N trong phần “Mã, tên khoản điều chỉnh”.
-Đồng tiền thể hiện phí CIC là USD (cùng loại với đồng tiền của trị giá lô hàng) hay VND (theo hóa đơn đại lý xuất cho Doanh nghiệp).
Ngày gửi: 11/12/2016 – Trả lời: 13/12/2016
Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH TAE YOUNG SANG SA Việt Nam
Địa chỉ: Tam Phước, TP.Biên Hoà, Đồng Nai – Email :
– Phụ phí CIC (Container Imbalance Charge) là phí cân bằng container. Đây là một loại phụ phí vận tải biển do hãng tàu thu nhằm mục đích bù đắp chi phí vận chuyển container rỗng về nơi có nhu cầu xuất hàng. Phí CIC phát sinh từ việc điều chuyển một lượng lớn container từ nơi thừa đến nơi thiếu. Phí CIC có thể được xem như một phần của phí container.
– Căn cứ hướng dẫn tại Chỉ tiêu thông tin khai báo ban hành kèm Phụ lục II – Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính:
“…1.47 – Phí vận chuyển: Ô 1: Nhập một trong các mã phân loại phí vận chuyển sau:
“E”: Khai trong trường hợp trị giá hóa đơn của hàng hóa đã có phí vận tải (ví dụ CIF, C&F, CIP) nhưng cước phí thực tế vượt quá cước phí trên hóa đơn (phát sinh thêm phí vận tải khi hàng hóa về cảng nhập khẩu: tăng cước phí do giá nhiên liệu tăng, do biến động tiền tệ, do tắc tàu tại cảng…).
Ô 3: Nhập số tiền phí vận chuyển
Trường hợp mã điều kiện giá hóa đơn là “C&F” hoặc “CIF” và cước phí vận chuyển thực tế lớn hơn cước phí trên hóa đơn cước vận chuyển thì nhập số cước phí chênh lệch vào ô này”.
-Căn cứ hướng dẫn tại Điều 13 Điều 15 Thông tư 39/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính, nội dung nêu tại Chỉ tiêu thông tin “1.49 – Mã, tên khoản điều chỉnh” chỉ sử dụng cho chi phí không liên quan đến phí vận chuyển.
Do đó, trường hợp công ty nêu đề nghị khai tại chỉ tiêu thông tin Phí vận chuyển trên tờ khai.
-Về nguyên tệ khi khai báo phí CIC:
Căn cứ vào hoá đơn, chứng từ và việc thực thanh toán bằng đồng nguyên tệ nào mà công ty căn cứ làm cơ sở khai báo. Trường hợp nguyên tệ được thể hiện trên chứng từ như hợp đồng, hoá đơn là đồng tiền nước ngoài thì ngoài việc kê khai nguyên tệ, công ty phải khai báo trị giá VNĐ quy đổi theo tỷ giá được xác định.
-Do công ty không nêu rõ áp dụng phương pháp xác định trị giá hải quan nào cho các khoản điều chỉnh cộng, đề nghị Công ty tham khảo hướng dẫn khai báo trị giá hải quan tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính để khai báo đúng quy định các khoản điều chỉnh cộng khi làm thủ tục.
NGUỒN: HẢI QUAN ĐỒNG NAI
Câu hỏi:
Khi mở Tờ khai nhập khẩu, về phần khai phí CIC, Doanh nghiệp khai:
-Chọn mã E trong phần “phí vận chuyển” hay chọn mã N trong phần “Mã, tên khoản điều chỉnh”.
-Đồng tiền thể hiện phí CIC là USD (cùng loại với đồng tiền của trị giá lô hàng) hay VND (theo hóa đơn đại lý xuất cho Doanh nghiệp).
Ngày gửi: 11/12/2016 – Trả lời: 13/12/2016
Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH TAE YOUNG SANG SA Việt Nam
Địa chỉ: Tam Phước, TP.Biên Hoà, Đồng Nai – Email :
– Phụ phí CIC (Container Imbalance Charge) là phí cân bằng container. Đây là một loại phụ phí vận tải biển do hãng tàu thu nhằm mục đích bù đắp chi phí vận chuyển container rỗng về nơi có nhu cầu xuất hàng. Phí CIC phát sinh từ việc điều chuyển một lượng lớn container từ nơi thừa đến nơi thiếu. Phí CIC có thể được xem như một phần của phí container.
– Căn cứ hướng dẫn tại Chỉ tiêu thông tin khai báo ban hành kèm Phụ lục II – Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính:
“…1.47 – Phí vận chuyển: Ô 1: Nhập một trong các mã phân loại phí vận chuyển sau:
“E”: Khai trong trường hợp trị giá hóa đơn của hàng hóa đã có phí vận tải (ví dụ CIF, C&F, CIP) nhưng cước phí thực tế vượt quá cước phí trên hóa đơn (phát sinh thêm phí vận tải khi hàng hóa về cảng nhập khẩu: tăng cước phí do giá nhiên liệu tăng, do biến động tiền tệ, do tắc tàu tại cảng…).
Ô 3: Nhập số tiền phí vận chuyển
Trường hợp mã điều kiện giá hóa đơn là “C&F” hoặc “CIF” và cước phí vận chuyển thực tế lớn hơn cước phí trên hóa đơn cước vận chuyển thì nhập số cước phí chênh lệch vào ô này”.
-Căn cứ hướng dẫn tại Điều 13 Điều 15 Thông tư 39/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính, nội dung nêu tại Chỉ tiêu thông tin “1.49 – Mã, tên khoản điều chỉnh” chỉ sử dụng cho chi phí không liên quan đến phí vận chuyển.
Do đó, trường hợp công ty nêu đề nghị khai tại chỉ tiêu thông tin Phí vận chuyển trên tờ khai.
-Về nguyên tệ khi khai báo phí CIC:
Căn cứ vào hoá đơn, chứng từ và việc thực thanh toán bằng đồng nguyên tệ nào mà công ty căn cứ làm cơ sở khai báo. Trường hợp nguyên tệ được thể hiện trên chứng từ như hợp đồng, hoá đơn là đồng tiền nước ngoài thì ngoài việc kê khai nguyên tệ, công ty phải khai báo trị giá VNĐ quy đổi theo tỷ giá được xác định.
-Do công ty không nêu rõ áp dụng phương pháp xác định trị giá hải quan nào cho các khoản điều chỉnh cộng, đề nghị Công ty tham khảo hướng dẫn khai báo trị giá hải quan tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính để khai báo đúng quy định các khoản điều chỉnh cộng khi làm thủ tục.
NGUỒN: HẢI QUAN ĐỒNG NAI