NÔNG SẢN VÀO MÙA, CẦN ĐỒNG BỘ GIẢI PHÁP “KHƠI THÔNG”
Thời điểm này đang là mùa thu hoạch của rất nhiều loại nông sản, trái cây tươi như sầu riêng, mít, nhãn, vải, xoài… do đó, nhu cầu XK mặt hàng này sang thị trường các nước, đặc biệt là thị trường Trung Quốc cũng tăng cao. Để đảm bảo thực hiện thông quan nhanh, tránh ùn ứ hàng hóa tại khu vực cửa khẩu, cơ quan Hải quan cho rằng, các bộ, ngành chức năng, DN và các tỉnh, thành phố cần phải đồng bộ nhiều giải pháp mới giải được bài toán ùn ứ, mất giá “đến hẹn lại lên” đối với mặt hàng nông sản.
Hải quan nỗ lực thông quan trong ngày
Với mục tiêu hỗ trợ tối đa cho DN, phát biểu trong hội thảo với chủ đề “Xuất nhập khẩu nông sản qua biên giới trong bối cảnh mới: Thực trạng và khuyến nghị” diễn ra mới đây tại Lạng Sơn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Lưu Mạnh Tưởng cho biết, thời gian qua, để thúc đẩy hoạt động XK nông sản, cơ quan Hải quan đã thường xuyên tổ chức đối thoại DN, tư vấn hỗ trợ DN XK nắm rõ những quy định của các nước về kiểm dịch, về tiêu chuẩn chất lượng, cơ chế cấp phép, thủ tục thanh toán, bảo hiểm.
Trong việc quản lý hàng nông sản XK, cơ quan Hải quan đóng vai trò như một mắt xích quan trọng vừa kiểm soát hoạt động XK nông sản vừa góp phần thúc đẩy hoạt động này phát triển. Tổng cục Hải quan chỉ đạo các đơn vị Hải quan địa phương nơi có hàng nông sản XK tạo điều kiện tối đa và thực hiện thông quan ngay trong ngày đối với hàng hóa nông sản đến thời điểm thu hoạch chính vụ nói riêng và nông sản nói chung; giải quyết ngay các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan cho XK hàng hóa; phối hợp chặt chẽ, thường xuyên trao đổi thông tin với cơ quan Kiểm dịch để thực hiện nhanh chóng thủ tục cho DN.
Cơ quan Hải quan hướng dẫn DN đóng gói nông sản theo tiêu chuẩn. (Trong ảnh: Công chức Hải quan Tân Thanh hướng dẫn DN đóng gói mặt hàng vải thiều XK ). Ảnh: H.Nụ
Đặc biệt, cơ quan Hải quan đã xây dựng, vận hành phần mềm trên Cổng thông tin một cửa quốc gia (NSW) nhằm tự động tiếp nhận hồ sơ kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm để quyết định phương thức kiểm tra trên cơ sở thu thập, xử lý các dữ liệu về kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm; chuyển hồ sơ đến các cơ quan kiểm tra, tổ chức chứng nhận sự phù hợp được chỉ định; đảm bảo công khai minh bạch thông tin, kết nối, chia sẻ dữ liệu với bộ, ngành và các cơ quan liên quan.
Ghi nhận tại Lạng Sơn, trong 5 tháng đầu năm, hoạt động XNK tại các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh đã sôi động trở lại, lượng hàng hóa có chiều hướng gia tăng so với cùng kỳ năm 2022, đặc biệt là các mặt hàng nông sản, trái cây tươi.
Phó Cục trưởng Cục Hải quan Lạng Sơn Nguyễn Anh Tài cho biết, để hỗ trợ DN XNK vượt qua khó khăn, Hải quan Lạng Sơn đã tích cực, chủ động triển khai thực hiện nhiều nhiệm vụ, giải pháp, đảm bảo lưu thông hàng hóa, thúc đẩy hoạt động XNK, tạo thuận lợi thương mại. Đặc biệt, kể từ tháng 3, Hải quan Lạng Sơn đã yêu cầu các đơn vị cửa khẩu bố trí CBCC trực, tiếp nhận và xử lý thủ tục hải quan ngoài giờ hành chính.
Bên cạnh đó, đơn vị thường xuyên trao đổi, hội đàm với các cơ quan chức năng phía Trung Quốc để khôi phục hoạt động XNK tại các cửa khẩu, đề nghị phía Trung Quốc kéo dài thời gian mở cửa khẩu, làm việc thêm vào ngày nghỉ, ngày lễ để tăng năng lực thông quan hàng hóa XNK; bàn các giải pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa XNK, đặc biệt là hàng hóa nông sản của Việt Nam XK; hàng hóa là nguyên liệu, linh kiện NK phục vụ sản xuất trong nước.
Phối hợp với các lực lượng chức năng tại cửa khẩu tổ chức phân luồng, phân tuyến khi có hiện tượng ùn tắc cục bộ tại cửa khẩu. Phân luồng riêng đối với các lô hàng luồng Xanh, hàng hóa của DN ưu tiên, các mặt hàng hoa quả nông sản XK để giải phóng nhanh hàng hóa, rút ngắn thời gian thông quan và giảm thiểu chi phí cho DN.
Cần thiết lập một nền tảng bài bản
Để hỗ trợ thúc đẩy hoạt động nông sản XK, mở rộng thị trường, tăng sức cạnh tranh, Phó Tổng cục trưởng Lưu Mạnh Tưởng khuyến nghị, DN cần thiết lập một nền tảng bài bản từ khâu nhỏ nhất như mặt bằng sản xuất, công nghệ, nguồn nguyên liệu và sự sáng tạo để nâng cao chất lượng nông sản theo hướng đáp ứng được các điều kiện, tiêu chuẩn của các nước NK. Bên cạnh đó, hoàn thành thủ tục hải quan sớm để khi hàng hóa đưa ra cửa khẩu không phải chờ đợi, bảo quản chờ XK.
Phó Tổng cục trưởng Lưu Mạnh Tưởng nêu khuyến nghị hội thảo với chủ đề “Xuất nhập khẩu nông sản qua biên giới trong bối cảnh mới: Thực trạng và khuyến nghị” diễn ra ngày 12/5 tại Lạng Sơn. Ảnh: H.Nụ
Các DN sản xuất chế biến nông sản XK cũng cần nâng cao chất lượng hàng nông sản phù hợp với các cam kết hiệp định của Việt Nam đang thực thi và các thị trường đối tác quan trọng; liên hệ chặt chẽ với cơ quan Hải quan chủ động áp dụng ứng dụng CNTT trong việc truy xuất nguồn gốc nông sản điện tử, giúp mở rộng thị trường.
Cũng theo ông Nguyễn Anh Tài, quá trình thông quan nông sản XK vẫn còn nhiều vấn đề cần bàn. Tồn tại đầu tiên là hàng nông sản, trái cây tươi của Việt Nam XK với kim ngạch không đồng đều giữa các cửa khẩu. Đơn cử tại Lạng Sơn, mặt hàng này chủ yếu là XK qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (4 tháng năm 2023 là 46,16%) và Tân Thanh (4 tháng năm 2023 là 32,14%). Các cửa khẩu khác chiếm số lượng ít. Điều này gây ảnh hưởng đến năng lực thông quan, dẫn đến nguy cơ xảy ra ùn tắc tại một số cửa khẩu, vào các thời gian cao điểm.
Do đó, Hải quan Lạng Sơn đề nghị DN khi thực hiện các thủ tục XK cần khai báo trước thông tin hàng hóa, phương tiện vận tải theo các quy định của pháp luật hải quan vào các hệ thống hải quan cũng như Nền tảng cửa khẩu số Lạng Sơn trước khi đưa phương tiện và hàng hóa vào lãnh thổ Việt Nam cũng như trước khi đưa phương tiện và hàng hóa vào cửa khẩu; sử dụng các dịch vụ khai hải quan do Tổng cục Hải quan cấp phép; các DN cần liên hệ chặt chẽ và thống nhất với các đối tác phía Trung Quốc trong việc giao nhận hàng hóa và thanh toán để đảm bảo hàng hóa đến cửa khẩu không bị ùn ứ do không có đầu mối liên hệ trong giao nhận hàng hóa.
Đặc biệt, các DN XK nông, lâm, thủy, hải sản cần tìm hiểu kỹ các quy định của Trung Quốc về các điều kiện vệ sinh, an toàn thực phẩm, kiểm dịch, về bao bì, quy cách đóng gói, nhãn mác, mã vùng trồng,… tránh trường hợp hàng hóa không được phía Trung Quốc tiếp nhận và buộc phải tái nhập vào Việt Nam.
Ngoài ra, các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động XNK trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn tuân thủ hướng dẫn của các lực lượng chức năng bên trong và bên ngoài khu vực cửa khẩu về phân luồng, phân tuyến dành cho phương tiện chuyên chở hàng hóa XNK ra vào các cửa khẩu.
Nụ Bùi
Nguồn: haiquanonline
Thời điểm này đang là mùa thu hoạch của rất nhiều loại nông sản, trái cây tươi như sầu riêng, mít, nhãn, vải, xoài… do đó, nhu cầu XK mặt hàng này sang thị trường các nước, đặc biệt là thị trường Trung Quốc cũng tăng cao. Để đảm bảo thực hiện thông quan nhanh, tránh ùn ứ hàng hóa tại khu vực cửa khẩu, cơ quan Hải quan cho rằng, các bộ, ngành chức năng, DN và các tỉnh, thành phố cần phải đồng bộ nhiều giải pháp mới giải được bài toán ùn ứ, mất giá “đến hẹn lại lên” đối với mặt hàng nông sản.
Hải quan nỗ lực thông quan trong ngày
Với mục tiêu hỗ trợ tối đa cho DN, phát biểu trong hội thảo với chủ đề “Xuất nhập khẩu nông sản qua biên giới trong bối cảnh mới: Thực trạng và khuyến nghị” diễn ra mới đây tại Lạng Sơn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Lưu Mạnh Tưởng cho biết, thời gian qua, để thúc đẩy hoạt động XK nông sản, cơ quan Hải quan đã thường xuyên tổ chức đối thoại DN, tư vấn hỗ trợ DN XK nắm rõ những quy định của các nước về kiểm dịch, về tiêu chuẩn chất lượng, cơ chế cấp phép, thủ tục thanh toán, bảo hiểm.
Trong việc quản lý hàng nông sản XK, cơ quan Hải quan đóng vai trò như một mắt xích quan trọng vừa kiểm soát hoạt động XK nông sản vừa góp phần thúc đẩy hoạt động này phát triển. Tổng cục Hải quan chỉ đạo các đơn vị Hải quan địa phương nơi có hàng nông sản XK tạo điều kiện tối đa và thực hiện thông quan ngay trong ngày đối với hàng hóa nông sản đến thời điểm thu hoạch chính vụ nói riêng và nông sản nói chung; giải quyết ngay các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan cho XK hàng hóa; phối hợp chặt chẽ, thường xuyên trao đổi thông tin với cơ quan Kiểm dịch để thực hiện nhanh chóng thủ tục cho DN.
Cơ quan Hải quan hướng dẫn DN đóng gói nông sản theo tiêu chuẩn. (Trong ảnh: Công chức Hải quan Tân Thanh hướng dẫn DN đóng gói mặt hàng vải thiều XK ). Ảnh: H.Nụ |
Đặc biệt, cơ quan Hải quan đã xây dựng, vận hành phần mềm trên Cổng thông tin một cửa quốc gia (NSW) nhằm tự động tiếp nhận hồ sơ kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm để quyết định phương thức kiểm tra trên cơ sở thu thập, xử lý các dữ liệu về kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm; chuyển hồ sơ đến các cơ quan kiểm tra, tổ chức chứng nhận sự phù hợp được chỉ định; đảm bảo công khai minh bạch thông tin, kết nối, chia sẻ dữ liệu với bộ, ngành và các cơ quan liên quan.
Ghi nhận tại Lạng Sơn, trong 5 tháng đầu năm, hoạt động XNK tại các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh đã sôi động trở lại, lượng hàng hóa có chiều hướng gia tăng so với cùng kỳ năm 2022, đặc biệt là các mặt hàng nông sản, trái cây tươi.
Phó Cục trưởng Cục Hải quan Lạng Sơn Nguyễn Anh Tài cho biết, để hỗ trợ DN XNK vượt qua khó khăn, Hải quan Lạng Sơn đã tích cực, chủ động triển khai thực hiện nhiều nhiệm vụ, giải pháp, đảm bảo lưu thông hàng hóa, thúc đẩy hoạt động XNK, tạo thuận lợi thương mại. Đặc biệt, kể từ tháng 3, Hải quan Lạng Sơn đã yêu cầu các đơn vị cửa khẩu bố trí CBCC trực, tiếp nhận và xử lý thủ tục hải quan ngoài giờ hành chính.
Bên cạnh đó, đơn vị thường xuyên trao đổi, hội đàm với các cơ quan chức năng phía Trung Quốc để khôi phục hoạt động XNK tại các cửa khẩu, đề nghị phía Trung Quốc kéo dài thời gian mở cửa khẩu, làm việc thêm vào ngày nghỉ, ngày lễ để tăng năng lực thông quan hàng hóa XNK; bàn các giải pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa XNK, đặc biệt là hàng hóa nông sản của Việt Nam XK; hàng hóa là nguyên liệu, linh kiện NK phục vụ sản xuất trong nước.
Phối hợp với các lực lượng chức năng tại cửa khẩu tổ chức phân luồng, phân tuyến khi có hiện tượng ùn tắc cục bộ tại cửa khẩu. Phân luồng riêng đối với các lô hàng luồng Xanh, hàng hóa của DN ưu tiên, các mặt hàng hoa quả nông sản XK để giải phóng nhanh hàng hóa, rút ngắn thời gian thông quan và giảm thiểu chi phí cho DN.
Cần thiết lập một nền tảng bài bản
Để hỗ trợ thúc đẩy hoạt động nông sản XK, mở rộng thị trường, tăng sức cạnh tranh, Phó Tổng cục trưởng Lưu Mạnh Tưởng khuyến nghị, DN cần thiết lập một nền tảng bài bản từ khâu nhỏ nhất như mặt bằng sản xuất, công nghệ, nguồn nguyên liệu và sự sáng tạo để nâng cao chất lượng nông sản theo hướng đáp ứng được các điều kiện, tiêu chuẩn của các nước NK. Bên cạnh đó, hoàn thành thủ tục hải quan sớm để khi hàng hóa đưa ra cửa khẩu không phải chờ đợi, bảo quản chờ XK.
Phó Tổng cục trưởng Lưu Mạnh Tưởng nêu khuyến nghị hội thảo với chủ đề “Xuất nhập khẩu nông sản qua biên giới trong bối cảnh mới: Thực trạng và khuyến nghị” diễn ra ngày 12/5 tại Lạng Sơn. Ảnh: H.Nụ |
Các DN sản xuất chế biến nông sản XK cũng cần nâng cao chất lượng hàng nông sản phù hợp với các cam kết hiệp định của Việt Nam đang thực thi và các thị trường đối tác quan trọng; liên hệ chặt chẽ với cơ quan Hải quan chủ động áp dụng ứng dụng CNTT trong việc truy xuất nguồn gốc nông sản điện tử, giúp mở rộng thị trường.
Cũng theo ông Nguyễn Anh Tài, quá trình thông quan nông sản XK vẫn còn nhiều vấn đề cần bàn. Tồn tại đầu tiên là hàng nông sản, trái cây tươi của Việt Nam XK với kim ngạch không đồng đều giữa các cửa khẩu. Đơn cử tại Lạng Sơn, mặt hàng này chủ yếu là XK qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (4 tháng năm 2023 là 46,16%) và Tân Thanh (4 tháng năm 2023 là 32,14%). Các cửa khẩu khác chiếm số lượng ít. Điều này gây ảnh hưởng đến năng lực thông quan, dẫn đến nguy cơ xảy ra ùn tắc tại một số cửa khẩu, vào các thời gian cao điểm.
Do đó, Hải quan Lạng Sơn đề nghị DN khi thực hiện các thủ tục XK cần khai báo trước thông tin hàng hóa, phương tiện vận tải theo các quy định của pháp luật hải quan vào các hệ thống hải quan cũng như Nền tảng cửa khẩu số Lạng Sơn trước khi đưa phương tiện và hàng hóa vào lãnh thổ Việt Nam cũng như trước khi đưa phương tiện và hàng hóa vào cửa khẩu; sử dụng các dịch vụ khai hải quan do Tổng cục Hải quan cấp phép; các DN cần liên hệ chặt chẽ và thống nhất với các đối tác phía Trung Quốc trong việc giao nhận hàng hóa và thanh toán để đảm bảo hàng hóa đến cửa khẩu không bị ùn ứ do không có đầu mối liên hệ trong giao nhận hàng hóa.
Đặc biệt, các DN XK nông, lâm, thủy, hải sản cần tìm hiểu kỹ các quy định của Trung Quốc về các điều kiện vệ sinh, an toàn thực phẩm, kiểm dịch, về bao bì, quy cách đóng gói, nhãn mác, mã vùng trồng,… tránh trường hợp hàng hóa không được phía Trung Quốc tiếp nhận và buộc phải tái nhập vào Việt Nam.
Ngoài ra, các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động XNK trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn tuân thủ hướng dẫn của các lực lượng chức năng bên trong và bên ngoài khu vực cửa khẩu về phân luồng, phân tuyến dành cho phương tiện chuyên chở hàng hóa XNK ra vào các cửa khẩu.
Nụ Bùi
Nguồn: haiquanonline