TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ THUỘC DIỆN QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
——–
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: 04/2015/TT-BNNPTNT
Hà Nội, ngày 12 tháng 02 năm 2015
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 187/2013/NĐ-CP NGÀY 20/11/2013 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH LUẬT THƯƠNG MẠI VỀ HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐẠI LÝ, MUA, BÁN, GIA CÔNG VÀ QUÁ CẢNH HÀNG HOÁ VỚI NƯỚC NGOÀI TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN
Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý, mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Chế biến nông lâm thủy sản và Nghề muối;
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý, mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về nội dung, trình tự, thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thuộc diện quản lý chuyên ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản gồm:
- Xuất khẩu gỗ, sản phẩm gỗ từ rừng tự nhiên trong nước; củi, than làm từ gỗ hoặc củi có nguồn gốc từ gỗ rừng tự nhiên trong nước;
- Xuất khẩu, nhập khẩu động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm;
- Xuất khẩu, nhập khẩu giống cây trồng;
- Xuất khẩu, nhập khẩu giống vật nuôi;
- Xuất khẩu, nhập khẩu giống thuỷ sản, thủy sản sống làm thực phẩm;
- Nhập khẩu thuốc, nguyên liệu sản xuất thuốc, vắc xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật và hoá chất dùng trong thú y, thú y thủy sản (gọi tắt là thuốc thú y);
- Nhập khẩu sản phẩm và nguyên liệu sản xuất sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản;
- Nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật và vật thể thuộc danh mục vật thể phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam;
- Nhập khẩu thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản;
- Nhập khẩu phân bón;
- Xuất khẩu, nhập khẩu nguồn gen cây trồng phục vụ nghiên cứu, trao đổi khoa học, kỹ thuật;
- Xuất khẩu, nhập khẩu thực phẩm có nguồn gốc động vật, thực vật và thủy sản.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân (sau đây gọi tắt là Thương nhân) có hoạt động liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thuộc diện quản lý chuyên ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
- Gỗ tròn: Bao gồm gỗ nguyên khai, gỗ đẽo tròn, gỗ lóc lõi có đường kính đầu nhỏ từ 10 cm đến dưới 20 cm, chiều dài từ 01 mét trở lên hoặc có đường kính đầu nhỏ từ 20 cm trở lên, chiều dài từ 30 cm trở lên. Riêng đối với gỗ rừng trồng, rừng tràm, rừng đước, rừng ngập mặn có đường kính đầu nhỏ từ 06 cm trở lên, chiều dài từ 01 m trở lên. Đối với gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm không phân biệt kích thước.
- Gỗ xẻ: Là gỗ đã cưa hoặc xẻ, lạng hoặc bóc.
- Sản phẩm đồ mộc hoàn chỉnh: Là các loại sản phẩm từ gỗ (bao gồm cả đồ gỗ mỹ nghệ, đồ gỗ cao cấp) được lắp ráp hoàn chỉnh theo công dụng của loại sản phẩm hoặc các chi tiết tháo rời của sản phẩm hoàn chỉnh, khi lắp ráp có thể sử dụng được ngay theo công dụng của sản phẩm đó.
- Động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm: Là những loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp quy định trong các Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) và những loài thuộc Danh mục động vật, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm do Chính phủ quy định.
- Giống vật nuôi: Là quần thể vật nuôi cùng loài, cùng nguồn gốc, có ngoại hình và cấu trúc di truyền tương tự nhau, được hình thành, củng cố, phát triển do tác động của con người; giống vật nuôi phải có số lượng nhất định để nhân giống và di truyền được những đặc điểm của giống cho thế hệ sau.
Giống vật nuôi được quy định trong Thông tư này bao gồm các giống gia súc, gia cầm, ong, tằm và các sản phẩm giống của chúng như tinh, phôi, trứng, giống, ấu trùng và vật liệu di truyền giống.
- Thủy sản:
- a) Giống thuỷ sản: Là các loài động vật, thực vật thuỷ sản kể cả trứng, phôi, tinh trùng và ấu trùng của chúng sử dụng để sản xuất giống, làm con giống cho nuôi thương phẩm, nuôi làm cảnh, nuôi giải trí.
- b) Thuỷ sản sống làm thực phẩm: Là các loài động vật, thực vật thuỷ sản còn sống sử dụng để làm thực phẩm.
- c) Sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thuỷ sản: Là những chất hoặc hợp chất có nguồn gốc từ khoáng chất, hoá chất, động vật, thực vật, vi sinh vật và các chế phẩm từ chúng được sử dụng để điều chỉnh tính chất vật lý, tính chất hóa học, sinh học của môi trường nuôi trồng thủy sản.
- Chất chuẩn:
Chất chuẩn (Chemical Standards) là một hoá chất tinh khiết dạng lỏng hay rắn đã biết chính xác nồng độ hay thành phần được dùng để chuẩn hoá một thuốc thử hay hoá chất khác hoặc một dụng cụ đo.
Điều 4. Nguyên tắc thực hiện các quy định về kiểm dịch động vật, thực vật và thủy sản; kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với động vật, thực vật và hàng hóa có nguồn gốc từ động vật, thực vật khi xuất khẩu, nhập khẩu
- Hàng hoá có tên trong Danh mục động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch; Danh mục thủy sản, sản phẩm thủy sản thuộc diện phải kiểm dịch; Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải được kiểm dịch trước khi thông quan theo quy định của pháp luật.
- Hàng hóa thuộc diện kiểm tra chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khi xuất khẩu, nhập khẩu vào Việt Nam phải thực hiện các quy định về kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm theo quy định hiện hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Sau khi đã thông quan, trong trường hợp hàng hóa không đáp ứng đủ điều kiện về kiểm dịch, chất lượng, an toàn thực phẩm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành. Riêng hàng hóa không đáp ứng đủ điều kiện về bảo vệ và kiểm dịch thực vật thì buộc phải tái xuất, không được phép thông quan.
Điều 5. Nguyên tắc nhập khẩu trong thời gian chờ bổ sung vào danh mục hàng hoá được phép nhập khẩu không phải xin phép
- Đối với các loại hàng hoá ngoài danh mục hàng hoá được phép nhập khẩu không phải xin phép, sau khi có kết quả khảo nghiệm hoặc kết quả đánh giá rủi ro được các cơ quan quản lý chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có văn bản công nhận, Thương nhân được phép nhập khẩu theo nhu cầu, không bị hạn chế về số lượng, giá trị, không phải đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu.
- Cơ quan quản lý chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm đăng tải ngay sau khi ban hành văn bản công nhận kết quả khảo nghiệm hoặc kết quả đánh giá rủi ro, danh mục hàng hoá trên trang tin điện tử (website) của đơn vị quản lý chuyên ngành và của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại địa chỉ http://www.mard.gov.vn và gửi tới cơ quan Hải quan.
- Căn cứ vào kết quả khảo nghiệm, kết quả đánh giá rủi ro, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ sung vào các danh mục hàng hoá tương ứng.
Điều 6. Quy định chung về trình tự, thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
- Trình tự và cách thức: Thương nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan quản lý chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc gửi qua đường bưu điện.
- a) Cơ quan quản lý chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận hồ sơ và xem xét, hướng dẫn Thương nhân bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định trong trường hợp Thương nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc trong vòng 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ trong trường hợp tiếp nhận hồ sơ thông qua đường bưu điện.
- b) Trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định, trong thời hạn tối đa 05 (năm) ngày làm việc (ngoại trừ các trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 5 Nghị định số 98/2011/NĐ-CP ngày 26/10/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về Nông nghiệp), Cơ quan quản lý chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải cấp Giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu hoặc thông báo bằng văn bản lý do không cấp Giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
- Thành phần hồ sơ: Được quy định tại các Điều 9, 12, 13, 15, 18, 21, 24, 26, 28, 30, 31, 32, 33, 34, 35 của Thông tư này.
- Cách thức nộp phí, lệ phí và trả kết quả cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu:
- a) Thương nhân nộp phí, lệ phí theo quy định hiện hành trực tiếp tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ hoặc bằng hình thức chuyển khoản, gửi qua đường bưu điện.
- b) Cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả kết quả trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc gửi qua đường bưu điện theo đề nghị của Thương nhân.
- Cơ quan thực hiện: Được quy định tại các Điều 9, 12, 13, 15, 18, 21, 24, 26, 28, 30, 31, 32, 33, 34, 35 của Thông tư này.
- Thời hạn hiệu lực của giấy phép: Giấy phép có giá trị tối đa 01 (một) năm kể từ ngày cấp.
7. Trong trường hợp có quy định khác với các quy định nêu tại Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 của Điều này thì được thực hiện cụ thể tại các Điều của Chương II Thông tư này.
CHI TIẾT VĂN BẢN TT042015BNNPTNT
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ——– |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— |
Số: 04/2015/TT-BNNPTNT |
Hà Nội, ngày 12 tháng 02 năm 2015 |
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 187/2013/NĐ-CP NGÀY 20/11/2013 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH LUẬT THƯƠNG MẠI VỀ HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐẠI LÝ, MUA, BÁN, GIA CÔNG VÀ QUÁ CẢNH HÀNG HOÁ VỚI NƯỚC NGOÀI TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN
Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý, mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Chế biến nông lâm thủy sản và Nghề muối;
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý, mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về nội dung, trình tự, thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thuộc diện quản lý chuyên ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản gồm:
- Xuất khẩu gỗ, sản phẩm gỗ từ rừng tự nhiên trong nước; củi, than làm từ gỗ hoặc củi có nguồn gốc từ gỗ rừng tự nhiên trong nước;
- Xuất khẩu, nhập khẩu động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm;
- Xuất khẩu, nhập khẩu giống cây trồng;
- Xuất khẩu, nhập khẩu giống vật nuôi;
- Xuất khẩu, nhập khẩu giống thuỷ sản, thủy sản sống làm thực phẩm;
- Nhập khẩu thuốc, nguyên liệu sản xuất thuốc, vắc xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật và hoá chất dùng trong thú y, thú y thủy sản (gọi tắt là thuốc thú y);
- Nhập khẩu sản phẩm và nguyên liệu sản xuất sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản;
- Nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật và vật thể thuộc danh mục vật thể phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam;
- Nhập khẩu thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản;
- Nhập khẩu phân bón;
- Xuất khẩu, nhập khẩu nguồn gen cây trồng phục vụ nghiên cứu, trao đổi khoa học, kỹ thuật;
- Xuất khẩu, nhập khẩu thực phẩm có nguồn gốc động vật, thực vật và thủy sản.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân (sau đây gọi tắt là Thương nhân) có hoạt động liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thuộc diện quản lý chuyên ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
- Gỗ tròn: Bao gồm gỗ nguyên khai, gỗ đẽo tròn, gỗ lóc lõi có đường kính đầu nhỏ từ 10 cm đến dưới 20 cm, chiều dài từ 01 mét trở lên hoặc có đường kính đầu nhỏ từ 20 cm trở lên, chiều dài từ 30 cm trở lên. Riêng đối với gỗ rừng trồng, rừng tràm, rừng đước, rừng ngập mặn có đường kính đầu nhỏ từ 06 cm trở lên, chiều dài từ 01 m trở lên. Đối với gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm không phân biệt kích thước.
- Gỗ xẻ: Là gỗ đã cưa hoặc xẻ, lạng hoặc bóc.
- Sản phẩm đồ mộc hoàn chỉnh: Là các loại sản phẩm từ gỗ (bao gồm cả đồ gỗ mỹ nghệ, đồ gỗ cao cấp) được lắp ráp hoàn chỉnh theo công dụng của loại sản phẩm hoặc các chi tiết tháo rời của sản phẩm hoàn chỉnh, khi lắp ráp có thể sử dụng được ngay theo công dụng của sản phẩm đó.
- Động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm: Là những loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp quy định trong các Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) và những loài thuộc Danh mục động vật, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm do Chính phủ quy định.
- Giống vật nuôi: Là quần thể vật nuôi cùng loài, cùng nguồn gốc, có ngoại hình và cấu trúc di truyền tương tự nhau, được hình thành, củng cố, phát triển do tác động của con người; giống vật nuôi phải có số lượng nhất định để nhân giống và di truyền được những đặc điểm của giống cho thế hệ sau.
Giống vật nuôi được quy định trong Thông tư này bao gồm các giống gia súc, gia cầm, ong, tằm và các sản phẩm giống của chúng như tinh, phôi, trứng, giống, ấu trùng và vật liệu di truyền giống.
- Thủy sản:
- a) Giống thuỷ sản: Là các loài động vật, thực vật thuỷ sản kể cả trứng, phôi, tinh trùng và ấu trùng của chúng sử dụng để sản xuất giống, làm con giống cho nuôi thương phẩm, nuôi làm cảnh, nuôi giải trí.
- b) Thuỷ sản sống làm thực phẩm: Là các loài động vật, thực vật thuỷ sản còn sống sử dụng để làm thực phẩm.
- c) Sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thuỷ sản: Là những chất hoặc hợp chất có nguồn gốc từ khoáng chất, hoá chất, động vật, thực vật, vi sinh vật và các chế phẩm từ chúng được sử dụng để điều chỉnh tính chất vật lý, tính chất hóa học, sinh học của môi trường nuôi trồng thủy sản.
- Chất chuẩn:
Chất chuẩn (Chemical Standards) là một hoá chất tinh khiết dạng lỏng hay rắn đã biết chính xác nồng độ hay thành phần được dùng để chuẩn hoá một thuốc thử hay hoá chất khác hoặc một dụng cụ đo.
Điều 4. Nguyên tắc thực hiện các quy định về kiểm dịch động vật, thực vật và thủy sản; kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với động vật, thực vật và hàng hóa có nguồn gốc từ động vật, thực vật khi xuất khẩu, nhập khẩu
- Hàng hoá có tên trong Danh mục động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch; Danh mục thủy sản, sản phẩm thủy sản thuộc diện phải kiểm dịch; Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải được kiểm dịch trước khi thông quan theo quy định của pháp luật.
- Hàng hóa thuộc diện kiểm tra chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khi xuất khẩu, nhập khẩu vào Việt Nam phải thực hiện các quy định về kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm theo quy định hiện hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Sau khi đã thông quan, trong trường hợp hàng hóa không đáp ứng đủ điều kiện về kiểm dịch, chất lượng, an toàn thực phẩm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành. Riêng hàng hóa không đáp ứng đủ điều kiện về bảo vệ và kiểm dịch thực vật thì buộc phải tái xuất, không được phép thông quan.
Điều 5. Nguyên tắc nhập khẩu trong thời gian chờ bổ sung vào danh mục hàng hoá được phép nhập khẩu không phải xin phép
- Đối với các loại hàng hoá ngoài danh mục hàng hoá được phép nhập khẩu không phải xin phép, sau khi có kết quả khảo nghiệm hoặc kết quả đánh giá rủi ro được các cơ quan quản lý chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có văn bản công nhận, Thương nhân được phép nhập khẩu theo nhu cầu, không bị hạn chế về số lượng, giá trị, không phải đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu.
- Cơ quan quản lý chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm đăng tải ngay sau khi ban hành văn bản công nhận kết quả khảo nghiệm hoặc kết quả đánh giá rủi ro, danh mục hàng hoá trên trang tin điện tử (website) của đơn vị quản lý chuyên ngành và của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại địa chỉ http://www.mard.gov.vn và gửi tới cơ quan Hải quan.
- Căn cứ vào kết quả khảo nghiệm, kết quả đánh giá rủi ro, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ sung vào các danh mục hàng hoá tương ứng.
Điều 6. Quy định chung về trình tự, thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
- Trình tự và cách thức: Thương nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan quản lý chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc gửi qua đường bưu điện.
- a) Cơ quan quản lý chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận hồ sơ và xem xét, hướng dẫn Thương nhân bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định trong trường hợp Thương nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc trong vòng 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ trong trường hợp tiếp nhận hồ sơ thông qua đường bưu điện.
- b) Trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định, trong thời hạn tối đa 05 (năm) ngày làm việc (ngoại trừ các trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 5 Nghị định số 98/2011/NĐ-CP ngày 26/10/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về Nông nghiệp), Cơ quan quản lý chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải cấp Giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu hoặc thông báo bằng văn bản lý do không cấp Giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
- Thành phần hồ sơ: Được quy định tại các Điều 9, 12, 13, 15, 18, 21, 24, 26, 28, 30, 31, 32, 33, 34, 35 của Thông tư này.
- Cách thức nộp phí, lệ phí và trả kết quả cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu:
- a) Thương nhân nộp phí, lệ phí theo quy định hiện hành trực tiếp tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ hoặc bằng hình thức chuyển khoản, gửi qua đường bưu điện.
- b) Cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả kết quả trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc gửi qua đường bưu điện theo đề nghị của Thương nhân.
- Cơ quan thực hiện: Được quy định tại các Điều 9, 12, 13, 15, 18, 21, 24, 26, 28, 30, 31, 32, 33, 34, 35 của Thông tư này.
- Thời hạn hiệu lực của giấy phép: Giấy phép có giá trị tối đa 01 (một) năm kể từ ngày cấp.
7. Trong trường hợp có quy định khác với các quy định nêu tại Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 của Điều này thì được thực hiện cụ thể tại các Điều của Chương II Thông tư này.