Nhiều mặt hàng được miễn phân tích phân loại
Để cải thiện môi trường kinh doanh, giảm thời gian thông quan, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và tạo điều kiện cho các DN, Tổng cục Hải quan đã xây dựng “Danh mục các mặt hàng không phải lấy mẫu phân tích nhằm mục đích phân loại” và yêu cầu các đơn vị Hải quan không cần lẫy mẫu để phân tích, phân loại đối với những nhóm mặt hàng trong Danh mục này.
Thời gian qua, theo quy định khi làm thủ tục hải quan, hoặc sau khi đã thông quan,… đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, nếu công chức hải quan không đủ cơ sở xác định tính chính xác về chủng loại, cấu tạo, thành phần, tính chất công dụng của hàng hóa để định danh tên hàng và áp mã số thì gửi đến đơn vị phân tích phân loại để xác định chính xác tên, mã số HS của hàng hóa.
Tuy nhiên, trên thực tế có những mẫu chỉ bằng cảm quan hoặc qua tài liệu kỹ thuật đã có thể xác định được bản chất và đủ thông tin để phân loại (chẳng hạn như: nắp, vung nồi, chảo, đinh vít, các đồ vật bằng các chất liệu nhựa, kim loại,…). Điều đó gây nhiều hệ lụy cho môi trường kinh doanh như: tăng chi phí kinh doanh, giảm năng lực cạnh tranh của các DN.
Để cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia cho các DN, Tổng cục Hải quan đã xây dựng “Danh mục các mặt hàng không phải lấy mẫu phân tích nhằm mục đích phân loại” và yêu cầu các đơn vị hải quan không cần lẫy mẫu để phân tích, phân loại đối với những nhóm mặt hàng trong Danh mục này.
Trường hợp hàng hóa thuộc “Danh mục các mặt hàng không phải lấy mẫu phân tích nhằm mục đích phân loại”, nhưng quá trình làm thủ tục, các đơn vị Hải quan nghi ngờ khai sai, gian lận thì công chức vẫn làm thủ tục thông quan, đồng thời lấy mẫu yêu cầu phân tích, nhưng không phân loại mã HS. Trong phiếu yêu cầu phân tích phải ghi rõ lý do nghi ngờ gian lận.
Bên cạnh đó, Tổng cục Hải quan cũng yêu cầu Cục Kiểm định hải quan kiểm tra lý do nghi ngờ, nếu xác đáng thì tiếp nhận và phân tích theo yêu cầu đồng thời không đề xuất mã số HS. Trường hợp kết quả phân tích, phân loại khác so với khai báo thì cơ quan Hải quan thực hiện ấn định thuế, xử phạt vi phạm hành chính (nếu có) theo quy định hiện hành tại khâu thông quan hoặc sau thông quan.
Có thể thấy, việc ban hành “Danh mục các mặt hàng không phải lấy mẫu phân tích nhằm mục đích phân loại” một mặt tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mặt khác vẫn đảm bảo yêu cầu quản lý của cơ quan Hải quan.
“Danh mục các mặt hàng không phải lấy mẫu phân tích nhằm mục đích phân loại” bao gồm: Hàng hóa có thể xác định được bản chất và đủ căn cứ để phân loại thông qua hồ sơ, tài liệu kỹ thuật hoặc thông qua thông tin tại Cơ sở dữ liệu về Danh mục và Biểu thuế của cơ quan Hải quan.
Hàng hóa XK, NK gồm: Động vật sống; thịt và phụ phẩm dạng thịt ăn được sau giết mổ; cá và động vật giáp xác, động vật thân mềm và động vật thủy sinh không xương sống, sản phẩm gốc động vật, cây sống, rau và củ, rễ; ngũ cốc; da và các sản phẩm làm từ da, các sản phẩm làm từ rơm, cỏ hoặc các vật liệu tết bện khác; hàng may mặc; giày dép; mũ và các vật đội đầu; ô, dù, roi, gậy; các sản phẩm bằng kim loại (như: sắt, thép, đồng, niken, nhôm, kẽm, chì, thiếc,…); máy móc, thiết bị; đồng hồ; nhạc cụ; vũ khí và đạn; đồ nội thất (như; giường, đệm, đèn,…); đồ chơi; các tác phẩm nghệ thuật thuộc toàn bộ 32 chương của Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam (gồm: Chương 1, 2, 3, Chương 5, 6, 7, Chương 10, Chương 43, Chương 46, Chương 62, 63, 64, 65, 66, Chương 73, 74, 75, 76, Chương 78,79, 80, 81, 82, Chương 84, các chương từ Chương 91 đến hết Chương 97 (07 chương) và một số hàng hóa khác (như: sách, báo; trứng chim, trứng gia cầm; quả,…) thuộc một số nhóm của 12 Chương khác của Danh mục…
NGUỒN: BÁO HẢI QUAN
Để cải thiện môi trường kinh doanh, giảm thời gian thông quan, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và tạo điều kiện cho các DN, Tổng cục Hải quan đã xây dựng “Danh mục các mặt hàng không phải lấy mẫu phân tích nhằm mục đích phân loại” và yêu cầu các đơn vị Hải quan không cần lẫy mẫu để phân tích, phân loại đối với những nhóm mặt hàng trong Danh mục này.
Thời gian qua, theo quy định khi làm thủ tục hải quan, hoặc sau khi đã thông quan,… đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, nếu công chức hải quan không đủ cơ sở xác định tính chính xác về chủng loại, cấu tạo, thành phần, tính chất công dụng của hàng hóa để định danh tên hàng và áp mã số thì gửi đến đơn vị phân tích phân loại để xác định chính xác tên, mã số HS của hàng hóa.
Tuy nhiên, trên thực tế có những mẫu chỉ bằng cảm quan hoặc qua tài liệu kỹ thuật đã có thể xác định được bản chất và đủ thông tin để phân loại (chẳng hạn như: nắp, vung nồi, chảo, đinh vít, các đồ vật bằng các chất liệu nhựa, kim loại,…). Điều đó gây nhiều hệ lụy cho môi trường kinh doanh như: tăng chi phí kinh doanh, giảm năng lực cạnh tranh của các DN.
Để cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia cho các DN, Tổng cục Hải quan đã xây dựng “Danh mục các mặt hàng không phải lấy mẫu phân tích nhằm mục đích phân loại” và yêu cầu các đơn vị hải quan không cần lẫy mẫu để phân tích, phân loại đối với những nhóm mặt hàng trong Danh mục này.
Trường hợp hàng hóa thuộc “Danh mục các mặt hàng không phải lấy mẫu phân tích nhằm mục đích phân loại”, nhưng quá trình làm thủ tục, các đơn vị Hải quan nghi ngờ khai sai, gian lận thì công chức vẫn làm thủ tục thông quan, đồng thời lấy mẫu yêu cầu phân tích, nhưng không phân loại mã HS. Trong phiếu yêu cầu phân tích phải ghi rõ lý do nghi ngờ gian lận.
Bên cạnh đó, Tổng cục Hải quan cũng yêu cầu Cục Kiểm định hải quan kiểm tra lý do nghi ngờ, nếu xác đáng thì tiếp nhận và phân tích theo yêu cầu đồng thời không đề xuất mã số HS. Trường hợp kết quả phân tích, phân loại khác so với khai báo thì cơ quan Hải quan thực hiện ấn định thuế, xử phạt vi phạm hành chính (nếu có) theo quy định hiện hành tại khâu thông quan hoặc sau thông quan.
Có thể thấy, việc ban hành “Danh mục các mặt hàng không phải lấy mẫu phân tích nhằm mục đích phân loại” một mặt tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mặt khác vẫn đảm bảo yêu cầu quản lý của cơ quan Hải quan.
“Danh mục các mặt hàng không phải lấy mẫu phân tích nhằm mục đích phân loại” bao gồm: Hàng hóa có thể xác định được bản chất và đủ căn cứ để phân loại thông qua hồ sơ, tài liệu kỹ thuật hoặc thông qua thông tin tại Cơ sở dữ liệu về Danh mục và Biểu thuế của cơ quan Hải quan. Hàng hóa XK, NK gồm: Động vật sống; thịt và phụ phẩm dạng thịt ăn được sau giết mổ; cá và động vật giáp xác, động vật thân mềm và động vật thủy sinh không xương sống, sản phẩm gốc động vật, cây sống, rau và củ, rễ; ngũ cốc; da và các sản phẩm làm từ da, các sản phẩm làm từ rơm, cỏ hoặc các vật liệu tết bện khác; hàng may mặc; giày dép; mũ và các vật đội đầu; ô, dù, roi, gậy; các sản phẩm bằng kim loại (như: sắt, thép, đồng, niken, nhôm, kẽm, chì, thiếc,…); máy móc, thiết bị; đồng hồ; nhạc cụ; vũ khí và đạn; đồ nội thất (như; giường, đệm, đèn,…); đồ chơi; các tác phẩm nghệ thuật thuộc toàn bộ 32 chương của Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam (gồm: Chương 1, 2, 3, Chương 5, 6, 7, Chương 10, Chương 43, Chương 46, Chương 62, 63, 64, 65, 66, Chương 73, 74, 75, 76, Chương 78,79, 80, 81, 82, Chương 84, các chương từ Chương 91 đến hết Chương 97 (07 chương) và một số hàng hóa khác (như: sách, báo; trứng chim, trứng gia cầm; quả,…) thuộc một số nhóm của 12 Chương khác của Danh mục… |
NGUỒN: BÁO HẢI QUAN