Nhập khẩu thừa CD phần mềm
Câu hỏi:
Công ty nhập một phần mềm từ nước ngoài về. Toàn bộ hồ sơ hải quan, hóa đơn và hợp đồng chúng tôi đều khai báo là mua 1 đĩa CD trong đó có chứa phần mềm. Phần đĩa CD có giá là 1 USD. Tuy nhiên, khi nhập vào Việt Nam thì Hải quan kiểm tra lại phát hiện ra có 2 đĩa CD. Việc dư một đĩa CD là do khách hàng gửi dư cho chúng tôi. Khách hàng không thông báo và chúng tôi cũng không biết về việc này và Khách hàng đã có thư xin lỗi và xin nhận lại đĩa CD dư. Chúng tôi cũng đã có công văn trả lời khách hàng là sẽ tái xuất lại. Tuy nhiên, chúng tôi được chỉ thị trên hệ thống yêu cầu khai báo bổ sung. Chúng tôi không thể khai báo bổ sung vì thực tế chúng tôi chỉ có nhu cầu mua 1 đĩa CD và toàn bộ hồ sơ, chứng từ cũng chỉ có 1 đĩa CD. 1. Nếu chúng tôi khai báo bổ sung thì có bị phạt không? 2. Nếu phạt thì sẽ phạt trên tổng giá trị của CD (58.000 USD) hay phạt trên phần chịu thuế 1 USD. 3. Nếu chúng tôi tái xuất ra nước ngoài thì chúng tôi có cần phải khai báo bổ sung không?
Ngày gửi: 04/09/2017 – Trả lời: 05/09/2017
Tên doanh nghiệp: Công ty Pousung
Địa chỉ: 246, duong so 2, phuong 13, quan 6 – Email :
Căn cứ khoản 4 điều 48 Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định:
“Điều 48. Thủ tục hải quan, giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu phải tái xuất
…4. Trường hợp hàng hóa (trừ ma túy, vũ khí, tài liệu phản động, hóa chất độc bảng I theo công ước cấm vũ khí hóa học) chưa làm thủ tục nhập khẩu đang nằm trong khu vực giám sát hải quan nhưng do gửi nhầm lẫn, thất lạc, không có người nhận hoặc bị từ chối nhận, nếu người vận tải hoặc chủ hàng có văn bản đề nghị được tái xuất (trong đó nêu rõ lý do nhầm lẫn, thất lạc hoặc từ chối nhận) thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi hàng hóa đang được lưu giữ tổ chức giám sát hàng hóa cho đến khi thực xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam ngay tại cửa khẩu nhập”.
Theo quy định trên, trường hợp khách hàng gửi dư theo hợp đồng mua bán thì công ty được từ chối nhận hàng nếu chưa làm thủ tục nhập khẩu. Trường hợp của công ty, hàng hoá đã làm thủ tục nhập khẩu và cơ quan hải quan đã kiểm tra thực tế hàng hoá phát hiện hàng hoá không đúng với khai báo nên việc xử lý kết quả kiểm tra thực hiện theo quy định tại khoản 2 điều 30 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015. Cụ thể:
Điều 30. Xử lý kết quả kiểm tra hải quan
…”2. Nếu nội dung khai hải quan không phù hợp thì cơ quan hải quan đề nghị người khai hải quan thực hiện việc khai bổ sung hồ sơ hải quan theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 20 Thông tư này.
Trường hợp vi phạm về chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thì người khai hải quan không được khai bổ sung và cơ quan hải quan xử lý theo quy định của pháp luật”.
Căn cứ điểm đ khoản 1 điều 20 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính quy định:
Điều 20. Khai bổ sung hồ sơ hải quan
1. Các trường hợp khai bổ sung:
….đ) Người khai hải quan thực hiện khai bổ sung theo yêu cầu của cơ quan hải quan khi kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa và bị xử lý theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Như vậy, trường hợp của công ty sẽ phải thực hiện khai bổ sung và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Cơ quan hải quan sẽ căn cứ vào hồ sơ vụ việc cụ thể để các định hành vi vi phạm và chế tài xử phạt. Hình thức, biện pháp xử phạt sẽ căn cứ Nghị định 45/2016/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 127/2013/NĐ-CP và các hướng dẫn liên quan.
Tuỳ thực tế hàng hoá thực tế nhập khẩu, việc chứa, lưu trữ của phần mềm mua bán trên CD và phần sai khai báo để làm căn cứ xác định trị giá vi phạm
Trị giá hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu có chưa phần mềm được xác định theo quy định tại khoản 4 điều 6 Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015. Cụ thể:
“4. Xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu có chứa phần mềm
a) Trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu là phương tiện trung gian có chứa phần mềm là trị giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho hàng hóa nhập khẩu, không bao gồm trị giá của phần mềm dùng cho các thiết bị xử lý dữ liệu mà nó chứa đựng nếu trên hóa đơn thương mại, trị giá của phần mềm được tách riêng với trị giá của phương tiện trung gian;
b) Trị giá hải quan là trị giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho hàng hóa nhập khẩu bao gồm cả trị giá phần mềm và chi phí để ghi hoặc cài đặt phần mềm vào hàng hóa nhập khẩu, nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
b.1) Trên hóa đơn thương mại, trị giá của phần mềm không được tách riêng với trị giá của phương tiện trung gian;
b.2) Trị giá thực thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho phần mềm có liên quan đến các khoản điều chỉnh cộng theo quy định tại Điều 13 Thông tư này;
b.3) Phần mềm được ghi, cài đặt hoặc tích hợp trong các hàng hóa nhập khẩu không phải là phương tiện trung gian.”
Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan nhập khẩu, trường hợp công ty xuất trả hàng hoá thì thực hiện thủ tục tái xuất hàng đã nhập khẩu theo quy định tại điều 48 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015.
NGUỒN: HẢI QUAN ĐỒNG NAI
Câu hỏi:
Công ty nhập một phần mềm từ nước ngoài về. Toàn bộ hồ sơ hải quan, hóa đơn và hợp đồng chúng tôi đều khai báo là mua 1 đĩa CD trong đó có chứa phần mềm. Phần đĩa CD có giá là 1 USD. Tuy nhiên, khi nhập vào Việt Nam thì Hải quan kiểm tra lại phát hiện ra có 2 đĩa CD. Việc dư một đĩa CD là do khách hàng gửi dư cho chúng tôi. Khách hàng không thông báo và chúng tôi cũng không biết về việc này và Khách hàng đã có thư xin lỗi và xin nhận lại đĩa CD dư. Chúng tôi cũng đã có công văn trả lời khách hàng là sẽ tái xuất lại. Tuy nhiên, chúng tôi được chỉ thị trên hệ thống yêu cầu khai báo bổ sung. Chúng tôi không thể khai báo bổ sung vì thực tế chúng tôi chỉ có nhu cầu mua 1 đĩa CD và toàn bộ hồ sơ, chứng từ cũng chỉ có 1 đĩa CD. 1. Nếu chúng tôi khai báo bổ sung thì có bị phạt không? 2. Nếu phạt thì sẽ phạt trên tổng giá trị của CD (58.000 USD) hay phạt trên phần chịu thuế 1 USD. 3. Nếu chúng tôi tái xuất ra nước ngoài thì chúng tôi có cần phải khai báo bổ sung không?
Ngày gửi: 04/09/2017 – Trả lời: 05/09/2017
Tên doanh nghiệp: Công ty Pousung
Địa chỉ: 246, duong so 2, phuong 13, quan 6 – Email :
Căn cứ khoản 4 điều 48 Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định:
“Điều 48. Thủ tục hải quan, giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu phải tái xuất
…4. Trường hợp hàng hóa (trừ ma túy, vũ khí, tài liệu phản động, hóa chất độc bảng I theo công ước cấm vũ khí hóa học) chưa làm thủ tục nhập khẩu đang nằm trong khu vực giám sát hải quan nhưng do gửi nhầm lẫn, thất lạc, không có người nhận hoặc bị từ chối nhận, nếu người vận tải hoặc chủ hàng có văn bản đề nghị được tái xuất (trong đó nêu rõ lý do nhầm lẫn, thất lạc hoặc từ chối nhận) thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi hàng hóa đang được lưu giữ tổ chức giám sát hàng hóa cho đến khi thực xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam ngay tại cửa khẩu nhập”.
Theo quy định trên, trường hợp khách hàng gửi dư theo hợp đồng mua bán thì công ty được từ chối nhận hàng nếu chưa làm thủ tục nhập khẩu. Trường hợp của công ty, hàng hoá đã làm thủ tục nhập khẩu và cơ quan hải quan đã kiểm tra thực tế hàng hoá phát hiện hàng hoá không đúng với khai báo nên việc xử lý kết quả kiểm tra thực hiện theo quy định tại khoản 2 điều 30 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015. Cụ thể:
Điều 30. Xử lý kết quả kiểm tra hải quan
…”2. Nếu nội dung khai hải quan không phù hợp thì cơ quan hải quan đề nghị người khai hải quan thực hiện việc khai bổ sung hồ sơ hải quan theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 20 Thông tư này.
Trường hợp vi phạm về chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thì người khai hải quan không được khai bổ sung và cơ quan hải quan xử lý theo quy định của pháp luật”.
Căn cứ điểm đ khoản 1 điều 20 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính quy định:
Điều 20. Khai bổ sung hồ sơ hải quan
1. Các trường hợp khai bổ sung:
….đ) Người khai hải quan thực hiện khai bổ sung theo yêu cầu của cơ quan hải quan khi kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa và bị xử lý theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Như vậy, trường hợp của công ty sẽ phải thực hiện khai bổ sung và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Cơ quan hải quan sẽ căn cứ vào hồ sơ vụ việc cụ thể để các định hành vi vi phạm và chế tài xử phạt. Hình thức, biện pháp xử phạt sẽ căn cứ Nghị định 45/2016/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 127/2013/NĐ-CP và các hướng dẫn liên quan.
Tuỳ thực tế hàng hoá thực tế nhập khẩu, việc chứa, lưu trữ của phần mềm mua bán trên CD và phần sai khai báo để làm căn cứ xác định trị giá vi phạm
Trị giá hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu có chưa phần mềm được xác định theo quy định tại khoản 4 điều 6 Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015. Cụ thể:
“4. Xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu có chứa phần mềm
a) Trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu là phương tiện trung gian có chứa phần mềm là trị giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho hàng hóa nhập khẩu, không bao gồm trị giá của phần mềm dùng cho các thiết bị xử lý dữ liệu mà nó chứa đựng nếu trên hóa đơn thương mại, trị giá của phần mềm được tách riêng với trị giá của phương tiện trung gian;
b) Trị giá hải quan là trị giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho hàng hóa nhập khẩu bao gồm cả trị giá phần mềm và chi phí để ghi hoặc cài đặt phần mềm vào hàng hóa nhập khẩu, nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
b.1) Trên hóa đơn thương mại, trị giá của phần mềm không được tách riêng với trị giá của phương tiện trung gian;
b.2) Trị giá thực thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho phần mềm có liên quan đến các khoản điều chỉnh cộng theo quy định tại Điều 13 Thông tư này;
b.3) Phần mềm được ghi, cài đặt hoặc tích hợp trong các hàng hóa nhập khẩu không phải là phương tiện trung gian.”
Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan nhập khẩu, trường hợp công ty xuất trả hàng hoá thì thực hiện thủ tục tái xuất hàng đã nhập khẩu theo quy định tại điều 48 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015.
NGUỒN: HẢI QUAN ĐỒNG NAI