Nhập khẩu than cám từ Indonexia về Việt Nam
Câu hỏi:
Doanh nghiệp muốn nhập khẩu than cám từ Indonexia về Việt Nam tiêu thụ, Công ty tôi có được nhập tham cám không?
2. Thuế BVMT phải đóng là bao nhiêu?
3. Thuế GTGT phải đóng là bao nhiêu?
4. Còn những loại thuế, phí nào khác không?
Ngày gửi: 04/01/2017 – Trả lời: 06/01/2017
Tên doanh nghiệp: Công ty CP Đầu tư Xây Dựng Ánh Dương
Địa chỉ: Hà Nội – Email : duongmhc@gmail.com
1. Về chính sách mặt hàng
– Mặt hàng than đá không thuộc diện cấm nhập khẩu hay nhập khẩu có điều kiện theo quy định tại Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ nên công ty có thể làm thủ tục nhập khẩu như hàng hóa thông thường khác
– Căn cứ Điều 4 Thông tư 14/2014/TT-BCT ngày 15/07/2014 của Bộ Công Thương quy định: “Điều kiện kinh doanh than
1. Chỉ doanh nghiệp mới được phép kinh doanh than.
2. Doanh nghiệp kinh doanh than phải được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp, có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong đó có đăng ký ngành nghề kinh doanh than.
3. Doanh nghiệp kinh doanh than tùy thuộc hoạt động kinh doanh cụ thể phải đảm bảo các điều kiện sau:
a) Sở hữu hoặc thuê địa điểm kinh doanh, phương tiện vận tải, phương tiện bốc rót, kho bãi, bến cảng, phương tiện cân, đo khối lượng than để phục vụ hoạt động kinh doanh và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về kỹ thuật, điều kiện an toàn, vệ sinh môi trường và phòng chống cháy nổ theo các quy định hiện hành.
b) Phương tiện vận tải phải có trang bị che chắn chống gây bụi, rơi vãi, bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường khi tham gia giao thông.
c) Địa điểm, vị trí các cảng và bến xuất than, nhận than phải phù hợp với quy hoạch bến cảng của địa phương, có kho chứa than, có trang thiết bị bốc rót lên phương tiện vận tải đảm bảo an toàn, có biện pháp bảo vệ môi trường.
d) Kho trữ than, trạm, cửa hàng kinh doanh than phải có ô chứa riêng biệt để chứa từng loại than khác nhau; vị trí đặt phải phù hợp với quy hoạch xây dựng của địa phương, bảo đảm các yêu cầu về môi trường, trật tự an toàn giao thông theo quy định hiện hành. Đối với than tự cháy phải có biện pháp, phương tiện phòng cháy – chữa cháy được cơ quan phòng cháy – chữa cháy địa phương kiểm tra và cấp phép.
đ) Cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và nhân viên trực tiếp mua bán than, nhân viên trực tiếp thực hiện dịch vụ kinh doanh than phải có chứng chỉ hành nghề được cấp theo các quy định hiện hành.
4. Doanh nghiệp chỉ được phép kinh doanh than có nguồn gốc hợp pháp.”
Theo đó, chỉ có doanh nghiệp có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong đó có đăng ký ngành nghề kinh doanh than thì mới được phép nhập khẩu mặt hàng Than cám để kinh doanh.
Lưu ý công ty các trường hợp nhập khẩu than phục vụ các dự án điện phải có ý kiến của Chính phủ theo Thông báo 346/TB-VPCP ngày 26/08/2014 của Văn phòng Chính phủ.
-Mặt hàng Than cám không thuộc đối tượng phải kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu theo quy định tại Quyết định số 50/2006/QĐ-TTg ngày 07 tháng 3 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Về chính sách thuế:
2.1. Thuế nhập khẩu:
– Việc xác định thuế suất thuế nhập khẩu dựa vào mã số HS của mặt hàng công ty dự kiến nhập khẩu. Công ty có thể tham khảo các văn bản quy phạm pháp luật sau để làm căn cứ xác định mã HS phù hợp:
+ Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phân tích phân loại hàng hóa.
+ Chú giải của Hệ thống hài hoà mô tả và mã hoá hàng hóa của Hội đồng hợp tác Hải quan Thế giới.
– Căn cứ vào Biểu Thuế xuất nhập nhập khẩu ưu đãi 2016 ban hành theo Nghị định 122/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016 của Bộ Tài chính có hiệu lực kể từ ngày 01/09/2016, mặt hàng công ty mô tả có thể được phân loại như sau:
+ Phân nhóm: 27.01: Than đá; than bánh, than quả bàng và nhiên liệu rắn tương tự sản xuất từ than đá.
+ Phân nhóm: 27.02: Than non, đã hoặc chưa đóng bánh, trừ than huyền.
+ Phân nhóm: 27.03: Than bùn (kể cả bùn rác), đã hoặc chưa đóng bánh
+ Phân nhóm: 27.04: Than cốc và than nửa cốc (luyện từ than đá), than non hoặc than bùn, đã hoặc chưa đóng bánh; muội bình chưng than đá
Công ty tra cứu các mức thuế tại Biểu thuế XNK hiện hành ban hành kèm theo Nghị định 122/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016 của Chính phủ.
Lưu ý, căn cứ để áp mã số thuế là căn cứ vào hàng hóa thực tế nhập khẩu của công ty tại thời điểm nhập khẩu, trên cơ sở doanh nghiệp cung cấp catalogue, tài liệu kỹ thuật (nếu có) hoặc/và đi giám định tại Trung tâm phân tích phân loại của Hải quan (nay là Cục Kiểm định các khu vực). Kết quả kiểm tra thực tế của hải quan nơi công ty làm thủ tục và kết quả phân tích phân loại xác định là cơ sở pháp lý và chính xác để áp mã đối với hàng hóa nhập khẩu đó.
– Để xác định chính xác mã số HS, trước khi làm thủ tục hải quan, công ty có thể đề nghị xác định trước theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính.
2.2. Thuế giá trị gia tăng:
Căn cứ vào mã HS của hàng hoá dự kiến nhập khẩu, công ty tra cứu thuế suất thuế GTGT tại Biểu thuế GTGT theo danh mục hàng hoá nhập khẩu ban hành kèm theo Thông tư số 83/2014/TT-BTC ngày 26/06/2014 của Bộ Tài chính.
2.3. Thuế Bảo vệ môi trường
Tuỳ theo thành phần cấu tạo của mặt hàng, công ty tra cứu mức thuế bảo vệ môi trường tại Biểu thuế bảo vệ môi trường quy định tại Nghị quyết số 1269/2011/UBTVQH12 ngày 14/7/2011 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
NGUỒN: HẢI QUAN ĐỒNG NAI
Câu hỏi:
Doanh nghiệp muốn nhập khẩu than cám từ Indonexia về Việt Nam tiêu thụ, Công ty tôi có được nhập tham cám không?
2. Thuế BVMT phải đóng là bao nhiêu?
3. Thuế GTGT phải đóng là bao nhiêu?
4. Còn những loại thuế, phí nào khác không?
Ngày gửi: 04/01/2017 – Trả lời: 06/01/2017
Tên doanh nghiệp: Công ty CP Đầu tư Xây Dựng Ánh Dương
Địa chỉ: Hà Nội – Email : duongmhc@gmail.com
1. Về chính sách mặt hàng
– Mặt hàng than đá không thuộc diện cấm nhập khẩu hay nhập khẩu có điều kiện theo quy định tại Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ nên công ty có thể làm thủ tục nhập khẩu như hàng hóa thông thường khác
– Căn cứ Điều 4 Thông tư 14/2014/TT-BCT ngày 15/07/2014 của Bộ Công Thương quy định: “Điều kiện kinh doanh than
1. Chỉ doanh nghiệp mới được phép kinh doanh than.
2. Doanh nghiệp kinh doanh than phải được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp, có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong đó có đăng ký ngành nghề kinh doanh than.
3. Doanh nghiệp kinh doanh than tùy thuộc hoạt động kinh doanh cụ thể phải đảm bảo các điều kiện sau:
a) Sở hữu hoặc thuê địa điểm kinh doanh, phương tiện vận tải, phương tiện bốc rót, kho bãi, bến cảng, phương tiện cân, đo khối lượng than để phục vụ hoạt động kinh doanh và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về kỹ thuật, điều kiện an toàn, vệ sinh môi trường và phòng chống cháy nổ theo các quy định hiện hành.
b) Phương tiện vận tải phải có trang bị che chắn chống gây bụi, rơi vãi, bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường khi tham gia giao thông.
c) Địa điểm, vị trí các cảng và bến xuất than, nhận than phải phù hợp với quy hoạch bến cảng của địa phương, có kho chứa than, có trang thiết bị bốc rót lên phương tiện vận tải đảm bảo an toàn, có biện pháp bảo vệ môi trường.
d) Kho trữ than, trạm, cửa hàng kinh doanh than phải có ô chứa riêng biệt để chứa từng loại than khác nhau; vị trí đặt phải phù hợp với quy hoạch xây dựng của địa phương, bảo đảm các yêu cầu về môi trường, trật tự an toàn giao thông theo quy định hiện hành. Đối với than tự cháy phải có biện pháp, phương tiện phòng cháy – chữa cháy được cơ quan phòng cháy – chữa cháy địa phương kiểm tra và cấp phép.
đ) Cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và nhân viên trực tiếp mua bán than, nhân viên trực tiếp thực hiện dịch vụ kinh doanh than phải có chứng chỉ hành nghề được cấp theo các quy định hiện hành.
4. Doanh nghiệp chỉ được phép kinh doanh than có nguồn gốc hợp pháp.”
Theo đó, chỉ có doanh nghiệp có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong đó có đăng ký ngành nghề kinh doanh than thì mới được phép nhập khẩu mặt hàng Than cám để kinh doanh.
Lưu ý công ty các trường hợp nhập khẩu than phục vụ các dự án điện phải có ý kiến của Chính phủ theo Thông báo 346/TB-VPCP ngày 26/08/2014 của Văn phòng Chính phủ.
-Mặt hàng Than cám không thuộc đối tượng phải kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu theo quy định tại Quyết định số 50/2006/QĐ-TTg ngày 07 tháng 3 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Về chính sách thuế:
2.1. Thuế nhập khẩu:
– Việc xác định thuế suất thuế nhập khẩu dựa vào mã số HS của mặt hàng công ty dự kiến nhập khẩu. Công ty có thể tham khảo các văn bản quy phạm pháp luật sau để làm căn cứ xác định mã HS phù hợp:
+ Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phân tích phân loại hàng hóa.
+ Chú giải của Hệ thống hài hoà mô tả và mã hoá hàng hóa của Hội đồng hợp tác Hải quan Thế giới.
– Căn cứ vào Biểu Thuế xuất nhập nhập khẩu ưu đãi 2016 ban hành theo Nghị định 122/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016 của Bộ Tài chính có hiệu lực kể từ ngày 01/09/2016, mặt hàng công ty mô tả có thể được phân loại như sau:
+ Phân nhóm: 27.01: Than đá; than bánh, than quả bàng và nhiên liệu rắn tương tự sản xuất từ than đá.
+ Phân nhóm: 27.02: Than non, đã hoặc chưa đóng bánh, trừ than huyền.
+ Phân nhóm: 27.03: Than bùn (kể cả bùn rác), đã hoặc chưa đóng bánh
+ Phân nhóm: 27.04: Than cốc và than nửa cốc (luyện từ than đá), than non hoặc than bùn, đã hoặc chưa đóng bánh; muội bình chưng than đá
Công ty tra cứu các mức thuế tại Biểu thuế XNK hiện hành ban hành kèm theo Nghị định 122/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016 của Chính phủ.
Lưu ý, căn cứ để áp mã số thuế là căn cứ vào hàng hóa thực tế nhập khẩu của công ty tại thời điểm nhập khẩu, trên cơ sở doanh nghiệp cung cấp catalogue, tài liệu kỹ thuật (nếu có) hoặc/và đi giám định tại Trung tâm phân tích phân loại của Hải quan (nay là Cục Kiểm định các khu vực). Kết quả kiểm tra thực tế của hải quan nơi công ty làm thủ tục và kết quả phân tích phân loại xác định là cơ sở pháp lý và chính xác để áp mã đối với hàng hóa nhập khẩu đó.
– Để xác định chính xác mã số HS, trước khi làm thủ tục hải quan, công ty có thể đề nghị xác định trước theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính.
2.2. Thuế giá trị gia tăng:
Căn cứ vào mã HS của hàng hoá dự kiến nhập khẩu, công ty tra cứu thuế suất thuế GTGT tại Biểu thuế GTGT theo danh mục hàng hoá nhập khẩu ban hành kèm theo Thông tư số 83/2014/TT-BTC ngày 26/06/2014 của Bộ Tài chính.
2.3. Thuế Bảo vệ môi trường
Tuỳ theo thành phần cấu tạo của mặt hàng, công ty tra cứu mức thuế bảo vệ môi trường tại Biểu thuế bảo vệ môi trường quy định tại Nghị quyết số 1269/2011/UBTVQH12 ngày 14/7/2011 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
NGUỒN: HẢI QUAN ĐỒNG NAI