Người khai hải quan tự kê khai, tự xác định giá trị còn lại của hàng hóa khi tái xuất
Theo Tổng cục Hải quan, việc xác định giá trị còn lại của hàng hóa khi tái xuất dựa trên cơ sở người khai hải quan tự kê khai, tự xác định.
Trước vướng mắc của Công ty TNHH MTV SJ Tech Việt Nam liên quan đến việc xác định giá trị sử dụng còn lại cho hàng hóa đi mượn.
Về vấn đề này, theo Tổng cục Hải quan, tại Khoản 1, Điều 35 Nghị định 134/2016/NĐ-CP ngày 1/9/2016 của Chính phủ quy định người nộp thuế có trách nhiệm tự kê khai, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tỷ lệ mức khấu hao, phân bổ trị giá hàng hóa trong thời gian sử dụng và lưu lại tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về kế toán khi đề nghị cơ quan Hải quan hoàn thuế để làm cơ sở tính tỷ lệ trị giá sử dụng còn lại của hàng hóa.
Việc xác định giá trị còn lại của hàng hóa khi tái xuất dựa trên cơ sở người khai hải quan tự kê khai, tự xác định.
Người nộp thuế có trách nhiệm kê khai chính xác, trung thực trên tờ khai hải quan về hàng hóa tái xuất là hàng hóa NK trước đây; các thông tin về số, ngày hợp đồng, tên đối tác mua hàng hóa. Cơ quan Hải quan có trách nhiệm kiểm tra nội dung khai báo của người nộp thuế, ghi rõ kết quả kiểm tra để phục vụ cho việc giải quyết hoàn thuế.
Cũng tại Điều 3 Thông tư 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2, Điều 1 Thông tư 60/2019/TT-BTC ngày 30/8/2019 của Bộ Tài chính thì người khai hải quan tự kê khai, tự xác định trị giá hải quan theo các nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá hải quan theo quy định; cơ quan Hải quan xác định trị giá hải quan trong trường hợp người khai hải quan không xác định trị giá hải quan theo các phương pháp theo quy định.
Đối chiếu các quy định trên, theo Tổng cục Hải quan, trường hợp của DN thì việc xác định giá trị còn lại của hàng hóa khi tái xuất dựa trên cơ sở người khai hải quan tự kê khai, tự xác định theo quy định tại Khoản 1, Điều 35 Nghị định 134/2016/NĐ-CP và Điều 3 Thông tư 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2, Điều 1 Thông tư 60/2019/TT-BTC ngày 30/8/2019 của Bộ Tài chính. Trường hợp người khai hải quan không xác định được trị giá của hàng hóa, cơ quan Hải quan sẽ thực hiện xác định theo quy định.
NGUỒN: BÁO HẢI QUAN
Theo Tổng cục Hải quan, việc xác định giá trị còn lại của hàng hóa khi tái xuất dựa trên cơ sở người khai hải quan tự kê khai, tự xác định.
Trước vướng mắc của Công ty TNHH MTV SJ Tech Việt Nam liên quan đến việc xác định giá trị sử dụng còn lại cho hàng hóa đi mượn.
Về vấn đề này, theo Tổng cục Hải quan, tại Khoản 1, Điều 35 Nghị định 134/2016/NĐ-CP ngày 1/9/2016 của Chính phủ quy định người nộp thuế có trách nhiệm tự kê khai, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tỷ lệ mức khấu hao, phân bổ trị giá hàng hóa trong thời gian sử dụng và lưu lại tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về kế toán khi đề nghị cơ quan Hải quan hoàn thuế để làm cơ sở tính tỷ lệ trị giá sử dụng còn lại của hàng hóa.
Việc xác định giá trị còn lại của hàng hóa khi tái xuất dựa trên cơ sở người khai hải quan tự kê khai, tự xác định. |
Người nộp thuế có trách nhiệm kê khai chính xác, trung thực trên tờ khai hải quan về hàng hóa tái xuất là hàng hóa NK trước đây; các thông tin về số, ngày hợp đồng, tên đối tác mua hàng hóa. Cơ quan Hải quan có trách nhiệm kiểm tra nội dung khai báo của người nộp thuế, ghi rõ kết quả kiểm tra để phục vụ cho việc giải quyết hoàn thuế.
Cũng tại Điều 3 Thông tư 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2, Điều 1 Thông tư 60/2019/TT-BTC ngày 30/8/2019 của Bộ Tài chính thì người khai hải quan tự kê khai, tự xác định trị giá hải quan theo các nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá hải quan theo quy định; cơ quan Hải quan xác định trị giá hải quan trong trường hợp người khai hải quan không xác định trị giá hải quan theo các phương pháp theo quy định.
Đối chiếu các quy định trên, theo Tổng cục Hải quan, trường hợp của DN thì việc xác định giá trị còn lại của hàng hóa khi tái xuất dựa trên cơ sở người khai hải quan tự kê khai, tự xác định theo quy định tại Khoản 1, Điều 35 Nghị định 134/2016/NĐ-CP và Điều 3 Thông tư 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2, Điều 1 Thông tư 60/2019/TT-BTC ngày 30/8/2019 của Bộ Tài chính. Trường hợp người khai hải quan không xác định được trị giá của hàng hóa, cơ quan Hải quan sẽ thực hiện xác định theo quy định.
NGUỒN: BÁO HẢI QUAN