Ngành Hải quan: Một năm đột phá trong công tác thu ngân sách
Lần đầu tiên trong lịch sử, số thu NSNN năm 2018 của ngành Hải quan đã đạt và vượt 300 nghìn tỷ đồng. Đây có thể coi là một bước đột phá trong công tác thu ngân sách của ngành Hải quan trong bối cảnh năm 2018 là năm cắt giảm sâu của các dòng thuế theo thực hiện cam kết Hiệp định thương mại tự do (FTA).
Nhiều dòng hàng thuế giảm 0%
Sở dĩ coi năm 2018 là một năm đột phá trong công tác thu ngân sách là bởi đây là năm mà nguồn thu thuế XNK của các đơn vị Hải quan chịu tác động rất lớn từ việc thực hiện cắt giảm thuế quan từ các FTA. Đáng chú ý có trên 90% dòng hàng theo Hiệp định ATIGA (Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN) có thuế suất thuế NK giảm xuống 0%, trong đó thuế suất NK ô tô 9 chỗ ngồi trở xuống giảm rất nhiều, từ 30% xuống 0%.
Tác động rõ nét có thể thấy là trong 3 tháng đầu năm 2018, khi mà kim ngạch XNK có thuế tăng 17,7% so với cùng kỳ năm trước nhưng số thu NSNN của ngành Hải quan lại giảm 3,06% so với cùng kỳ năm 2017. Chỉ riêng mặt hàng ô tô nguyên chiếc dưới 9 chỗ ngồi, do ảnh hưởng của Nghị định 116/2017/NĐ-CP, 2 tháng đầu năm 2018 chỉ nhập về thưa thớt (khoảng 20 chiếc), sang tháng 3 mới NK về 2.397 chiếc với trị giá là 52 triệu USD.
Sang quý II, tốc độ thu ngân sách của ngành Hải quan dần có sự cải thiện. Kim ngạch XNK 6 tháng đầu năm ước đạt 225,29 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2017 (trong đó kim ngạch XK ước đạt 113,93 tỷ USD, tăng 16% và kim ngạch NK ước đạt 113,36 tỷ USD, tăng 10,2%). Tỷ lệ tăng thu NSNN của ngành Hải quan trong 6 tháng đầu năm thay vì giảm như quý I đã tăng 2,04% so với cùng kỳ năm 2017.
Số thu thuế của Hải quan trong 6 tháng đầu năm tăng chủ yếu là do xăng dầu NK. Theo phân tích của Cục Thuế XNK (Tổng cục Hải quan) xăng dầu NK tăng cả về lượng và trị giá (tăng 10,4% về lượng và tăng 38,8% về trị giá so với cùng kỳ năm trước). Chỉ riêng trong tháng 6, xăng dầu các loại NK tăng 3,5% so với tháng trước và trị giá là 900 triệu USD, tăng 3% so với tháng trước; lượng XK trong 6 tháng/2018 ước đạt hơn 7 triệu tấn, trị giá ước đạt 4,61 tỷ USD.
Tuy nhiên, một mặt hàng khác, vốn dĩ là nguồn thu thuế lớn của Hải quan trong các năm trước và cũng là mặt hàng tác động nhiều nhất tới số thu NSNN của ngành Hải quan trong những tháng đầu năm là mặt hàng ô tô nguyên chiếc các loại đã giảm đáng kể. Tính đến 15/6, lượng ô tô nguyên chiếc các loại NK về là 10.084 chiếc, trị giá gần 274,4 triệu USD (trong đó dưới 9 chỗ là 7.551 xe), với kim ngạch 171 triệu USD, giảm 78,6% về lượng và giảm 70,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.
Công tác kiểm soát hải quan tại cảng Cái Lân (Quảng Ninh). Ảnh: T.Trang.
Dự liệu chính xác, giải pháp phù hợp
Với quyết tâm phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu thu NSNN, ngay từ những ngày đầu năm 2018, các đơn vị thuộc và trực thuộc toàn ngành đã nỗ lực thực hiện các giải pháp quản lý thu, chống thất thu nhằm đạt kết quả cao nhất.
Số thu ngân sách của ngành Hải quan có bước tiến triển, tổng thu NSNN 9 tháng đầu năm 2018 đạt 225.116 tỷ đồng, đạt 79,54% dự toán, đạt 76,83% chỉ tiêu phấn đấu, tăng 5,21% so với cùng kỳ 2017, nhờ kiên trì áp dụng các biện pháp thu ngân sách. Số thu 9 tháng đầu năm 2018 tăng mạnh so với dự toán và so với cùng kỳ năm 2017 là do tăng thu từ mặt hàng xăng dầu và dầu thô NK. Trong đó, đáng kể nhất là mặt hàng xăng dầu NK, giá dầu thô đã tăng từ 50 USD/thùng tại thời điểm xây dựng dự toán lên trên 75 USD/thùng, giá xăng dầu thành phẩm bình quân 9 tháng đầu năm trên thị trường thế giới đã tăng từ 26,17 đến 38,1% so cùng kỳ năm 2017 và 2018. Ngoài ra, từ đầu năm đến nay, chỉ số USD đã tăng hơn 3% cũng là nguyên nhân tăng thu từ thuế XNK. Điều này đã giúp cho số thu NSNN năm 2018 của ngành Hải quan tăng hơn 20 nghìn tỷ đồng. Cũng nhờ mặt hàng xăng dầu, tại một số hải quan địa phương, tình hình thu ngân sách cũng khá khả quan như Hải quan Khánh Hòa, Hải quan Quảng Ngãi, Hải quan Quảng Ninh.
Tình hình khả quan là thế, song lãnh đạo Tổng cục đã yêu cầu các đơn vị trong toàn ngành không chủ quan. Đến quý IV, với quyết tâm nỗ lực, cố gắng ở mức cao nhất nhằm hoàn thành chỉ tiêu phấn đấu 293 nghìn tỷ đồng mà Bộ Tài chính giao, Tổng cục Hải quan đã ban hành công văn gửi tới các cục Hải quan tỉnh thành phố điều chỉnh chỉ tiêu ban đầu thu NSNN năm 2018 sát với tình hình thu thực tế và hướng dẫn đầu năm, khả năng thu và các yếu tố ảnh hưởng trong những tháng còn lại của năm. Theo đó có tới 28/35 cục hải quan phải điều chỉnh chỉ tiêu phấn đấu thu NSNN. Đồng thời yêu cầu các đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao xây dựng kế hoạch chi tiết và tổ chức thực hiện hiệu quả nhất các giải pháp thu ngân sách những tháng còn lại của năm, trong đó nhấn mạnh nhóm giải pháp tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN, cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa song hành cùng với nhóm giải pháp chống gian lận thương mại và thất thu về thuế nhằm hoàn thành chỉ tiêu phấn đấu do Tổng cục Hải quan giao bổ sung cho các đơn vị.
Những nỗ lực kể trên cho thấy, ngành Hải quan đã chủ động, tích cực triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu thu NSNN. Nhờ có những giải pháp thu linh hoạt và quyết liệt triển khai nhiệm vụ thu đến ngày cuối cùng mà năm 2018 ngành Hải quan đã đạt số thu NSNN cao nhất. Đến hết ngày 24/12, số thu ngân sách đạt hơn 305,922 nghìn tỷ đồng, bằng 108,1% dự toán, đạt 104,41% chỉ tiêu Ban cán sự Đảng Bộ Tài chính giao bổ sung.
Đạt mốc lịch sử
Nhìn lại số thu NSNN của toàn ngành Hải quan trong 14 năm vừa qua cho thấy, số thu NSNN của ngành Hải quan luôn chiếm từ 25 đến 30% tổng thu NSNN. Năm 2004 tổng thu nộp NSNN của ngành Hải quan đạt hơn 46 nghìn tỷ đồng, tăng gấp 700 lần so với năm 1990. Và từ năm 2004 đến nay, số thu này đã tăng gấp 5 đến 6 lần, nếu như năm 2005 số thu ngân sách của ngành Hải quan đạt khoảng 50 nghìn tỷ đồng thì đến 2014 số thu này đã đạt đến con số 250 nghìn tỷ đồng, và trong năm 2015 đã đạt 260 nghìn tỷ đồng, năm 2016 đạt 272 nghìn tỷ đồng, năm 2017 đạt 297 nghìn tỷ đồng.
NGUỒN: BÁO HẢI QUAN
Lần đầu tiên trong lịch sử, số thu NSNN năm 2018 của ngành Hải quan đã đạt và vượt 300 nghìn tỷ đồng. Đây có thể coi là một bước đột phá trong công tác thu ngân sách của ngành Hải quan trong bối cảnh năm 2018 là năm cắt giảm sâu của các dòng thuế theo thực hiện cam kết Hiệp định thương mại tự do (FTA).
Nhiều dòng hàng thuế giảm 0%
Sở dĩ coi năm 2018 là một năm đột phá trong công tác thu ngân sách là bởi đây là năm mà nguồn thu thuế XNK của các đơn vị Hải quan chịu tác động rất lớn từ việc thực hiện cắt giảm thuế quan từ các FTA. Đáng chú ý có trên 90% dòng hàng theo Hiệp định ATIGA (Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN) có thuế suất thuế NK giảm xuống 0%, trong đó thuế suất NK ô tô 9 chỗ ngồi trở xuống giảm rất nhiều, từ 30% xuống 0%.
Tác động rõ nét có thể thấy là trong 3 tháng đầu năm 2018, khi mà kim ngạch XNK có thuế tăng 17,7% so với cùng kỳ năm trước nhưng số thu NSNN của ngành Hải quan lại giảm 3,06% so với cùng kỳ năm 2017. Chỉ riêng mặt hàng ô tô nguyên chiếc dưới 9 chỗ ngồi, do ảnh hưởng của Nghị định 116/2017/NĐ-CP, 2 tháng đầu năm 2018 chỉ nhập về thưa thớt (khoảng 20 chiếc), sang tháng 3 mới NK về 2.397 chiếc với trị giá là 52 triệu USD.
Sang quý II, tốc độ thu ngân sách của ngành Hải quan dần có sự cải thiện. Kim ngạch XNK 6 tháng đầu năm ước đạt 225,29 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2017 (trong đó kim ngạch XK ước đạt 113,93 tỷ USD, tăng 16% và kim ngạch NK ước đạt 113,36 tỷ USD, tăng 10,2%). Tỷ lệ tăng thu NSNN của ngành Hải quan trong 6 tháng đầu năm thay vì giảm như quý I đã tăng 2,04% so với cùng kỳ năm 2017.
Số thu thuế của Hải quan trong 6 tháng đầu năm tăng chủ yếu là do xăng dầu NK. Theo phân tích của Cục Thuế XNK (Tổng cục Hải quan) xăng dầu NK tăng cả về lượng và trị giá (tăng 10,4% về lượng và tăng 38,8% về trị giá so với cùng kỳ năm trước). Chỉ riêng trong tháng 6, xăng dầu các loại NK tăng 3,5% so với tháng trước và trị giá là 900 triệu USD, tăng 3% so với tháng trước; lượng XK trong 6 tháng/2018 ước đạt hơn 7 triệu tấn, trị giá ước đạt 4,61 tỷ USD.
Tuy nhiên, một mặt hàng khác, vốn dĩ là nguồn thu thuế lớn của Hải quan trong các năm trước và cũng là mặt hàng tác động nhiều nhất tới số thu NSNN của ngành Hải quan trong những tháng đầu năm là mặt hàng ô tô nguyên chiếc các loại đã giảm đáng kể. Tính đến 15/6, lượng ô tô nguyên chiếc các loại NK về là 10.084 chiếc, trị giá gần 274,4 triệu USD (trong đó dưới 9 chỗ là 7.551 xe), với kim ngạch 171 triệu USD, giảm 78,6% về lượng và giảm 70,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.
Công tác kiểm soát hải quan tại cảng Cái Lân (Quảng Ninh). Ảnh: T.Trang. |
Dự liệu chính xác, giải pháp phù hợp
Với quyết tâm phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu thu NSNN, ngay từ những ngày đầu năm 2018, các đơn vị thuộc và trực thuộc toàn ngành đã nỗ lực thực hiện các giải pháp quản lý thu, chống thất thu nhằm đạt kết quả cao nhất.
Số thu ngân sách của ngành Hải quan có bước tiến triển, tổng thu NSNN 9 tháng đầu năm 2018 đạt 225.116 tỷ đồng, đạt 79,54% dự toán, đạt 76,83% chỉ tiêu phấn đấu, tăng 5,21% so với cùng kỳ 2017, nhờ kiên trì áp dụng các biện pháp thu ngân sách. Số thu 9 tháng đầu năm 2018 tăng mạnh so với dự toán và so với cùng kỳ năm 2017 là do tăng thu từ mặt hàng xăng dầu và dầu thô NK. Trong đó, đáng kể nhất là mặt hàng xăng dầu NK, giá dầu thô đã tăng từ 50 USD/thùng tại thời điểm xây dựng dự toán lên trên 75 USD/thùng, giá xăng dầu thành phẩm bình quân 9 tháng đầu năm trên thị trường thế giới đã tăng từ 26,17 đến 38,1% so cùng kỳ năm 2017 và 2018. Ngoài ra, từ đầu năm đến nay, chỉ số USD đã tăng hơn 3% cũng là nguyên nhân tăng thu từ thuế XNK. Điều này đã giúp cho số thu NSNN năm 2018 của ngành Hải quan tăng hơn 20 nghìn tỷ đồng. Cũng nhờ mặt hàng xăng dầu, tại một số hải quan địa phương, tình hình thu ngân sách cũng khá khả quan như Hải quan Khánh Hòa, Hải quan Quảng Ngãi, Hải quan Quảng Ninh.
Tình hình khả quan là thế, song lãnh đạo Tổng cục đã yêu cầu các đơn vị trong toàn ngành không chủ quan. Đến quý IV, với quyết tâm nỗ lực, cố gắng ở mức cao nhất nhằm hoàn thành chỉ tiêu phấn đấu 293 nghìn tỷ đồng mà Bộ Tài chính giao, Tổng cục Hải quan đã ban hành công văn gửi tới các cục Hải quan tỉnh thành phố điều chỉnh chỉ tiêu ban đầu thu NSNN năm 2018 sát với tình hình thu thực tế và hướng dẫn đầu năm, khả năng thu và các yếu tố ảnh hưởng trong những tháng còn lại của năm. Theo đó có tới 28/35 cục hải quan phải điều chỉnh chỉ tiêu phấn đấu thu NSNN. Đồng thời yêu cầu các đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao xây dựng kế hoạch chi tiết và tổ chức thực hiện hiệu quả nhất các giải pháp thu ngân sách những tháng còn lại của năm, trong đó nhấn mạnh nhóm giải pháp tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN, cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa song hành cùng với nhóm giải pháp chống gian lận thương mại và thất thu về thuế nhằm hoàn thành chỉ tiêu phấn đấu do Tổng cục Hải quan giao bổ sung cho các đơn vị.
Những nỗ lực kể trên cho thấy, ngành Hải quan đã chủ động, tích cực triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu thu NSNN. Nhờ có những giải pháp thu linh hoạt và quyết liệt triển khai nhiệm vụ thu đến ngày cuối cùng mà năm 2018 ngành Hải quan đã đạt số thu NSNN cao nhất. Đến hết ngày 24/12, số thu ngân sách đạt hơn 305,922 nghìn tỷ đồng, bằng 108,1% dự toán, đạt 104,41% chỉ tiêu Ban cán sự Đảng Bộ Tài chính giao bổ sung.
Đạt mốc lịch sử
Nhìn lại số thu NSNN của toàn ngành Hải quan trong 14 năm vừa qua cho thấy, số thu NSNN của ngành Hải quan luôn chiếm từ 25 đến 30% tổng thu NSNN. Năm 2004 tổng thu nộp NSNN của ngành Hải quan đạt hơn 46 nghìn tỷ đồng, tăng gấp 700 lần so với năm 1990. Và từ năm 2004 đến nay, số thu này đã tăng gấp 5 đến 6 lần, nếu như năm 2005 số thu ngân sách của ngành Hải quan đạt khoảng 50 nghìn tỷ đồng thì đến 2014 số thu này đã đạt đến con số 250 nghìn tỷ đồng, và trong năm 2015 đã đạt 260 nghìn tỷ đồng, năm 2016 đạt 272 nghìn tỷ đồng, năm 2017 đạt 297 nghìn tỷ đồng. |
NGUỒN: BÁO HẢI QUAN