NGÀNH HẢI QUAN GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HƠN 14 TRIỆU TỜ KHAI TRONG 1 NĂM

Ngành Hải quan có nhiều nỗ lực để cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan, giảm thời gian thông quan hàng hóa. Năm 2013, ngành Hải quan giải quyết thủ tục cho hơn 14 triệu tờ khai, đặc biệt, thời gian thông quan đối với tờ khai luồng Xanh chỉ từ 1 đến 3 giây.

Hoạt động nghiệp vụ tại Chi cục Hải quan Hải Dương (Cục Hải quan Hải Phòng). 	Ảnh: T.Bình

Thủ tục hải quan đơn giản, hài hòa

Trong báo cáo vừa gửi Quốc hội, Bộ Tài chính cho hay, với nỗ lực của toàn ngành Hải quan, các nội dung về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan được đơn giản hóa, hài hòa hóa, các chế độ quản lý hải quan được chuẩn hóa phù hợp với Công ước Kyoto sửa đổi.

Việc thực hiện thủ tục hải quan chủ yếu bằng phương thức điện tử; áp dụng phương pháp quản lý rủi ro có những bước phát triển nhanh chóng; kiểm tra sau thông quan (KTSTQ) hoạt động chuyên nghiệp; triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN; xây dựng và áp dụng chế độ ưu tiên đặc biệt; xây dựng và phát triển hệ thống xác định trước trị giá hải quan, phân loại hàng hóa và xuất xứ hàng hóa; đại lý làm thủ tục hải quan được xây dựng và phát triển, từng bước trở thành cầu nối quan trọng giữa Hải quan và tổ chức, cá nhân thực hiện xuất nhập khẩu hàng hóa.

Cụ thể, thủ tục hải quan được đơn giản, hài hòa hóa, phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế trên các phương diện: loại bỏ các yêu cầu cung cấp thông tin, chứng từ trùng lắp, chồng chéo; phân định rõ thủ tục và các chế độ quản lý hải quan trên cơ sở khuyến nghị và chuẩn mực của Công ước Kyoto sửa đổi; hài hòa hóa các thủ tục và chế độ hải quan có chung nội dung, bản chất về một thủ tục, chế độ quản lý chuẩn mực trên cơ sở khuyến nghị của Công ước Kyoto sửa đổi.

Triển khai Hệ thống thông quan điện tử tự động VNACCS/VCIS tại 100% các cục hải quan địa phương, 100% các chi cục hải quan trên cả nước với 100% các loại hình hải quan cơ bản, trên 99,56% tổng số doanh nghiệp thực hiện thủ tục hải quan, đạt 99,32% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu và hơn 99,63% tổng số tờ khai hải quan trên cả nước.

Bước cải cách đột phá

Bộ Tài chính đánh giá, việc triển khai thủ tục hải quan điện tử đã tạo ra bước cải cách đột phá, thay đổi toàn diện phương thức khai, nộp hồ sơ hải quan từ thủ công sang điện tử. Việc xử lý phản hồi của cơ quan Hải quan cho doanh nghiệp cũng thực hiện thông qua hệ thống điện tử, tạo thuận lợi lớn cho hoạt động xuất nhập khẩu, giảm thiểu chứng từ, giấy tờ và đơn giản hóa hồ sơ hải quan trong các khâu, các bước thực hiện thủ tục hải quan, giảm bớt sự tiếp xúc giữa công chức hải quan và doanh nghiệp, hạn chế các phiền hà, tiêu cực, sách nhiễu, giảm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp. Thời gian tiếp nhận và thông quan đối với tờ khai luồng Xanh chỉ từ 1-3 giây.

Trong bối cảnh lượng hàng hóa xuất nhập khẩu ngày càng tăng với kim ngạch xuất nhập khẩu ngày càng nhiều, số lượng tờ khai phát sinh lớn trong khi số lượng biên chế không tăng thêm mà còn phải thực hiện tinh giản theo chính sách tinh giản biên chế của Đảng và Nhà nước, việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử và ứng dụng công nghệ thông tin trong các khâu nghiệp vụ hải quan, đã giúp ngành Hải quan đáp ứng được mức độ gia tăng nhanh chóng của khối lượng công việc. Cụ thể, năm 2023, ngành Hải quan đã giải quyết thủ tục cho hơn 14 triệu tờ khai.

Ngoài ra, việc trao đổi, chia sẻ dữ liệu điện tử với các cơ quan quản lý có liên quan, các nước trong khu vực và trên thế giới cũng thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia, Cơ chế một của ASEAN đã mang lại lợi ích to lớn cho doanh nghiệp và cơ quan Hải quan.

Năm 2023, Cơ chế một cửa quốc gia đã có 250 thủ tục hành chính của 13 bộ, ngành kết nối với sự tham gia của 67.830 doanh nghiệp.

Về Cơ chế một cửa ASEAN, Việt Nam đã kết nối chính thức để trao đổi thông tin chứng nhận xuất xứ mẫu D điện tử với tất cả 9 nước thành viên ASEAN. Đồng thời phối hợp với Ban thư ký ASEAN và các nước thành viên để triển khai kết nối trao đổi tờ khai hải quan ASEAN theo đúng kế hoạch, lộ trình chung…

NGUỒN: HẢI QUAN ONLINE

0913575247 Mr Đức ducnvtk4@gmail.com