MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÚC MẮC VỀ PHIẾU XUẤT KHO KIÊM VẬN CHUYỂN NỘI BỘ CÔNG VĂN SỐ 8042/BTC-TCHQ
Trong những ngày qua Công Văn Số 8042/BTC-TCHQ, khiến cho một số doanh nghiệp có những vướng mắc về thủ tục hải quan xuất khẩu tại chỗ, FESVN đã tham khảo một số diễn đàn và tác giả Phạm Thành Nam đã đưa ra phân tích về các vấn đề nổi cộm trong công văn mới này, mời bạn đọc và FESVN cùng tham khảo:
1. Hóa đơn giá trị gia tăng
QUI ĐỊNH MỚI
QUI ĐỊNH CŨ
Căn cứ khoản điều 8 Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 hóa đơn giá trị gia tăng là hóa đơn dành cho các tổ chức khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ sử dụng cho các hoạt động:
- Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa;
- Hoạt động vận tải quốc tế;
- Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;
- Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.
Căn cứ điều 5 Thông tư 119/2014/TT BTC thì hóa đơn giá trị gia tăng là Hóa đơn giá trị gia tăng (mẫu số 3.1 Phụ lục 3 và mẫu số 5.1 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này) là loại hóa đơn dành cho các tổ chức khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ trong các hoạt động sau:
- Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong nội địa;
- Hoạt động vận tải quốc tế;
- Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;
Chú ý:
Điều này được hủy bỏ theo điều 11 thông tư 78/2021/TT-BTC ngày 17 tháng 09 năm 2021.
Như vậy:
Theo quy định cũ, hóa đơn giá trị gia tăng không bao gồm xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài, theo các Ví dụ được diễn giải tại điều 5 thông tư 119/2014/TT-BTC thì không cần lập hóa đơn GTGT cho hoạt động xuất khẩu ra nước ngoài.
Theo quy định mới, không loại trừ trường hợp xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài vì vậy phải lập hóa đơn giá trị gia tăng cho các trường hợp đã nêu tại khoản 1 điều 8 Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020.
Chú ý: Phải lập hóa đơn giá trị gia tăng cho cả các trường hợp xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài. Về thuế suất (Giá trị gia tăng) theo quy định tại điều 9 và khoản 2 điều 16 Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013.
2. Hóa đơn bán hàng
QUI ĐỊNH MỚI
QUI ĐỊNH CŨ
Căn cứ khoản 2 điều 8 Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 hóa đơn bán hàng là Hóa đơn bán hàng là hóa đơn dành cho các tổ chức, cá nhân như sau:
a) Tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp sử dụng cho các hoạt động:
- – Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa;
- – Hoạt động vận tải quốc tế;
- – Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;
- – Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.
b) Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ vào nội địa và khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan với nhau, xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan”.
Căn cứ điều 5 5 Thông tư 119/2014/TT-BTC thì Hóa đơn bán hàng dùng cho các đối tượng sau đây:
- Tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp khi bán hàng hóa, dịch vụ trong nội địa, xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu (mẫu số 3.2 Phụ lục 3 và mẫu số 5.2 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này).
- Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán hàng
Chú ý:
Điều này được hủy bỏ theo điều 11 thông tư 78/2021/TT-BTC ngày 17 tháng 09 năm 2021
Như vậy:
Theo quy định cũ và các ví dụ tại điều 5 Thông tư 119/2014/TT-BTC hóa đơn bán hàng không bao gồm các trường hợp xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài. Theo quy định mới việc thực hiện dịch vụ ở nước ngoài hoặc bán hàng hóa ra nước ngoài không được loại trừ vì vậy phải lập hóa đơn bán hàng cho các trường hợp được quy định tại khoản 2 điều 8 Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020
Chú ý:
Trong trường hợp cung cấp dịch vụ, xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài đều phải lập hóa đơn bán hàng.
3. Doanh nghiệp kê khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ
Được quy định tại điều 12 Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013. Đối với những doanh nghiệp kê khai theo phương pháp khấu trừ thì dùng Hóa đơn giá trị gia tăng.
4. Quy định tại điều 86 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 58 điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20 tháng 04 năm 2018
Căn cứ khoản 58 điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20 tháng 04 năm 2018 quy định như sau: “Trường hợp hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan thì người khai hải quan sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng theo quy định của Bộ Tài chính thay cho hóa đơn thương mại. Riêng trường hợp cho thuê tài chính đối với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan thì người khai hải quan không phải nộp hóa đơn thương mại hoặc hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng.”
Như vậy:
Để thực hiện thủ tục hải quan thì phải có hóa đơn Giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng, điều này có nghĩa là Hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng phải được lập trước thời điểm thực hiện thủ tục Hải quan.
5. Quy định tại điểm c khoản 3 điều 13 Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 quy định:
“Cơ sở kinh doanh kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu (kể cả cơ sở gia công hàng hóa xuất khẩu) khi xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng điện tử. Khi xuất hàng hóa để vận chuyển đến cửa khẩu hay đến nơi làm thủ tục xuất khẩu, cơ sở sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ theo quy định làm chứng từ lưu thông hàng hóa trên thị trường. Sau khi làm xong thủ tục cho hàng hóa xuất khẩu, cơ sở lập hóa đơn giá trị gia tăng cho hàng hóa xuất khẩu”
Như vậy:
Đối với doanh nghiệp kê khai nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ (Sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng) khi xuất khẩu hàng hóa (Bao gồm cả xuất khẩu ra nước ngoài, XNK tại chỗ) sẽ phải sử dụng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ theo mẫu số: Mẫu số 03/XKNB Phụ lục đính kèm Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020.
Lập hóa đơn sau khi làm xong thủ tục cho hàng hóa xuất khẩu.
6. Quy định khác nhau tại khoản 58 điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20 tháng 04 năm 2018 và điểm c khoản 3 điều 13 Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020
Tại khoản 58 điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20 tháng 04 năm 2018 việc lập hóa đơn là trước khi thực hiện thủ tục Hải quan. Tại điểm c khoản 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 đối với Doanh nghiệp kê khai thuế theo phương pháp khấu trừ nghĩa là dùng hóa đơn giá trị gia tăng, phải lập hóa đơn sau khi đã hoàn thành thủ tục Hải quan.
Các trường hợp không kê khai thuế theo phương pháp khấu trừ (Sử dụng hóa đơn bán hàng hoặc các loại hóa đơn khác) không thuộc quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 nên không có vướng mắc.
7. Áp dụng Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 hay khoản 58 điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20 tháng 04 năm 2018.
Theo trình tự áp dụng văn bản quy phạm pháp luật quy định tại khoản 2 điều 156 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/QH13 ngày 22 tháng 06 năm 2015 như sau: “Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn” Trong trường hợp này Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 có tính pháp lý cao hơn Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20 tháng 04 năm 2018 do Chính phủ là cơ quan lập pháp cao hơn Bộ Tài chính. Do đó, áp dụng theo điểm c khoản 3 điều 13 Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020.
8. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ
Phạt cảnh cáo:
Căn cứ điểm a khoản 1 điều 24 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, phạt cảnh cáo khi có hành vi sau: ” Lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ”
Phạt tiền:
Căn cứ khoản 3 điều 24 nghị định 125/2020/NĐ-CP như sau: “Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này“
9. Vấn đề vướng mắc chưa được hướng dẫn
Nếu không áp dụng Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 mà áp dụng quy định tại khoản 58 điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20 tháng 04 năm 2018 tổ chức, doanh nghiệp có thể bị phạt về vi phạm về lập hóa đơn khi bán hàng hóa dịch vụ.
Nếu áp dụng Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 tổ chức, doanh nghiệp không biết dùng loại giấy tờ nào để thực hiện thủ tục Hải quan khi xuất nhập khẩu tại chỗ vì chưa có văn bản pháp quy nào (Được ban hành theo điều 4 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/QH13 ngày 22 tháng 06 năm 2015 được sửa đổi bổ sung tại luật số 63/2020/QH14) hướng dẫn
10. Công văn 8042/BTC-TCHQ ngày 12 tháng 08 năm 2022.
Đối với các doanh nghiệp kê khai theo phương pháp khấu trừ:
Tại khoản 1 công văn trên, bộ tài chính hướng dẫn như sau: “Khi làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ, người khai hải quan thực hiện thủ tục hải quan theo quy định tại khoản 58 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 và nộp Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (bản chụp) thay hóa đơn GTGT thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan cho cơ quan hải quan theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 13 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP” Tại khoản 2 công văn trên hướng dẫn: “Khi làm thủ tục nhập khẩu tại chỗ, người khai hải quan thực hiện thủ tục hải quan theo quy định tại khoản 58 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 và nộp hồ sơ hải quan kèm hóa đơn GTGT (bản chụp) thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan cho cơ quan hải quan” Như vậy: Tại công văn này, chỉ hướng dẫn nộp phiếu vận chuyển nội bộ (bản chụp) để thay thế hóa đơn giá trị gia tăng khi thực hiện thủ tục Hải quan.
Tuy nhiên, tại điểm a, khoản 1 điều 4 Thông tư 78/2021/TT-BTC quy định như sau: “Số 6: Phản ánh các chứng từ điện tử được sử dụng và quản lý như hóa đơn gồm phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ điện tử, phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý điện tử” Tiếp đó, theo quy định tại điểm a khoản 7 điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20 tháng 04 năm 2018 sửa đổi điểm a, e khoản 1 điều 18 Thông tư 38/2015/TTBTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 như sau: “Người khai hải quan phải khai đầy đủ các thông tin trên tờ khai hải quan theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 01 hoặc mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này và gửi các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan quy định tại Điều 16 Thông tư này theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 03 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này cho cơ quan hải quan thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. Các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan có thể ở dạng dữ liệu điện tử hoặc chứng từ giấy được chuyển đổi sang chứng từ điện tử (bản scan có xác nhận bằng chữ ký số)”.
Như vậy:
Có thể hiểu rằng Phiếu Xuất Kho Kiêm Vận Chuyển Nội Bộ ở đây là Chứng từ thay thế hóa đơn, là một phần của bộ hồ sơ hải quan. Do đó có thể hiểu rằng những doanh nghiệp kê khai theo phương pháp khấu trừ sẽ dùng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ để thay thế hóa đơn trong việc thực hiện thủ tục Hải quan đối với hàng Xuất khẩu tại chỗ.
11. Vướng mắc nối tiếp vướng mắc.
Trong hồ sơ xin cấp C.O một chứng từ không thể thiếu đó chính là: Hóa đơn bán hàng hoặc hóa đơn thương mại và tờ khai hải quan xuất khẩu (Trừ các Trường hợp không hàng xuất khẩu không phải khai báo tờ khai hải quan xuất khẩu theo quy định của pháp luật).
Đối với trường hợp xuất khẩu tại chỗ dùng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ khai báo Hải quan có thỏa mãn hay không khi Hóa đơn thương mại, hóa đơn bán hàng không được kê khai trên tờ khai Hải quan xuất khẩu.
Điều này, cần hướng dẫn từ bộ công thương và VCCI.
12. Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ như thế nào thì được chấp thuận
Theo quy định tại khoản 7 điều 1 về hồ sơ Hải quan như sau: “Các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan có thể ở dạng dữ liệu điện tử hoặc chứng từ giấy được chuyển đổi sang chứng từ điện tử (bản scan có xác nhận bằng chữ ký số)”.
Như vậy:
Doanh nghiệp có thể khai báo ở dạng điện tử hoặc dùng bản chụp có xác nhận bằng chữ ký số.
13. Vướng mắc về giao hàng nhiều lần
Căn cứ khoản 6 điều 86 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 như sau: “Trường hợp người khai hải quan là doanh nghiệp ưu tiên và các đối tác mua bán hàng hóa với doanh nghiệp ưu tiên; doanh nghiệp tuân thủ pháp luật hải quan và đối tác mua bán hàng hóa cũng là doanh nghiệp tuân thủ pháp luật hải quan có hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ được giao nhận nhiều lần trong một thời hạn nhất định theo một hợp đồng/đơn hàng với cùng người mua hoặc người bán thì được giao nhận hàng hóa trước, khai hải quan sau. Việc khai hải quan được thực hiện trong thời hạn tối đa không quá 30 ngày kể từ ngày thực hiện việc giao nhận hàng hóa. Người khai hải quan được đăng ký tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ tại 01 Chi cục Hải quan thuận tiện; chính sách thuế, chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan. Cơ quan hải quan chỉ kiểm tra các chứng từ liên quan đến việc giao nhận hàng hóa (không kiểm tra thực tế hàng hóa). Đối với mỗi lần giao nhận, người xuất khẩu và người nhập khẩu phải có chứng từ chứng minh việc giao nhận hàng hóa (như hóa đơn thương mại hoặc hóa đơn GTGT hoặc hoá đơn bán hàng, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ,…), chịu trách nhiệm lưu giữ tại doanh nghiệp và xuất trình khi cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra” Theo quy định này thì:
- Người khai hải quan là doanh nghiệp ưu tiên hoặc đối tác của Dn ưu tiên;
- Cả hai là doanh nghiệp tuân thủ pháp luật.
Được giao hàng nhiều lần trong thời hạn nhất định (tối đa 30 ngày kể từ ngày bắt đầu công việc giao nhận hàng hóa) thì được thực hiện thủ tục hải quan sau (01 lần) cho các lần giao hàng đó. Nếu tờ khai luồng đỏ, không thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa. Đối với mỗi lần giao hàng, phải có chứng từ chứng minh việc
giao nhận hàng hóa.
Tuy nhiên, căn cứ khoản 3 điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 như sau: “Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng”. Nghĩa là với quy định này, mỗi lần giao hàng là một hóa đơn.
Như vậy:
Đối với doanh nghiệp kê khai thuế theo phương pháp khấu trừ, áp theo quy định tại điểm c điều 13 Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 là thời điểm lập hóa đơn giá trị gia tăng sau khi hoàn thành thủ tục Hải quan hàng xuất khẩu lại phát sinh mâu thuẫn với khoản 6 điều 86 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015. Cũng theo trình tự áp dụng văn bản quy phạm pháp luật tại khoản 2 điều 156 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/QH13 ngày 22 tháng 06 năm 2015 thì trường hợp này áp dụng theo khoản 3 điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ- CP ngày 19 tháng 10 năm 2020.
Do đó, Không áp dụng giao hàng nhiều lần, giao hàng trước, mở tờ khai sau theo quy định tại khoản 6 điều 86 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 đối với doanh nghiệp kê khai theo phương pháp khấu trừ. Các trường hợp khác, vẫn áp dụng.
14. Lời kết
Quan điểm trên đây là ý kiến cá nhân của tác giả, khi thực hiện thủ tục xin vui lòng liên hệ với cơ quan thuế địa phương, chi cục Hải quan nơi thực hiện thủ tục để được hướng dẫn cụ thể theo từng tình huống .
Nguồn : Tác giả Phạm Thành Nam | 0989189574 | fb.com/nam.mcies
Trong những ngày qua Công Văn Số 8042/BTC-TCHQ, khiến cho một số doanh nghiệp có những vướng mắc về thủ tục hải quan xuất khẩu tại chỗ, FESVN đã tham khảo một số diễn đàn và tác giả Phạm Thành Nam đã đưa ra phân tích về các vấn đề nổi cộm trong công văn mới này, mời bạn đọc và FESVN cùng tham khảo:
1. Hóa đơn giá trị gia tăng
QUI ĐỊNH MỚI | QUI ĐỊNH CŨ |
Căn cứ khoản điều 8 Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 hóa đơn giá trị gia tăng là hóa đơn dành cho các tổ chức khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ sử dụng cho các hoạt động:
|
Căn cứ điều 5 Thông tư 119/2014/TT BTC thì hóa đơn giá trị gia tăng là Hóa đơn giá trị gia tăng (mẫu số 3.1 Phụ lục 3 và mẫu số 5.1 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này) là loại hóa đơn dành cho các tổ chức khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ trong các hoạt động sau:
Chú ý: Điều này được hủy bỏ theo điều 11 thông tư 78/2021/TT-BTC ngày 17 tháng 09 năm 2021. |
Như vậy:
Theo quy định cũ, hóa đơn giá trị gia tăng không bao gồm xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài, theo các Ví dụ được diễn giải tại điều 5 thông tư 119/2014/TT-BTC thì không cần lập hóa đơn GTGT cho hoạt động xuất khẩu ra nước ngoài.
Theo quy định mới, không loại trừ trường hợp xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài vì vậy phải lập hóa đơn giá trị gia tăng cho các trường hợp đã nêu tại khoản 1 điều 8 Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020.
Chú ý: Phải lập hóa đơn giá trị gia tăng cho cả các trường hợp xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài. Về thuế suất (Giá trị gia tăng) theo quy định tại điều 9 và khoản 2 điều 16 Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013.
2. Hóa đơn bán hàng
QUI ĐỊNH MỚI | QUI ĐỊNH CŨ |
Căn cứ khoản 2 điều 8 Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 hóa đơn bán hàng là Hóa đơn bán hàng là hóa đơn dành cho các tổ chức, cá nhân như sau:
a) Tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp sử dụng cho các hoạt động:
b) Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ vào nội địa và khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan với nhau, xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan”. |
Căn cứ điều 5 5 Thông tư 119/2014/TT-BTC thì Hóa đơn bán hàng dùng cho các đối tượng sau đây:
Chú ý: Điều này được hủy bỏ theo điều 11 thông tư 78/2021/TT-BTC ngày 17 tháng 09 năm 2021 |
Như vậy:
Theo quy định cũ và các ví dụ tại điều 5 Thông tư 119/2014/TT-BTC hóa đơn bán hàng không bao gồm các trường hợp xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài. Theo quy định mới việc thực hiện dịch vụ ở nước ngoài hoặc bán hàng hóa ra nước ngoài không được loại trừ vì vậy phải lập hóa đơn bán hàng cho các trường hợp được quy định tại khoản 2 điều 8 Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020
Chú ý:
Trong trường hợp cung cấp dịch vụ, xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài đều phải lập hóa đơn bán hàng.
3. Doanh nghiệp kê khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ
Được quy định tại điều 12 Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013. Đối với những doanh nghiệp kê khai theo phương pháp khấu trừ thì dùng Hóa đơn giá trị gia tăng.
4. Quy định tại điều 86 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 58 điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20 tháng 04 năm 2018
Căn cứ khoản 58 điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20 tháng 04 năm 2018 quy định như sau: “Trường hợp hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan thì người khai hải quan sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng theo quy định của Bộ Tài chính thay cho hóa đơn thương mại. Riêng trường hợp cho thuê tài chính đối với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan thì người khai hải quan không phải nộp hóa đơn thương mại hoặc hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng.”
Như vậy:
Để thực hiện thủ tục hải quan thì phải có hóa đơn Giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng, điều này có nghĩa là Hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng phải được lập trước thời điểm thực hiện thủ tục Hải quan.
5. Quy định tại điểm c khoản 3 điều 13 Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 quy định:
“Cơ sở kinh doanh kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu (kể cả cơ sở gia công hàng hóa xuất khẩu) khi xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng điện tử. Khi xuất hàng hóa để vận chuyển đến cửa khẩu hay đến nơi làm thủ tục xuất khẩu, cơ sở sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ theo quy định làm chứng từ lưu thông hàng hóa trên thị trường. Sau khi làm xong thủ tục cho hàng hóa xuất khẩu, cơ sở lập hóa đơn giá trị gia tăng cho hàng hóa xuất khẩu”
Như vậy:
Đối với doanh nghiệp kê khai nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ (Sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng) khi xuất khẩu hàng hóa (Bao gồm cả xuất khẩu ra nước ngoài, XNK tại chỗ) sẽ phải sử dụng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ theo mẫu số: Mẫu số 03/XKNB Phụ lục đính kèm Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020.
Lập hóa đơn sau khi làm xong thủ tục cho hàng hóa xuất khẩu.
6. Quy định khác nhau tại khoản 58 điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20 tháng 04 năm 2018 và điểm c khoản 3 điều 13 Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020
Tại khoản 58 điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20 tháng 04 năm 2018 việc lập hóa đơn là trước khi thực hiện thủ tục Hải quan. Tại điểm c khoản 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 đối với Doanh nghiệp kê khai thuế theo phương pháp khấu trừ nghĩa là dùng hóa đơn giá trị gia tăng, phải lập hóa đơn sau khi đã hoàn thành thủ tục Hải quan.
Các trường hợp không kê khai thuế theo phương pháp khấu trừ (Sử dụng hóa đơn bán hàng hoặc các loại hóa đơn khác) không thuộc quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 nên không có vướng mắc.
7. Áp dụng Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 hay khoản 58 điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20 tháng 04 năm 2018.
Theo trình tự áp dụng văn bản quy phạm pháp luật quy định tại khoản 2 điều 156 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/QH13 ngày 22 tháng 06 năm 2015 như sau: “Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn” Trong trường hợp này Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 có tính pháp lý cao hơn Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20 tháng 04 năm 2018 do Chính phủ là cơ quan lập pháp cao hơn Bộ Tài chính. Do đó, áp dụng theo điểm c khoản 3 điều 13 Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020.
8. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ
Phạt cảnh cáo:
Căn cứ điểm a khoản 1 điều 24 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, phạt cảnh cáo khi có hành vi sau: ” Lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ”
Phạt tiền:
Căn cứ khoản 3 điều 24 nghị định 125/2020/NĐ-CP như sau: “Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này“
9. Vấn đề vướng mắc chưa được hướng dẫn
Nếu không áp dụng Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 mà áp dụng quy định tại khoản 58 điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20 tháng 04 năm 2018 tổ chức, doanh nghiệp có thể bị phạt về vi phạm về lập hóa đơn khi bán hàng hóa dịch vụ.
Nếu áp dụng Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 tổ chức, doanh nghiệp không biết dùng loại giấy tờ nào để thực hiện thủ tục Hải quan khi xuất nhập khẩu tại chỗ vì chưa có văn bản pháp quy nào (Được ban hành theo điều 4 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/QH13 ngày 22 tháng 06 năm 2015 được sửa đổi bổ sung tại luật số 63/2020/QH14) hướng dẫn
10. Công văn 8042/BTC-TCHQ ngày 12 tháng 08 năm 2022.
Đối với các doanh nghiệp kê khai theo phương pháp khấu trừ:
Tại khoản 1 công văn trên, bộ tài chính hướng dẫn như sau: “Khi làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ, người khai hải quan thực hiện thủ tục hải quan theo quy định tại khoản 58 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 và nộp Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (bản chụp) thay hóa đơn GTGT thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan cho cơ quan hải quan theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 13 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP” Tại khoản 2 công văn trên hướng dẫn: “Khi làm thủ tục nhập khẩu tại chỗ, người khai hải quan thực hiện thủ tục hải quan theo quy định tại khoản 58 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 và nộp hồ sơ hải quan kèm hóa đơn GTGT (bản chụp) thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan cho cơ quan hải quan” Như vậy: Tại công văn này, chỉ hướng dẫn nộp phiếu vận chuyển nội bộ (bản chụp) để thay thế hóa đơn giá trị gia tăng khi thực hiện thủ tục Hải quan.
Tuy nhiên, tại điểm a, khoản 1 điều 4 Thông tư 78/2021/TT-BTC quy định như sau: “Số 6: Phản ánh các chứng từ điện tử được sử dụng và quản lý như hóa đơn gồm phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ điện tử, phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý điện tử” Tiếp đó, theo quy định tại điểm a khoản 7 điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20 tháng 04 năm 2018 sửa đổi điểm a, e khoản 1 điều 18 Thông tư 38/2015/TTBTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 như sau: “Người khai hải quan phải khai đầy đủ các thông tin trên tờ khai hải quan theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 01 hoặc mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này và gửi các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan quy định tại Điều 16 Thông tư này theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 03 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này cho cơ quan hải quan thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. Các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan có thể ở dạng dữ liệu điện tử hoặc chứng từ giấy được chuyển đổi sang chứng từ điện tử (bản scan có xác nhận bằng chữ ký số)”.
Như vậy:
Có thể hiểu rằng Phiếu Xuất Kho Kiêm Vận Chuyển Nội Bộ ở đây là Chứng từ thay thế hóa đơn, là một phần của bộ hồ sơ hải quan. Do đó có thể hiểu rằng những doanh nghiệp kê khai theo phương pháp khấu trừ sẽ dùng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ để thay thế hóa đơn trong việc thực hiện thủ tục Hải quan đối với hàng Xuất khẩu tại chỗ.
11. Vướng mắc nối tiếp vướng mắc.
Trong hồ sơ xin cấp C.O một chứng từ không thể thiếu đó chính là: Hóa đơn bán hàng hoặc hóa đơn thương mại và tờ khai hải quan xuất khẩu (Trừ các Trường hợp không hàng xuất khẩu không phải khai báo tờ khai hải quan xuất khẩu theo quy định của pháp luật).
Đối với trường hợp xuất khẩu tại chỗ dùng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ khai báo Hải quan có thỏa mãn hay không khi Hóa đơn thương mại, hóa đơn bán hàng không được kê khai trên tờ khai Hải quan xuất khẩu.
Điều này, cần hướng dẫn từ bộ công thương và VCCI.
12. Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ như thế nào thì được chấp thuận
Theo quy định tại khoản 7 điều 1 về hồ sơ Hải quan như sau: “Các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan có thể ở dạng dữ liệu điện tử hoặc chứng từ giấy được chuyển đổi sang chứng từ điện tử (bản scan có xác nhận bằng chữ ký số)”.
Như vậy:
Doanh nghiệp có thể khai báo ở dạng điện tử hoặc dùng bản chụp có xác nhận bằng chữ ký số.
13. Vướng mắc về giao hàng nhiều lần
Căn cứ khoản 6 điều 86 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 như sau: “Trường hợp người khai hải quan là doanh nghiệp ưu tiên và các đối tác mua bán hàng hóa với doanh nghiệp ưu tiên; doanh nghiệp tuân thủ pháp luật hải quan và đối tác mua bán hàng hóa cũng là doanh nghiệp tuân thủ pháp luật hải quan có hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ được giao nhận nhiều lần trong một thời hạn nhất định theo một hợp đồng/đơn hàng với cùng người mua hoặc người bán thì được giao nhận hàng hóa trước, khai hải quan sau. Việc khai hải quan được thực hiện trong thời hạn tối đa không quá 30 ngày kể từ ngày thực hiện việc giao nhận hàng hóa. Người khai hải quan được đăng ký tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ tại 01 Chi cục Hải quan thuận tiện; chính sách thuế, chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan. Cơ quan hải quan chỉ kiểm tra các chứng từ liên quan đến việc giao nhận hàng hóa (không kiểm tra thực tế hàng hóa). Đối với mỗi lần giao nhận, người xuất khẩu và người nhập khẩu phải có chứng từ chứng minh việc giao nhận hàng hóa (như hóa đơn thương mại hoặc hóa đơn GTGT hoặc hoá đơn bán hàng, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ,…), chịu trách nhiệm lưu giữ tại doanh nghiệp và xuất trình khi cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra” Theo quy định này thì:
- Người khai hải quan là doanh nghiệp ưu tiên hoặc đối tác của Dn ưu tiên;
- Cả hai là doanh nghiệp tuân thủ pháp luật.
Được giao hàng nhiều lần trong thời hạn nhất định (tối đa 30 ngày kể từ ngày bắt đầu công việc giao nhận hàng hóa) thì được thực hiện thủ tục hải quan sau (01 lần) cho các lần giao hàng đó. Nếu tờ khai luồng đỏ, không thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa. Đối với mỗi lần giao hàng, phải có chứng từ chứng minh việc
giao nhận hàng hóa.
Tuy nhiên, căn cứ khoản 3 điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 như sau: “Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng”. Nghĩa là với quy định này, mỗi lần giao hàng là một hóa đơn.
Như vậy:
Đối với doanh nghiệp kê khai thuế theo phương pháp khấu trừ, áp theo quy định tại điểm c điều 13 Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 là thời điểm lập hóa đơn giá trị gia tăng sau khi hoàn thành thủ tục Hải quan hàng xuất khẩu lại phát sinh mâu thuẫn với khoản 6 điều 86 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015. Cũng theo trình tự áp dụng văn bản quy phạm pháp luật tại khoản 2 điều 156 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/QH13 ngày 22 tháng 06 năm 2015 thì trường hợp này áp dụng theo khoản 3 điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ- CP ngày 19 tháng 10 năm 2020.
Do đó, Không áp dụng giao hàng nhiều lần, giao hàng trước, mở tờ khai sau theo quy định tại khoản 6 điều 86 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 đối với doanh nghiệp kê khai theo phương pháp khấu trừ. Các trường hợp khác, vẫn áp dụng.
14. Lời kết
Quan điểm trên đây là ý kiến cá nhân của tác giả, khi thực hiện thủ tục xin vui lòng liên hệ với cơ quan thuế địa phương, chi cục Hải quan nơi thực hiện thủ tục để được hướng dẫn cụ thể theo từng tình huống .
Nguồn : Tác giả Phạm Thành Nam | 0989189574 | fb.com/nam.mcies