Mã loại hình và xuất hóa đơn GTGT trong XNK tại chỗ
Câu hỏi:
Công ty CP ECO Việt Nam (ECO) bán hàng cho đối tác tại Mỹ (công ty A), theo hợp đồng họ chỉ định giao hàng tại Việt Nam (công ty C). Chúng tôi đang thực hiện thủ tục hải quan như sau: ECO xuất hóa đơn GTGT cho công ty C và mở TK xuất cho công ty C theo loại hình B11. Công ty C mở tờ khai nhập theo loại hình E15. Kính hỏi Quý cơ quan chúng tôi làm như vậy đã đúng thủ tục chưa? Nếu chưa đúng, rất mong Quý cơ quan hướng dẫn thủ tục đúng để chúng tôi thực hiện. Với tờ khai đã thông quan và giao hàng xong quá 60 ngày, chúng tôi sẽ phải điều chỉnh sửa đổi đúng như thế nào.?
Ngày gửi: 20/10/2021 – Trả lời: 22/10/2021
Tên doanh nghiệp: CÔNG TY CỔ PHẦN ECO VIỆT NAM
Địa chỉ: KCN THUẬN THÀNH 3, THANH KHƯƠNG, BẮC NINH – Email : phamtoanvcu@gmail.com
– Căn cứ khoản 3 Điều 86 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 23/4/2018 của Bộ Tài chính quy định:
“3. Hồ sơ hải quan
Hồ sơ hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ thực hiện theo quy định tại Điều 16 Thông tư này.
Trường hợp hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan thì người khai hải quan sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng theo quy định của Bộ Tài chính thay cho hóa đơn thương mại. Riêng trường hợp cho thuê tài chính đối với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan thì người khai hải quan không phải nộp hóa đơn thương mại hoặc hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng”.
– Căn cứ Quyết định số 1357/QĐ-TCHQ ngày 18/05/2021 của Tổng cục Hải quan về việc ban hành “Bảng mã loại hình xuất khẩu, nhập khẩu và hướng dẫn sử dụng”
Mã loại hình B11 – Xuất kinh doanh.
Sử dụng trong trường hợp:
a) Doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan, DNCX hoặc xuất khẩu tại chỗ theo chỉ định của thương nhân nước ngoài theo hợp đồng mua bán
b) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (bao gồm cả DNCX) thực hiện quyền kinh doanh xuất khẩu hàng hóa có nguồn gốc mua trong nước”.
Mã loại hình E15 – Nhập nguyên liệu, vật tư của DNCX từ nội địa
“Sử dụng trong trường hợp DNCX nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất, gia công từ nội địa hoặc từ DNCX, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan khác”.
Ghi chú:
(1) Nếu Công ty CP ECO Việt Nam là DN FDI thì sản phẩm xuất bán phải do chính Công ty sản xuất (nguyên liệu nhập khẩu đã qua gia công, chế biến). Do việc xuất bán nguyên liệu nhập khẩu chưa qua gia công, chế biến cho DNCX là hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất, DN FDI không được thực hiện. Quy định tại các văn phản quy phạm pháp luật như sau:
– Điều 29 Luật Thương mại 2005: “Điều 29. Tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập hàng hoá
1. Tạm nhập, tái xuất hàng hóa là việc hàng hoá được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam”.
– Khoản 2, Điều 13 Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018 của Chính phủ “Quy định chi tiết một số điều của luật quản lý ngoại thương”, quy định:
“2. Đối với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chỉ được thực hiện tạm nhập, tái xuất hàng hóa theo quy định tại Điều 15 Nghị định này, không được thực hiện hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa”.
(Nếu thực tế phát sinh trùng hợp với quy định này thì việc mở TK xuất cho công ty C theo loại hình B11 là không đúng quy định).
(2) Công ty CP ECO Việt Nam bán hàng cho Công ty A (đối tác tại Mỹ) nhưng lại xuất hóa đơn GTGT cho Công ty C (Công ty tại Việt Nam, được Công ty A chỉ định giao hàng): nghiệp vụ kinh tế này chỉ có thể thực hiện được khi có điều khoản quy định tương ứng nêu trong hợp đồng thương mại giữa Công ty CP ECO Việt Nam với Công ty A và Công ty C.
Việc khai bổ sung đối với tờ khai thông quan quá 60 ngày thực hiện theo quy định tại Điều 20 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 23/4/2018 của Bộ Tài chính.
NGUỒN: HẢI QUAN ĐỒNG NAI
Câu hỏi:
Công ty CP ECO Việt Nam (ECO) bán hàng cho đối tác tại Mỹ (công ty A), theo hợp đồng họ chỉ định giao hàng tại Việt Nam (công ty C). Chúng tôi đang thực hiện thủ tục hải quan như sau: ECO xuất hóa đơn GTGT cho công ty C và mở TK xuất cho công ty C theo loại hình B11. Công ty C mở tờ khai nhập theo loại hình E15. Kính hỏi Quý cơ quan chúng tôi làm như vậy đã đúng thủ tục chưa? Nếu chưa đúng, rất mong Quý cơ quan hướng dẫn thủ tục đúng để chúng tôi thực hiện. Với tờ khai đã thông quan và giao hàng xong quá 60 ngày, chúng tôi sẽ phải điều chỉnh sửa đổi đúng như thế nào.?
Ngày gửi: 20/10/2021 – Trả lời: 22/10/2021
Tên doanh nghiệp: CÔNG TY CỔ PHẦN ECO VIỆT NAM
Địa chỉ: KCN THUẬN THÀNH 3, THANH KHƯƠNG, BẮC NINH – Email : phamtoanvcu@gmail.com
– Căn cứ khoản 3 Điều 86 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 23/4/2018 của Bộ Tài chính quy định:
“3. Hồ sơ hải quan
Hồ sơ hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ thực hiện theo quy định tại Điều 16 Thông tư này.
Trường hợp hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan thì người khai hải quan sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng theo quy định của Bộ Tài chính thay cho hóa đơn thương mại. Riêng trường hợp cho thuê tài chính đối với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan thì người khai hải quan không phải nộp hóa đơn thương mại hoặc hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng”.
– Căn cứ Quyết định số 1357/QĐ-TCHQ ngày 18/05/2021 của Tổng cục Hải quan về việc ban hành “Bảng mã loại hình xuất khẩu, nhập khẩu và hướng dẫn sử dụng”
Mã loại hình B11 – Xuất kinh doanh.
Sử dụng trong trường hợp:
a) Doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan, DNCX hoặc xuất khẩu tại chỗ theo chỉ định của thương nhân nước ngoài theo hợp đồng mua bán
b) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (bao gồm cả DNCX) thực hiện quyền kinh doanh xuất khẩu hàng hóa có nguồn gốc mua trong nước”.
Mã loại hình E15 – Nhập nguyên liệu, vật tư của DNCX từ nội địa
“Sử dụng trong trường hợp DNCX nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất, gia công từ nội địa hoặc từ DNCX, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan khác”.
Ghi chú:
(1) Nếu Công ty CP ECO Việt Nam là DN FDI thì sản phẩm xuất bán phải do chính Công ty sản xuất (nguyên liệu nhập khẩu đã qua gia công, chế biến). Do việc xuất bán nguyên liệu nhập khẩu chưa qua gia công, chế biến cho DNCX là hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất, DN FDI không được thực hiện. Quy định tại các văn phản quy phạm pháp luật như sau:
– Điều 29 Luật Thương mại 2005: “Điều 29. Tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập hàng hoá
1. Tạm nhập, tái xuất hàng hóa là việc hàng hoá được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam”.
– Khoản 2, Điều 13 Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018 của Chính phủ “Quy định chi tiết một số điều của luật quản lý ngoại thương”, quy định:
“2. Đối với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chỉ được thực hiện tạm nhập, tái xuất hàng hóa theo quy định tại Điều 15 Nghị định này, không được thực hiện hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa”.
(Nếu thực tế phát sinh trùng hợp với quy định này thì việc mở TK xuất cho công ty C theo loại hình B11 là không đúng quy định).
(2) Công ty CP ECO Việt Nam bán hàng cho Công ty A (đối tác tại Mỹ) nhưng lại xuất hóa đơn GTGT cho Công ty C (Công ty tại Việt Nam, được Công ty A chỉ định giao hàng): nghiệp vụ kinh tế này chỉ có thể thực hiện được khi có điều khoản quy định tương ứng nêu trong hợp đồng thương mại giữa Công ty CP ECO Việt Nam với Công ty A và Công ty C.
Việc khai bổ sung đối với tờ khai thông quan quá 60 ngày thực hiện theo quy định tại Điều 20 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 23/4/2018 của Bộ Tài chính.
NGUỒN: HẢI QUAN ĐỒNG NAI