Lãnh đạo Tổng cục Hải quan giải đáp trực tuyến về sửa đổi, bổ sung Thông tư 38/2015/TT-BTC
Việc sửa đổi, bổ sung Thông tư 38/2015/TT-BTC tác động đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN như thế nào? Báo Hải quan sẽ tổ chức buổi giao lưu trực tuyến với chủ đề “Lãnh đạo Tổng cục Hải quan giải đáp trực tuyến về sửa đổi, bổ sung Thông tư 38/2015/TT-BTC” vào sáng ngày 4/4/2017.
Thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế XK, thuế NK và quản lý thuế đối với hàng hóa XK, NK dự kiến sẽ có nhiều điểm thay đổi tại dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 38/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính. Điều này tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN. Để giúp bạn đọc nói chung và cộng đồng DN nói riêng nắm bắt kịp thời những nội dung, định hướng mới tại dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 38/2015/TT-BTC, Báo Hải quan sẽ tổ chức buổi giao lưu trực tuyến với chủ đề “Lãnh đạo Tổng cục Hải quan giải đáp trực tuyến về sửa đổi, bổ sung Thông tư 38/2015/TT-BTC”.
Khách mời là Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Vũ Ngọc Anh và đại diện lãnh đạo các đơn vị nghiệp vụ thuộc Tổng cục Hải quan gồm: Cục Giám sát quản lý về hải quan, Cục Thuế XNK, Vụ Pháp chế.
Không còn phù hợp, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung
Cho đến thời điểm hiện tại, Thông tư 38/2015/TT-BTC đã triển khai chính thức được gần 2 năm (từ 1/4/2015), nhìn chung các nội dung quy định tại Thông tư 38/2015/TT-BTC đã và đang đáp ứng các yêu cầu về quản lý hải quan cũng như tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các DN XNK, phù hợp với nội dung chỉ đạo của Chính phủ tại các Nghị quyết 19/NQ-CP và Nghị quyết 35/2016/NQ-CP.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, kết quả tích cực, tạo thuận lợi cho hoạt động XNK nói chung đã được các DN, hiệp hội DN, tổ chức, cá nhân ghi nhận thì vẫn còn một số điểm tồn tại, chưa phù hợp thực tế dẫn đến vướng mắc mà Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính đã phải hướng dẫn bổ sung bằng các công văn trong thời gian qua. Ngoài ra, theo đánh giá của các cơ quan thanh tra, kiểm tra Trung ương cũng như qua công tác kiểm tra nội bộ của cơ quan Hải quan thì một số quy định tại Thông tư 38/20015/TT-BTC vẫn còn chưa đủ chặt chẽ dẫn đến dễ bị lợi dụng buôn lậu, gian lận thương mại.
Mặt khác, Luật Thuế XK, thuế NK; Luật Thuế GTGT, Luật Thuế TTĐB và Luật Quản lý thuế; Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn các Luật này đã thay đổi dẫn đến các nội dung hướng dẫn liên quan tại Thông tư 38/2015/TT-BTC không còn phù hợp, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung.
Chính vì vậy, Tổng cục Hải quan đã xây dựng dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 38/2015/TT-BTC với nhiều điểm mới liên quan đến thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan so với quy định hiện nay như: Quy định về hồ sơ hải quan; nộp hồ sơ hải quan dưới dạng điện tử; thay đổi phương pháp quản lý hàng hóa XK, NK từ quản lý theo từng giai đoạn sang quản lý thống nhất, xuyên suốt theo chuỗi cung ứng của hàng hóa; thời điểm thông báo kết quả phân luồng tờ khai; thời điểm nộp giấy phép khi thực hiện thủ tục hải quan; khai bổ sung hồ sơ hải quan trong trường hợp gửi thừa hàng, nhầm hàng; lấy mẫu, lưu mẫu; đưa hàng về bảo quản; giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; quản lý hàng hóa gia công, sản xuất xuất khẩu, DN chế xuất.
Nhiều điểm thay đổi liên quan đến thuế XNK
Tại dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 38/2015/TT-BTC cũng có nhiều điểm thay đổi liên quan đến thuế XK, thuế NK và quản lý thuế đối với hàng hóa XK, NK. Chẳng hạn, dự thảo Thông tư bãi bỏ các Điều 40 về áp dụng căn cứ tính thuế đối với một số trường hợp đặc biệt; Điều 42 về thời hạn nộp thuế; Điều 46 về nộp thuế đối với hàng hóa phải phân tích, giám định; Điều 105 về hồ sơ, thủ tục miễn thuế; Điều 108 về hồ sơ xét miễn thuế; Điều 109 về thủ tục, trình tự xét miễn thuế; Điều 110 về thẩm quyền xét miễn thuế; Điều 112 về hồ sơ xét giảm thuế; Điều 113 về trình tự, thủ tục, thẩm quyền xét giảm thuế.
Bên cạnh đó, tại dự thảo Thông tư có nhiều nội dung được sửa đổi, bổ sung liên quan đến thuế XK, thuế NK và quản lý thuế như: Bổ sung quy định xử lý kết quả tham vấn tại Điều 25; Sửa đổi, bổ sung khoản 4, 5, 6 Điều 39 về thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp; bổ sung chế tài trong trường hợp người nộp thuế không nộp đủ, đúng hạn số tiền phí, lệ phí hải quan phải nộp tại Điều 45, Điều 132; sửa đổi, bổ sung Điều 103 về các trường hợp miễn thuế, Điều 104 về đăng ký Danh mục hàng hóa XK, NK được miễn thuế…
Doanh nghiệp đóng góp nhiều ý kiến cụ thể
Thời gian qua, để hoàn thiện dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 38/2015/TT-BTC, Tổng cục Hải quan đã và đang lấy ý kiến bằng hình thức văn bản cũng như tổ chức nhiều hội thảo để lấy ý kiến rộng rãi cộng đồng DN, các hiệp hội DN cũng như các đơn vị hải quan tỉnh, thành phố trên cả nước. Tại các cuộc hội thảo này, các ý kiến đã tập trung góp ý vào các điểm mới của dự thảo Thông tư như: Quy định về hồ sơ hải quan khi làm thủ tục hải quan, hồ sơ lưu giữ tại DN; thời điểm thông báo kết quả phân luồng tờ khai; đưa hàng về bảo quản; quản lý đối với hàng gia công, sản xuất XK…
Chẳng hạn, liên quan đến quy định nộp hồ sơ hải quan, ban soạn thảo cho rằng, những quy định hiện hành gây nên bất cập như: Không quy định rõ ràng số lượng chứng từ phải nộp xuất trình tại thời điểm thông quan, tại thời điểm kiểm tra sau thông quan và đặc biệt những chứng từ DN phải lưu tại trụ sở DN để chứng minh việc khai báo đã thực hiện.
Để giải quyết vấn đề này, ban soạn thảo dự kiến liệt kê tất cả các chứng từ mà người khai hải quan cần phải có khi thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa XK, NK. Người khai hải quan có trách nhiệm lưu giữ tất cả các chứng từ nêu tại Điều 16 (Điều 16 dự thảo Thông tư) và xuất trình cho cơ quan Hải quan khi kiểm tra sau thông quan hoặc thanh tra chuyên ngành.
Góp ý vào nội dung này, có ý kiến cho rằng, có quá nhiều giấy tờ trong bộ hồ sơ DN cần lưu trữ. Các chứng từ thanh toán DN đã lưu theo hồ sơ kế toán, khi kiểm tra sau thông quan thì đã có rồi nên cần giảm bớt các chứng từ lưu trữ để tránh trùng lặp.
Về hồ sơ DN phải lưu trữ, có ý kiến nêu: DN có thể lưu giấy tờ theo dạng điện tử. Tuy nhiên, chỉ lưu những giấy tờ chính còn tùy thuộc vào mục hàng, ngành hàng thì mới thêm chứng từ phải lưu. Nếu liệt kê tất cả các chứng từ cần nộp và lưu trữ thì sẽ quá nhiều với một số DN hoặc không đủ với các DN khác. Chính vì vậy, chỉ cần nêu rõ hồ sơ hải quan gồm bản chính các giấy tờ như: Tờ khai, invoice, paking list.
Tiếp thu ý kiến của DN để tiếp tục hoàn thiện
Tiếp thu những ý kiến của DN, đại diện ban soạn thảo cho biết, sẽ tiếp tục hoàn thiện nội dung quy định về hồ sơ hải quan để yêu cầu xuất trình những giấy tờ mà DN có thể có. Tránh xảy ra tình trạng hiện nay có DN quên mất phải lưu hồ sơ hải quan để sau này khi kiểm tra, thanh tra gây khó cho Hải quan và cả DN.
Liên quan đến quy định đưa hàng về bảo quản, ban soạn thảo cho biết, hiện tại việc đưa hàng về bảo quản được thực hiện trên cơ sở đề nghị của DN hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành. Người khai hải quan tự chịu trách nhiệm bảo quản hàng hóa, không quy định cụ thể điều kiện cần đáp ứng về khu vực lưu giữ hàng hóa đưa về bảo quản.
Trên thực tế có phát sinh một số trường hợp hàng hóa đang trong quá trình bảo quản đã được vào tiêu thụ hoặc không còn trong khu vực bảo quản như đã đăng ký với cơ quan Hải quan. Hàng hóa chưa được xác nhận đủ điều kiện NK nếu đưa vào lưu thông có khả năng sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và an ninh quốc gia.
Do vậy, cần thiết phải tăng cường quản lý hoạt động đưa hàng về bảo quản đảm bảo nguyên tắc vừa tạo thuận lợi, giảm chi phí cho DN nhưng vẫn đảm bảo quản lý hải quan và an ninh, an toàn xã hội.
Về vấn đề này, có ý kiến cho rằng, với yêu cầu về kho bãi có camera giám sát thì DN lớn dễ dàng đáp ứng, nhưng DN vừa, nhỏ, DN thương mại việc xin cấp mã địa điểm đưa hàng về bảo quản được Tổng cục Hải quan kiểm tra, xác nhận đủ điều kiện giám sát sẽ phát sinh thêm nhiều chi phí đầu tư. Nên thay thế bằng quy định niêm phong hải quan.
Tuy nhiên, theo ban soạn thảo, nếu quy định niêm phong hải quan đối với hàng đưa về bảo quản thì: Khi hàng ra khỏi cảng cơ quan Hải quan thực hiện niêm phong, DN sẽ không dỡ được hàng vào kho, nếu để cả container thì tốn chi phí cho DN.
Hay về vấn đề nộp báo cáo quyết toán đối với hàng gia công, sản xuất XK, dự kiến sẽ quy định nộp báo cáo quyết toán 3 tháng/lần. Về vấn đề này, nhiều ý kiến cho rằng, Thông tư 38/2015/TT-BTC hiện nay quy định báo cáo quyết toán nộp theo năm tài chính. Nếu yêu cầu DN nộp theo quý sẽ gây thêm áp lực công việc cho DN.
Mặt khác, thời gian 15 ngày là rất ngắn DN khó có thể thực hiện được quy định trên vì những ngày đầu tháng DN phải làm rất nhiều việc cùng một lúc như làm báo cáo quyết toán, báo cáo thuế, kiểm tra tồn kho… DN đề nghị giữa nguyên quy định nộp báo cáo quyết toán theo năm tài chính như Thông tư 38/2015/TT-BTC. Bên cạnh đó, DN cũng cho rằng, nếu thực hiện nộp báo cáo quyết toán theo lượng bằng thủ công (bản giấy) thì khối lượng giấy tờ sẽ rất lớn.
Tiếp thu ý kiến của DN, ban soạn thảo sẽ tiếp tục chỉnh sửa những quy định để phù hợp với thực tế hoạt động của DN nhưng cũng cần đảm bảo quản lý của cơ quan Hải quan. Đối với những ý kiến về khối lượng giấy tờ sẽ rất nhiều nếu làm báo cáo quyết toán theo lượng, cơ quan Hải quan sẽ xây dựng hệ thống công nghệ thông tin để đảm bảo việc nộp báo cáo quyết toán bằng phương thức điện tử…
Nhằm tạo diễn đàn để cộng đồng DN tiếp tục tham gia ý kiến đóng góp vào dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 38/2015/TT-BTC, Báo Hải quan tổ chức buổi giao lưu trực tuyến về chủ đề này. Những ý kiến tham gia của bạn đọc sẽ góp phần là cơ sở để ban soạn thảo tổng hợp hoàn thiện dự thảo Thông tư trước khi trình Bộ Tài chính ký ban hành.
NGUỒN: BÁO HẢI QUAN
Việc sửa đổi, bổ sung Thông tư 38/2015/TT-BTC tác động đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN như thế nào? Báo Hải quan sẽ tổ chức buổi giao lưu trực tuyến với chủ đề “Lãnh đạo Tổng cục Hải quan giải đáp trực tuyến về sửa đổi, bổ sung Thông tư 38/2015/TT-BTC” vào sáng ngày 4/4/2017.
Thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế XK, thuế NK và quản lý thuế đối với hàng hóa XK, NK dự kiến sẽ có nhiều điểm thay đổi tại dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 38/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính. Điều này tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN. Để giúp bạn đọc nói chung và cộng đồng DN nói riêng nắm bắt kịp thời những nội dung, định hướng mới tại dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 38/2015/TT-BTC, Báo Hải quan sẽ tổ chức buổi giao lưu trực tuyến với chủ đề “Lãnh đạo Tổng cục Hải quan giải đáp trực tuyến về sửa đổi, bổ sung Thông tư 38/2015/TT-BTC”.
Khách mời là Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Vũ Ngọc Anh và đại diện lãnh đạo các đơn vị nghiệp vụ thuộc Tổng cục Hải quan gồm: Cục Giám sát quản lý về hải quan, Cục Thuế XNK, Vụ Pháp chế.
Không còn phù hợp, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung
Cho đến thời điểm hiện tại, Thông tư 38/2015/TT-BTC đã triển khai chính thức được gần 2 năm (từ 1/4/2015), nhìn chung các nội dung quy định tại Thông tư 38/2015/TT-BTC đã và đang đáp ứng các yêu cầu về quản lý hải quan cũng như tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các DN XNK, phù hợp với nội dung chỉ đạo của Chính phủ tại các Nghị quyết 19/NQ-CP và Nghị quyết 35/2016/NQ-CP.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, kết quả tích cực, tạo thuận lợi cho hoạt động XNK nói chung đã được các DN, hiệp hội DN, tổ chức, cá nhân ghi nhận thì vẫn còn một số điểm tồn tại, chưa phù hợp thực tế dẫn đến vướng mắc mà Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính đã phải hướng dẫn bổ sung bằng các công văn trong thời gian qua. Ngoài ra, theo đánh giá của các cơ quan thanh tra, kiểm tra Trung ương cũng như qua công tác kiểm tra nội bộ của cơ quan Hải quan thì một số quy định tại Thông tư 38/20015/TT-BTC vẫn còn chưa đủ chặt chẽ dẫn đến dễ bị lợi dụng buôn lậu, gian lận thương mại.
Mặt khác, Luật Thuế XK, thuế NK; Luật Thuế GTGT, Luật Thuế TTĐB và Luật Quản lý thuế; Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn các Luật này đã thay đổi dẫn đến các nội dung hướng dẫn liên quan tại Thông tư 38/2015/TT-BTC không còn phù hợp, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung.
Chính vì vậy, Tổng cục Hải quan đã xây dựng dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 38/2015/TT-BTC với nhiều điểm mới liên quan đến thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan so với quy định hiện nay như: Quy định về hồ sơ hải quan; nộp hồ sơ hải quan dưới dạng điện tử; thay đổi phương pháp quản lý hàng hóa XK, NK từ quản lý theo từng giai đoạn sang quản lý thống nhất, xuyên suốt theo chuỗi cung ứng của hàng hóa; thời điểm thông báo kết quả phân luồng tờ khai; thời điểm nộp giấy phép khi thực hiện thủ tục hải quan; khai bổ sung hồ sơ hải quan trong trường hợp gửi thừa hàng, nhầm hàng; lấy mẫu, lưu mẫu; đưa hàng về bảo quản; giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; quản lý hàng hóa gia công, sản xuất xuất khẩu, DN chế xuất.
Nhiều điểm thay đổi liên quan đến thuế XNK
Tại dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 38/2015/TT-BTC cũng có nhiều điểm thay đổi liên quan đến thuế XK, thuế NK và quản lý thuế đối với hàng hóa XK, NK. Chẳng hạn, dự thảo Thông tư bãi bỏ các Điều 40 về áp dụng căn cứ tính thuế đối với một số trường hợp đặc biệt; Điều 42 về thời hạn nộp thuế; Điều 46 về nộp thuế đối với hàng hóa phải phân tích, giám định; Điều 105 về hồ sơ, thủ tục miễn thuế; Điều 108 về hồ sơ xét miễn thuế; Điều 109 về thủ tục, trình tự xét miễn thuế; Điều 110 về thẩm quyền xét miễn thuế; Điều 112 về hồ sơ xét giảm thuế; Điều 113 về trình tự, thủ tục, thẩm quyền xét giảm thuế.
Bên cạnh đó, tại dự thảo Thông tư có nhiều nội dung được sửa đổi, bổ sung liên quan đến thuế XK, thuế NK và quản lý thuế như: Bổ sung quy định xử lý kết quả tham vấn tại Điều 25; Sửa đổi, bổ sung khoản 4, 5, 6 Điều 39 về thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp; bổ sung chế tài trong trường hợp người nộp thuế không nộp đủ, đúng hạn số tiền phí, lệ phí hải quan phải nộp tại Điều 45, Điều 132; sửa đổi, bổ sung Điều 103 về các trường hợp miễn thuế, Điều 104 về đăng ký Danh mục hàng hóa XK, NK được miễn thuế…
Doanh nghiệp đóng góp nhiều ý kiến cụ thể
Thời gian qua, để hoàn thiện dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 38/2015/TT-BTC, Tổng cục Hải quan đã và đang lấy ý kiến bằng hình thức văn bản cũng như tổ chức nhiều hội thảo để lấy ý kiến rộng rãi cộng đồng DN, các hiệp hội DN cũng như các đơn vị hải quan tỉnh, thành phố trên cả nước. Tại các cuộc hội thảo này, các ý kiến đã tập trung góp ý vào các điểm mới của dự thảo Thông tư như: Quy định về hồ sơ hải quan khi làm thủ tục hải quan, hồ sơ lưu giữ tại DN; thời điểm thông báo kết quả phân luồng tờ khai; đưa hàng về bảo quản; quản lý đối với hàng gia công, sản xuất XK…
Chẳng hạn, liên quan đến quy định nộp hồ sơ hải quan, ban soạn thảo cho rằng, những quy định hiện hành gây nên bất cập như: Không quy định rõ ràng số lượng chứng từ phải nộp xuất trình tại thời điểm thông quan, tại thời điểm kiểm tra sau thông quan và đặc biệt những chứng từ DN phải lưu tại trụ sở DN để chứng minh việc khai báo đã thực hiện.
Để giải quyết vấn đề này, ban soạn thảo dự kiến liệt kê tất cả các chứng từ mà người khai hải quan cần phải có khi thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa XK, NK. Người khai hải quan có trách nhiệm lưu giữ tất cả các chứng từ nêu tại Điều 16 (Điều 16 dự thảo Thông tư) và xuất trình cho cơ quan Hải quan khi kiểm tra sau thông quan hoặc thanh tra chuyên ngành.
Góp ý vào nội dung này, có ý kiến cho rằng, có quá nhiều giấy tờ trong bộ hồ sơ DN cần lưu trữ. Các chứng từ thanh toán DN đã lưu theo hồ sơ kế toán, khi kiểm tra sau thông quan thì đã có rồi nên cần giảm bớt các chứng từ lưu trữ để tránh trùng lặp.
Về hồ sơ DN phải lưu trữ, có ý kiến nêu: DN có thể lưu giấy tờ theo dạng điện tử. Tuy nhiên, chỉ lưu những giấy tờ chính còn tùy thuộc vào mục hàng, ngành hàng thì mới thêm chứng từ phải lưu. Nếu liệt kê tất cả các chứng từ cần nộp và lưu trữ thì sẽ quá nhiều với một số DN hoặc không đủ với các DN khác. Chính vì vậy, chỉ cần nêu rõ hồ sơ hải quan gồm bản chính các giấy tờ như: Tờ khai, invoice, paking list.
Tiếp thu ý kiến của DN để tiếp tục hoàn thiện
Tiếp thu những ý kiến của DN, đại diện ban soạn thảo cho biết, sẽ tiếp tục hoàn thiện nội dung quy định về hồ sơ hải quan để yêu cầu xuất trình những giấy tờ mà DN có thể có. Tránh xảy ra tình trạng hiện nay có DN quên mất phải lưu hồ sơ hải quan để sau này khi kiểm tra, thanh tra gây khó cho Hải quan và cả DN.
Liên quan đến quy định đưa hàng về bảo quản, ban soạn thảo cho biết, hiện tại việc đưa hàng về bảo quản được thực hiện trên cơ sở đề nghị của DN hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành. Người khai hải quan tự chịu trách nhiệm bảo quản hàng hóa, không quy định cụ thể điều kiện cần đáp ứng về khu vực lưu giữ hàng hóa đưa về bảo quản.
Trên thực tế có phát sinh một số trường hợp hàng hóa đang trong quá trình bảo quản đã được vào tiêu thụ hoặc không còn trong khu vực bảo quản như đã đăng ký với cơ quan Hải quan. Hàng hóa chưa được xác nhận đủ điều kiện NK nếu đưa vào lưu thông có khả năng sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và an ninh quốc gia.
Do vậy, cần thiết phải tăng cường quản lý hoạt động đưa hàng về bảo quản đảm bảo nguyên tắc vừa tạo thuận lợi, giảm chi phí cho DN nhưng vẫn đảm bảo quản lý hải quan và an ninh, an toàn xã hội.
Về vấn đề này, có ý kiến cho rằng, với yêu cầu về kho bãi có camera giám sát thì DN lớn dễ dàng đáp ứng, nhưng DN vừa, nhỏ, DN thương mại việc xin cấp mã địa điểm đưa hàng về bảo quản được Tổng cục Hải quan kiểm tra, xác nhận đủ điều kiện giám sát sẽ phát sinh thêm nhiều chi phí đầu tư. Nên thay thế bằng quy định niêm phong hải quan.
Tuy nhiên, theo ban soạn thảo, nếu quy định niêm phong hải quan đối với hàng đưa về bảo quản thì: Khi hàng ra khỏi cảng cơ quan Hải quan thực hiện niêm phong, DN sẽ không dỡ được hàng vào kho, nếu để cả container thì tốn chi phí cho DN.
Hay về vấn đề nộp báo cáo quyết toán đối với hàng gia công, sản xuất XK, dự kiến sẽ quy định nộp báo cáo quyết toán 3 tháng/lần. Về vấn đề này, nhiều ý kiến cho rằng, Thông tư 38/2015/TT-BTC hiện nay quy định báo cáo quyết toán nộp theo năm tài chính. Nếu yêu cầu DN nộp theo quý sẽ gây thêm áp lực công việc cho DN.
Mặt khác, thời gian 15 ngày là rất ngắn DN khó có thể thực hiện được quy định trên vì những ngày đầu tháng DN phải làm rất nhiều việc cùng một lúc như làm báo cáo quyết toán, báo cáo thuế, kiểm tra tồn kho… DN đề nghị giữa nguyên quy định nộp báo cáo quyết toán theo năm tài chính như Thông tư 38/2015/TT-BTC. Bên cạnh đó, DN cũng cho rằng, nếu thực hiện nộp báo cáo quyết toán theo lượng bằng thủ công (bản giấy) thì khối lượng giấy tờ sẽ rất lớn.
Tiếp thu ý kiến của DN, ban soạn thảo sẽ tiếp tục chỉnh sửa những quy định để phù hợp với thực tế hoạt động của DN nhưng cũng cần đảm bảo quản lý của cơ quan Hải quan. Đối với những ý kiến về khối lượng giấy tờ sẽ rất nhiều nếu làm báo cáo quyết toán theo lượng, cơ quan Hải quan sẽ xây dựng hệ thống công nghệ thông tin để đảm bảo việc nộp báo cáo quyết toán bằng phương thức điện tử…
Nhằm tạo diễn đàn để cộng đồng DN tiếp tục tham gia ý kiến đóng góp vào dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 38/2015/TT-BTC, Báo Hải quan tổ chức buổi giao lưu trực tuyến về chủ đề này. Những ý kiến tham gia của bạn đọc sẽ góp phần là cơ sở để ban soạn thảo tổng hợp hoàn thiện dự thảo Thông tư trước khi trình Bộ Tài chính ký ban hành.
NGUỒN: BÁO HẢI QUAN