Kiến nghị cơ quan Hải quan được khởi tố tội danh “Trốn thuế”
Đây là một trong những đề xuất, kiến nghị vừa được Cục Hải quan Hải Phòng đưa ra liên quan đến việc thực hiện Bộ luật Tố tụng hình sự và Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự.
Hình ảnh giày Topper giả mạo xuất xứ Việt Nam do Hải quan Hải Phòng phát hiện, bắt giữ năm 2019. Ảnh: T.B.
Tạo chuyển biển
Theo Hải quan Hải Phòng, qua 2 năm thực hiện Bộ luật Tố tụng hình sự và Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự (năm 2018 và 2019) đã góp phần tạo sự chuyển biến trong việc xử lý các vụ việc có dấu hiệu vi phạm hình sự do đơn vị phát hiện.
Đáng chú ý là việc khởi tố, điều tra các vụ án hình sự thuộc thẩm quyền do cơ quan Hải quan phát hiện.
Theo Hải quan Hải Phòng, do ảnh hưởng của các cuộc chiến thương mại giữa các nước lớn nên xảy ra tình trạng một số doanh nghiệp dịch chuyển sang Việt Nam để sản xuất hàng hóa xuất khẩu đi nước thứ ba. Tuy nhiên quá trình này doanh nghiệp lợi dụng để đưa dây chuyền, máy móc thiết bị lạc hậu vào nước ta, vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam (Quyết định 18/2019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư 23/2015/TT-BKHCN). Mặt khác, người tiêu dùng trong nước cũng có nhu cầu lớn đối với hàng điện tử gia dụng cũ của Nhật Bản nên các đối tượng buôn lậu tìm cách đưa hàng về Việt Nam.
Hai năm gần đây, Hải quan Hải Phòng đã phát hiện, bắt giữ hàng chục nghìn kg phế liệu, hàng chục nghìn sản phẩm quần áo đã qua sử dụng; nhiều thiết bị điện, đồ điện tử, đồng hồ, đồ kim loại… đã qua sử dụng.
Sau khi phát hiện, thực hiện hoạt động điều tra theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, Hải quan Hải Phòng đã tổ chức lấy lời khai của các đối tượng liên quan; làm việc với các đơn vị cấp giấy phép nhập khẩu hàng hóa có điều kiện; lấy mẫu hàng hóa để giám định… Qua đó, đơn vị đã khởi tố 11 vụ án hình sự (năm 2018 khởi tố 5 vụ và năm 2019 khởi tố 6 vụ) liên quan đến các tội danh “Buôn lậu”; “Vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới”.
Điểm nổi bật thứ hai liên quan đến kết quả điều tra, xác minh, xử lý vụ việc có dấu hiệu hình sự do cơ quan Hải quan phát hiện, chuyển cơ quan khác kiến nghị khởi tố. Các vụ việc ở lĩnh vực này chủ yếu liên quan đến các tội danh như “Tàng trữ, vận chuyển hàng cấm”; “Sản xuất, buôn bán hàng giả”; “Vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã”. Tang vật thu giữ liên quan đến ngà voi, vảy tê tê, gỗ quý, hàng hóa giả mạo xuất xứ Việt Nam…
Năm 2018, Cục Hải quan Hải Phòng chuyển cơ quan chức năng khởi tố 2 vụ; năm 2019 chuyển kiến nghị khởi tố 6 vụ và cơ quan chức năng đã khởi tố 4 vụ vi phạm.
Ngoài hai điểm nêu trên, các quy định khác như tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác tội phạm; tiếp nhận, giải quyết khiếu nại trong tố tụng hình sự của cơ quan Hải quan; quản lý, xử lý và phối hợp xử lý tang vật… cũng được chú trọng và tạo chuyển biến nhất định.
Hình ảnh giày Topper giả mạo xuất xứ Việt Nam do Hải quan Hải Phòng phát hiện, bắt giữ năm 2019. Ảnh: T.B.
Cần bổ sung thẩm quyền
Dù có những kết quả nhất định, nhưng từ thực tiễn ở cơ sở, Cục Hải quan Hải Phòng kiến nghị cơ quan chức năng sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến hoạt động điều tra trong tố tụng hình sự của cơ quan Hải quan.
Cụ thể, bổ sung cho cơ quan Hải quan thẩm quyền khởi tố đối với tội danh “Trốn thuế”. Hải quan Hải Phòng dẫn chứng: Thực tế có nhiều vụ việc có dấu hiệu trốn thuế trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nhưng cơ quan Hải quan không có quyền khởi tố. Trường hợp phát hiện doanh nghiệp khai báo sai về số lượng, chủng loại hàng hóa trong khi thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp, cơ quan Hải quan phải phối hợp với cơ quan Điều tra và kiến nghị khởi tố là chưa phù hợp.
Đối với các biện pháp ngăn chặn, cưỡng chế, hiện nay Bộ luật Tố tụng hình sự không có quy định cụ thể cơ quan Hải quan có quyền thực hiện các biện pháp này (trừ trường hợp quyết định áp giải, dẫn giải) nên cơ quan Hải quan không thực hiện được lệnh tạm hoãn xuất cảnh đối với các đối tượng liên quan trong vụ án. Do đó, Hải quan Hải Phòng đề nghị cần bổ sung quyền hạn cho cơ quan Hải quan thực hiện các biện pháp ngăn chặn, cưỡng chế (trừ trường hợp quyết định áp giải, dẫn giải).
Liên quan đến các biện pháp, hoạt động điều tra như triệu tập bị can; triệu tập người làm chứng; triệu tập, lấy lời khai của bị hại, đương sự, cơ quan Hải quan chỉ có “giấy mời làm việc”, không có “giấy triệu tập” bị can do đó đối tượng thường trốn tránh, không phối hợp làm việc, nên Hải quan Hải Phòng đề nghị bổ sung cho cơ quan Hải quan được sử dụng mẫu phiếu “Triệu tập”…
NGUỒN: BÁO HẢI QUAN
Đây là một trong những đề xuất, kiến nghị vừa được Cục Hải quan Hải Phòng đưa ra liên quan đến việc thực hiện Bộ luật Tố tụng hình sự và Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự.
Hình ảnh giày Topper giả mạo xuất xứ Việt Nam do Hải quan Hải Phòng phát hiện, bắt giữ năm 2019. Ảnh: T.B. |
Tạo chuyển biển
Theo Hải quan Hải Phòng, qua 2 năm thực hiện Bộ luật Tố tụng hình sự và Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự (năm 2018 và 2019) đã góp phần tạo sự chuyển biến trong việc xử lý các vụ việc có dấu hiệu vi phạm hình sự do đơn vị phát hiện.
Đáng chú ý là việc khởi tố, điều tra các vụ án hình sự thuộc thẩm quyền do cơ quan Hải quan phát hiện.
Theo Hải quan Hải Phòng, do ảnh hưởng của các cuộc chiến thương mại giữa các nước lớn nên xảy ra tình trạng một số doanh nghiệp dịch chuyển sang Việt Nam để sản xuất hàng hóa xuất khẩu đi nước thứ ba. Tuy nhiên quá trình này doanh nghiệp lợi dụng để đưa dây chuyền, máy móc thiết bị lạc hậu vào nước ta, vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam (Quyết định 18/2019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư 23/2015/TT-BKHCN). Mặt khác, người tiêu dùng trong nước cũng có nhu cầu lớn đối với hàng điện tử gia dụng cũ của Nhật Bản nên các đối tượng buôn lậu tìm cách đưa hàng về Việt Nam.
Hai năm gần đây, Hải quan Hải Phòng đã phát hiện, bắt giữ hàng chục nghìn kg phế liệu, hàng chục nghìn sản phẩm quần áo đã qua sử dụng; nhiều thiết bị điện, đồ điện tử, đồng hồ, đồ kim loại… đã qua sử dụng.
Sau khi phát hiện, thực hiện hoạt động điều tra theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, Hải quan Hải Phòng đã tổ chức lấy lời khai của các đối tượng liên quan; làm việc với các đơn vị cấp giấy phép nhập khẩu hàng hóa có điều kiện; lấy mẫu hàng hóa để giám định… Qua đó, đơn vị đã khởi tố 11 vụ án hình sự (năm 2018 khởi tố 5 vụ và năm 2019 khởi tố 6 vụ) liên quan đến các tội danh “Buôn lậu”; “Vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới”.
Điểm nổi bật thứ hai liên quan đến kết quả điều tra, xác minh, xử lý vụ việc có dấu hiệu hình sự do cơ quan Hải quan phát hiện, chuyển cơ quan khác kiến nghị khởi tố. Các vụ việc ở lĩnh vực này chủ yếu liên quan đến các tội danh như “Tàng trữ, vận chuyển hàng cấm”; “Sản xuất, buôn bán hàng giả”; “Vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã”. Tang vật thu giữ liên quan đến ngà voi, vảy tê tê, gỗ quý, hàng hóa giả mạo xuất xứ Việt Nam…
Năm 2018, Cục Hải quan Hải Phòng chuyển cơ quan chức năng khởi tố 2 vụ; năm 2019 chuyển kiến nghị khởi tố 6 vụ và cơ quan chức năng đã khởi tố 4 vụ vi phạm.
Ngoài hai điểm nêu trên, các quy định khác như tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác tội phạm; tiếp nhận, giải quyết khiếu nại trong tố tụng hình sự của cơ quan Hải quan; quản lý, xử lý và phối hợp xử lý tang vật… cũng được chú trọng và tạo chuyển biến nhất định.
Hình ảnh giày Topper giả mạo xuất xứ Việt Nam do Hải quan Hải Phòng phát hiện, bắt giữ năm 2019. Ảnh: T.B. |
Cần bổ sung thẩm quyền
Dù có những kết quả nhất định, nhưng từ thực tiễn ở cơ sở, Cục Hải quan Hải Phòng kiến nghị cơ quan chức năng sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến hoạt động điều tra trong tố tụng hình sự của cơ quan Hải quan.
Cụ thể, bổ sung cho cơ quan Hải quan thẩm quyền khởi tố đối với tội danh “Trốn thuế”. Hải quan Hải Phòng dẫn chứng: Thực tế có nhiều vụ việc có dấu hiệu trốn thuế trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nhưng cơ quan Hải quan không có quyền khởi tố. Trường hợp phát hiện doanh nghiệp khai báo sai về số lượng, chủng loại hàng hóa trong khi thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp, cơ quan Hải quan phải phối hợp với cơ quan Điều tra và kiến nghị khởi tố là chưa phù hợp.
Đối với các biện pháp ngăn chặn, cưỡng chế, hiện nay Bộ luật Tố tụng hình sự không có quy định cụ thể cơ quan Hải quan có quyền thực hiện các biện pháp này (trừ trường hợp quyết định áp giải, dẫn giải) nên cơ quan Hải quan không thực hiện được lệnh tạm hoãn xuất cảnh đối với các đối tượng liên quan trong vụ án. Do đó, Hải quan Hải Phòng đề nghị cần bổ sung quyền hạn cho cơ quan Hải quan thực hiện các biện pháp ngăn chặn, cưỡng chế (trừ trường hợp quyết định áp giải, dẫn giải).
Liên quan đến các biện pháp, hoạt động điều tra như triệu tập bị can; triệu tập người làm chứng; triệu tập, lấy lời khai của bị hại, đương sự, cơ quan Hải quan chỉ có “giấy mời làm việc”, không có “giấy triệu tập” bị can do đó đối tượng thường trốn tránh, không phối hợp làm việc, nên Hải quan Hải Phòng đề nghị bổ sung cho cơ quan Hải quan được sử dụng mẫu phiếu “Triệu tập”…
NGUỒN: BÁO HẢI QUAN