Không kiểm tra chuyên ngành chồng chéo đối với một mặt hàng
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ vừa giao các bộ liên quan phối hợp với cơ quan chức năng rà soát, thống nhất Danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành theo hướng không chồng chéo.
Cụ thể, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ giao Bộ Khoa học và Công nghệ, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn theo chức năng, nhiệm vụ được phân công phải phối hợp với cơ quan chức năng rà soát thống nhất Danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành theo hướng không chồng chéo đối với cùng một mặt hàng phải qua kiểm tra của nhiều cơ quan.
Phó Thủ tướng cũng giao các Bộ quản lý chuyên ngành liên quan khẩn trương ban hành Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành tại khâu thông quan theo đúng Nghị quyết số 19/2017/NQ-CP ngày 6/2/2017 của Chính phủ.
Đồng thời các bộ này phối hợp với bộ Công Thương, Tài chính, Tư pháp và cơ quan liên quan rà soát, làm rõ căn cứ pháp lý và mục đích yêu cầu của từng loại giấy tờ kiểm tra chuyên ngành. Trường hợp xác định loại chứng từ có tên gọi khác nhau nhưng bản chất nội dung kiểm tra tương tự nhau thì sửa đổi, điều chỉnh theo hướng thống nhất dùng một loại chứng từ để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ, cơ quan liên quan báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện các công việc trên trong tháng 6 này.
Trước đó, để thống nhất việc đổi mới kiểm tra chuyên ngành phù hợp theo hướng giảm các loại giấy tờ, chứng nhận nhưng vẫn bảo đảm kiểm soát chặt chẽ, đầy đủ các chỉ tiêu, yêu cầu cần thiết về chất lượng, an toàn thực phẩm, kiểm dịch, môi trường, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã giao Bộ Tài chính rà soát các mặt hàng xuất nhập khẩu hiện đang phải thực hiện cùng lúc nhiều thủ tục, cấp nhiều chứng từ kiểm tra chuyên ngành.
Theo báo cáo Bộ Tài chính, văn bản quy phạm pháp luật về kiểm tra chuyên ngành nhiều nhưng có lĩnh vực chưa đầy đủ, còn có sự chồng chéo trong quản lý và kiểm tra chuyên ngành.
Một mặt hàng chịu nhiều hình thức quản lý
Qua rà soát cho thấy có nhiều mặt hàng nhập khẩu phải đồng thời chịu nhiều hình thức quản lý, kiểm tra chuyên ngành do một bộ hoặc nhiều bộ quy định. Chẳng hạn, mặt hàng sữa chua, pho-mát phải chịu sự quản lý và kiểm tra chuyên ngành của hai bộ, vừa phải kiểm dịch động vật, vừa phải kiểm tra an toàn thực phẩm. Hay như các giống cây trồng, gạch, đá, kính phải kiểm tra chất lượng và cấp Giấy chứng nhận hợp quy; trang thiết bị y tế, thuốc, nguyên liệu sản xuất thuốc… vừa xin giấy phép nhập khẩu, vừa kiểm tra chất lượng.
Thậm chí mặt hàng phân bón phải chịu 3 loại quản lý/kiểm tra, gồm giấy phép nhập khẩu tự động, kiểm tra chất lượng, chứng nhận hợp quy.
Bên cạnh đó, có trường hợp một mặt hàng nhưng lại chịu nhiều hình thức quản lý của cùng một bộ quản lý chuyên ngành. Ví dụ mặt hàng kén tằm vừa phải kiểm dịch động vật và kiểm dịch thực vật; thịt và các sản phẩm từ thịt vừa phải kiểm dịch động vật, kiểm tra chất lượng, vừa phải kiểm tra an toàn thực phẩm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Mặt hàng thuốc và nguyên liệu sản xuất thuốc, trang thiết bị y tế vừa xin giấy phép nhập khẩu, vừa phải kiểm tra chất lượng của Bộ Y tế. Nồi hơi vừa phải kiểm tra tiêu chuẩn, điều kiện nhập khẩu và kiểm tra chất lượng/an toàn lao động. Đây cũng là mặt hàng chịu cùng một hình thức quản lý/kiểm tra của hai Bộ quản lý chuyên ngành, trong đó, Bộ Công Thương và Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội cùng kiểm tra chất lượng, Bộ Công Thương kiểm tra hiệu suất năng lượng.
Bộ Tài chính cho rằng việc nhiều bộ, ngành áp dụng cùng lúc nhiều chế độ, phương thức quản lý khác nhau đối với một mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu không chỉ gây khó khăn cho doanh nghiệp, làm giảm năng lực cạnh tranh và mất cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp; làm phát sinh thủ tục hành chính, kéo dài thời gian thông quan, tăng biên chế của cơ quan quản lý, lãng phí ngân sách nhà nước mà đôi khi còn gây khó khăn cho chính cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình thông quan hàng hóa.
Phương thức quản lý chưa thống nhất
Nguyên nhân của tình trạng chồng chéo trong hoạt động kiểm tra chuyên ngành được Bộ Tài chính chỉ ra là do các bộ quản lý chuyên ngành chưa thống nhất trong phương thức quản lý; khi ban hành chưa đánh giá tác động đầy đủ. Danh mục hàng hóa thuộc diện phải kiểm tra quá rộng, không chi tiết tên hàng, không có mã số HS. Nhiều văn bản ban hành đã lâu, không còn phù hợp với thực tế nhưng chưa được bãi bỏ.
Các chế độ quản lý, kiểm tra đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu của các bộ, ngành quy định không thống nhất (về thủ tục, cách thức thực hiện), dẫn đến có nhiều loại chứng từ do các bộ quản lý chuyên ngành cấp cho hàng hóa xuất, nhập khẩu, nhưng không rõ chứng từ nào là giấy phép, giấy chứng nhận điều kiện xuất, nhập khẩu, giấy phép tự động, chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy, công bố sự phù hợp, xác nhận khai báo hóa chất…
Theo Nghị quyết số 19/2017/NQ-CP của Chính phủ, trong quý I/2017, các bộ phải ban hành Danh mục hàng hóa xuất, nhập khẩu thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành tại khâu thông quan theo hướng kiểm tra ít nhất có thể, đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn thời gian kiểm tra; chuyển mạnh sang hậu kiểm; rà soát, sửa đổi các quy định về tiếp nhận công bố hợp quy đối với hàng hóa nhập khẩu theo hướng bãi bỏ hoặc đơn giản hóa thủ tục; không yêu cầu tiếp nhận công bố hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa chưa có quy chuẩn quốc gia…
Tuy nhiên, Bộ Tài chính cho biết, đến nay chưa có bộ nào ban hành Danh mục hàng hóa theo hướng rút gọn mặt hàng phải kiểm tra chuyên ngành tại khâu thông quan.
NGUỒN: BÁO HẢI QUAN
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ vừa giao các bộ liên quan phối hợp với cơ quan chức năng rà soát, thống nhất Danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành theo hướng không chồng chéo.
Cụ thể, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ giao Bộ Khoa học và Công nghệ, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn theo chức năng, nhiệm vụ được phân công phải phối hợp với cơ quan chức năng rà soát thống nhất Danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành theo hướng không chồng chéo đối với cùng một mặt hàng phải qua kiểm tra của nhiều cơ quan.
Phó Thủ tướng cũng giao các Bộ quản lý chuyên ngành liên quan khẩn trương ban hành Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành tại khâu thông quan theo đúng Nghị quyết số 19/2017/NQ-CP ngày 6/2/2017 của Chính phủ.
Đồng thời các bộ này phối hợp với bộ Công Thương, Tài chính, Tư pháp và cơ quan liên quan rà soát, làm rõ căn cứ pháp lý và mục đích yêu cầu của từng loại giấy tờ kiểm tra chuyên ngành. Trường hợp xác định loại chứng từ có tên gọi khác nhau nhưng bản chất nội dung kiểm tra tương tự nhau thì sửa đổi, điều chỉnh theo hướng thống nhất dùng một loại chứng từ để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ, cơ quan liên quan báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện các công việc trên trong tháng 6 này.
Trước đó, để thống nhất việc đổi mới kiểm tra chuyên ngành phù hợp theo hướng giảm các loại giấy tờ, chứng nhận nhưng vẫn bảo đảm kiểm soát chặt chẽ, đầy đủ các chỉ tiêu, yêu cầu cần thiết về chất lượng, an toàn thực phẩm, kiểm dịch, môi trường, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã giao Bộ Tài chính rà soát các mặt hàng xuất nhập khẩu hiện đang phải thực hiện cùng lúc nhiều thủ tục, cấp nhiều chứng từ kiểm tra chuyên ngành.
Theo báo cáo Bộ Tài chính, văn bản quy phạm pháp luật về kiểm tra chuyên ngành nhiều nhưng có lĩnh vực chưa đầy đủ, còn có sự chồng chéo trong quản lý và kiểm tra chuyên ngành.
Một mặt hàng chịu nhiều hình thức quản lý
Qua rà soát cho thấy có nhiều mặt hàng nhập khẩu phải đồng thời chịu nhiều hình thức quản lý, kiểm tra chuyên ngành do một bộ hoặc nhiều bộ quy định. Chẳng hạn, mặt hàng sữa chua, pho-mát phải chịu sự quản lý và kiểm tra chuyên ngành của hai bộ, vừa phải kiểm dịch động vật, vừa phải kiểm tra an toàn thực phẩm. Hay như các giống cây trồng, gạch, đá, kính phải kiểm tra chất lượng và cấp Giấy chứng nhận hợp quy; trang thiết bị y tế, thuốc, nguyên liệu sản xuất thuốc… vừa xin giấy phép nhập khẩu, vừa kiểm tra chất lượng.
Thậm chí mặt hàng phân bón phải chịu 3 loại quản lý/kiểm tra, gồm giấy phép nhập khẩu tự động, kiểm tra chất lượng, chứng nhận hợp quy.
Bên cạnh đó, có trường hợp một mặt hàng nhưng lại chịu nhiều hình thức quản lý của cùng một bộ quản lý chuyên ngành. Ví dụ mặt hàng kén tằm vừa phải kiểm dịch động vật và kiểm dịch thực vật; thịt và các sản phẩm từ thịt vừa phải kiểm dịch động vật, kiểm tra chất lượng, vừa phải kiểm tra an toàn thực phẩm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Mặt hàng thuốc và nguyên liệu sản xuất thuốc, trang thiết bị y tế vừa xin giấy phép nhập khẩu, vừa phải kiểm tra chất lượng của Bộ Y tế. Nồi hơi vừa phải kiểm tra tiêu chuẩn, điều kiện nhập khẩu và kiểm tra chất lượng/an toàn lao động. Đây cũng là mặt hàng chịu cùng một hình thức quản lý/kiểm tra của hai Bộ quản lý chuyên ngành, trong đó, Bộ Công Thương và Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội cùng kiểm tra chất lượng, Bộ Công Thương kiểm tra hiệu suất năng lượng.
Bộ Tài chính cho rằng việc nhiều bộ, ngành áp dụng cùng lúc nhiều chế độ, phương thức quản lý khác nhau đối với một mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu không chỉ gây khó khăn cho doanh nghiệp, làm giảm năng lực cạnh tranh và mất cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp; làm phát sinh thủ tục hành chính, kéo dài thời gian thông quan, tăng biên chế của cơ quan quản lý, lãng phí ngân sách nhà nước mà đôi khi còn gây khó khăn cho chính cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình thông quan hàng hóa.
Phương thức quản lý chưa thống nhất
Nguyên nhân của tình trạng chồng chéo trong hoạt động kiểm tra chuyên ngành được Bộ Tài chính chỉ ra là do các bộ quản lý chuyên ngành chưa thống nhất trong phương thức quản lý; khi ban hành chưa đánh giá tác động đầy đủ. Danh mục hàng hóa thuộc diện phải kiểm tra quá rộng, không chi tiết tên hàng, không có mã số HS. Nhiều văn bản ban hành đã lâu, không còn phù hợp với thực tế nhưng chưa được bãi bỏ.
Các chế độ quản lý, kiểm tra đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu của các bộ, ngành quy định không thống nhất (về thủ tục, cách thức thực hiện), dẫn đến có nhiều loại chứng từ do các bộ quản lý chuyên ngành cấp cho hàng hóa xuất, nhập khẩu, nhưng không rõ chứng từ nào là giấy phép, giấy chứng nhận điều kiện xuất, nhập khẩu, giấy phép tự động, chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy, công bố sự phù hợp, xác nhận khai báo hóa chất…
Theo Nghị quyết số 19/2017/NQ-CP của Chính phủ, trong quý I/2017, các bộ phải ban hành Danh mục hàng hóa xuất, nhập khẩu thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành tại khâu thông quan theo hướng kiểm tra ít nhất có thể, đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn thời gian kiểm tra; chuyển mạnh sang hậu kiểm; rà soát, sửa đổi các quy định về tiếp nhận công bố hợp quy đối với hàng hóa nhập khẩu theo hướng bãi bỏ hoặc đơn giản hóa thủ tục; không yêu cầu tiếp nhận công bố hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa chưa có quy chuẩn quốc gia…
Tuy nhiên, Bộ Tài chính cho biết, đến nay chưa có bộ nào ban hành Danh mục hàng hóa theo hướng rút gọn mặt hàng phải kiểm tra chuyên ngành tại khâu thông quan.
NGUỒN: BÁO HẢI QUAN