Không để “méo mó” một phương thức vận tải phổ biến
Liên quan đến công tác quản lý, phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm liên đến hàng hóa quá cảnh, phóng viên Báo Hải quan phỏng vấn ông Nguyễn Nhất Kha- Phó Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan (Tổng cục Hải quan).
Đề nghị ông cho biết quy định cụ thể hiện nay đối với hàng hóa khai báo theo loại hình quá cảnh?
Quá cảnh hàng hóa là một phương thức phổ biến trong vận tải hàng hóa quốc tế. Đây là phương thức nhằm giúp hàng hóa được luân chuyển, lưu thông một cách dễ dàng, thuận tiện giữa các quốc gia. Đặc biệt, đối với những quốc gia có điều kiện thuận lợi với hệ thống đường bờ biển dài, có những cảng biển nước sâu được xác định là địa điểm trung chuyển hàng hóa quan trọng trong khu vực và trên hệ thống vận tải biển quốc tế như Việt Nam.
Để tạo thuận lợi cho hoạt động quá cảnh hàng hóa và đảm bảo công tác quản lý, đáp ứng thông lệ quốc tế, nước ta đã ban hành hệ thống văn bản tương đối đầy đủ, thống nhất để quy định về hoạt động quá cảnh hàng hóa như Luật Thương mại, Luật Hải quan, Nghị định 08/2015/NĐ-CP, Nghị định 187/2013/NĐ-CP…
Đồng thời, hoạt động quá cảnh hàng hóa của Việt Nam được áp dụng theo những hiệp định, điều ước quốc tế mà nước ta là thành viên như: Hiệp định quá cảnh giữa Việt Nam với Lào, Campuchia, Trung Quốc và Thông tư hướng dẫn các hiệp định này; Công ước Kyoto sửa đổi năm 2006.
Mặt khác, nước ta giáp với Lào, một quốc gia không có biển và theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS), những quốc gia có biển phải tạo thuận lợi cho hoạt động XNK hàng hóa của các quốc gia không có biển.
Thực tế gần đây, cơ quan Hải quan phát hiện không ít trường hợp vi phạm liên quan đến loại hình này, đề nghị ông cho biết nguyên nhân vì sao?
Thiết bị y tế cấm nhập khẩu bị Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất phát hiện trong lô hàng quá cảnh Ảnh: T.H
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng trên là việc doanh nghiệp lợi dụng chính sách tạo thuận lợi đối với hàng hóa quá cảnh để nhập lậu hàng vào nội địa Việt Nam, đặc biệt là khu vực phía Nam.
Mặt khác, việc phát hiện nhiều vụ việc vi phạm liên quan đến hàng quá cảnh gần đây là kết quả của quá trình điều tra, theo dõi, phân tích, đánh giá thông tin được Tổng cục Hải quan chỉ đạo các đơn vị chức năng triển khai một cách quyết liệt, đồng bộ.
Việc vi phạm trong lĩnh vực quá cảnh hàng hóa gây hệ lụy thế nào đối với công tác quản lý và nền kinh tế nước ta?
Những hành vi vi phạm liên quan đến hàng quá cảnh thực chất là hành vi buôn lậu, trốn thuế gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất trong nước, gây thất thu ngân sách. Đồng thời làm ảnh hướng đến chính sách quản lý hàng hóa XNK của nước ta, bởi không ít trường hợp vi phạm được phát hiện có tang vật là hàng hóa thuộc danh mục cấm nhập khẩu.
Vi phạm trong lĩnh vực quá cảnh hàng hóa cũng gây khó khăn cho công tác quản lý của lực lượng chức năng ở biên giới, nhất là những khu vực biên giới có điều kiện tự nhiên, địa hình phức tạp.
Để khắc phục bất cập, phòng ngừa vi phạm, đưa hoạt động quá cảnh hàng hóa được thực hiện một cách hiệu quả, đúng quy định của pháp luật và thông lệ quốc tế, theo ông cần có những giải pháp đột phá nào?
Để tạo thuận lợi cho hoạt động quá cảnh hàng hóa, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, ngặn chặn kịp thời các hành vi vi phạm, ngoài những biện pháp được thực hiện thời gian quan, cơ quan Hải quan đang tiếp tục triển khai hàng loạt giải pháp như: Nâng cấp, bổ sung và hoàn thiện các chức năng khai báo Tờ khai vận chuyển độc lập; hoàn thiện thể chế áp dụng đối với loại hình hàng hóa quá cảnh nhằm đảm bảo vừa tạo thuận lợi nhưng vẫn đảm bảo công tác giám sát quản lý về hải quan; tăng nặng mức độ xử lý vi phạm đối với các vi phạm; nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của các đoanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quá cảnh.
Bên cạnh đó là đẩy mạnh áp dụng các thiết bị công nghệ hiện đại vào công tác quản lý, giám sát hải quan đối với loại hình quá cảnh như seal định vị; tăng cường kiểm tra, kiểm soát đối với loại hình hàng hóa quá cảnh…
Đặc biệt, một giải pháp quan trọng được Việt Nam và các nước thành viên ASEAN đang tích cực triển khai là thực hiện Hệ thống quá cảnh Hải quan ASEAN (ACTS). ACTS đang được 3 quốc gia gồm: Thái Lan, Singapore và Malaysia thực hiện thí điểm. Dự kiến cuối năm 2017 sẽ được mở rộng với sự tham gia của Việt Nam, Campuchia, Lào và Myanmar.
ACTS giúp doanh nghiệp thuận tiện trong thực hiện thủ tục quá cảnh hàng hóa khi chỉ phải khai báo một lần (cho hàng hóa từ nước đi, nước đến và các nước quá cảnh).
Đồng thời, ACTS sẽ giúp nâng cao hiệu quả quản lý bởi các cơ quan chức năng có thể truy cập hệ thống và kiểm soát được toàn bộ hành trình di chuyển của mỗi lô hàng để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường, vi phạm trong quá trình vận chuyển. Trong ACTS cũng đưa ra quy định doanh nghiệp thực hiện quá cảnh hàng hóa phải đặt cọc một khoản tiền nhất định nên gắn chặt và nâng cao được ý thức tuân thủ của doanh nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
NGUỒN: BÁO HẢI QUAN
Liên quan đến công tác quản lý, phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm liên đến hàng hóa quá cảnh, phóng viên Báo Hải quan phỏng vấn ông Nguyễn Nhất Kha- Phó Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan (Tổng cục Hải quan).
Đề nghị ông cho biết quy định cụ thể hiện nay đối với hàng hóa khai báo theo loại hình quá cảnh?
Quá cảnh hàng hóa là một phương thức phổ biến trong vận tải hàng hóa quốc tế. Đây là phương thức nhằm giúp hàng hóa được luân chuyển, lưu thông một cách dễ dàng, thuận tiện giữa các quốc gia. Đặc biệt, đối với những quốc gia có điều kiện thuận lợi với hệ thống đường bờ biển dài, có những cảng biển nước sâu được xác định là địa điểm trung chuyển hàng hóa quan trọng trong khu vực và trên hệ thống vận tải biển quốc tế như Việt Nam.
Để tạo thuận lợi cho hoạt động quá cảnh hàng hóa và đảm bảo công tác quản lý, đáp ứng thông lệ quốc tế, nước ta đã ban hành hệ thống văn bản tương đối đầy đủ, thống nhất để quy định về hoạt động quá cảnh hàng hóa như Luật Thương mại, Luật Hải quan, Nghị định 08/2015/NĐ-CP, Nghị định 187/2013/NĐ-CP…
Đồng thời, hoạt động quá cảnh hàng hóa của Việt Nam được áp dụng theo những hiệp định, điều ước quốc tế mà nước ta là thành viên như: Hiệp định quá cảnh giữa Việt Nam với Lào, Campuchia, Trung Quốc và Thông tư hướng dẫn các hiệp định này; Công ước Kyoto sửa đổi năm 2006.
Mặt khác, nước ta giáp với Lào, một quốc gia không có biển và theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS), những quốc gia có biển phải tạo thuận lợi cho hoạt động XNK hàng hóa của các quốc gia không có biển.
Thực tế gần đây, cơ quan Hải quan phát hiện không ít trường hợp vi phạm liên quan đến loại hình này, đề nghị ông cho biết nguyên nhân vì sao?
Thiết bị y tế cấm nhập khẩu bị Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất phát hiện trong lô hàng quá cảnh Ảnh: T.H |
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng trên là việc doanh nghiệp lợi dụng chính sách tạo thuận lợi đối với hàng hóa quá cảnh để nhập lậu hàng vào nội địa Việt Nam, đặc biệt là khu vực phía Nam.
Mặt khác, việc phát hiện nhiều vụ việc vi phạm liên quan đến hàng quá cảnh gần đây là kết quả của quá trình điều tra, theo dõi, phân tích, đánh giá thông tin được Tổng cục Hải quan chỉ đạo các đơn vị chức năng triển khai một cách quyết liệt, đồng bộ.
Việc vi phạm trong lĩnh vực quá cảnh hàng hóa gây hệ lụy thế nào đối với công tác quản lý và nền kinh tế nước ta?
Những hành vi vi phạm liên quan đến hàng quá cảnh thực chất là hành vi buôn lậu, trốn thuế gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất trong nước, gây thất thu ngân sách. Đồng thời làm ảnh hướng đến chính sách quản lý hàng hóa XNK của nước ta, bởi không ít trường hợp vi phạm được phát hiện có tang vật là hàng hóa thuộc danh mục cấm nhập khẩu.
Vi phạm trong lĩnh vực quá cảnh hàng hóa cũng gây khó khăn cho công tác quản lý của lực lượng chức năng ở biên giới, nhất là những khu vực biên giới có điều kiện tự nhiên, địa hình phức tạp.
Để khắc phục bất cập, phòng ngừa vi phạm, đưa hoạt động quá cảnh hàng hóa được thực hiện một cách hiệu quả, đúng quy định của pháp luật và thông lệ quốc tế, theo ông cần có những giải pháp đột phá nào?
Để tạo thuận lợi cho hoạt động quá cảnh hàng hóa, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, ngặn chặn kịp thời các hành vi vi phạm, ngoài những biện pháp được thực hiện thời gian quan, cơ quan Hải quan đang tiếp tục triển khai hàng loạt giải pháp như: Nâng cấp, bổ sung và hoàn thiện các chức năng khai báo Tờ khai vận chuyển độc lập; hoàn thiện thể chế áp dụng đối với loại hình hàng hóa quá cảnh nhằm đảm bảo vừa tạo thuận lợi nhưng vẫn đảm bảo công tác giám sát quản lý về hải quan; tăng nặng mức độ xử lý vi phạm đối với các vi phạm; nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của các đoanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quá cảnh.
Bên cạnh đó là đẩy mạnh áp dụng các thiết bị công nghệ hiện đại vào công tác quản lý, giám sát hải quan đối với loại hình quá cảnh như seal định vị; tăng cường kiểm tra, kiểm soát đối với loại hình hàng hóa quá cảnh…
Đặc biệt, một giải pháp quan trọng được Việt Nam và các nước thành viên ASEAN đang tích cực triển khai là thực hiện Hệ thống quá cảnh Hải quan ASEAN (ACTS). ACTS đang được 3 quốc gia gồm: Thái Lan, Singapore và Malaysia thực hiện thí điểm. Dự kiến cuối năm 2017 sẽ được mở rộng với sự tham gia của Việt Nam, Campuchia, Lào và Myanmar.
ACTS giúp doanh nghiệp thuận tiện trong thực hiện thủ tục quá cảnh hàng hóa khi chỉ phải khai báo một lần (cho hàng hóa từ nước đi, nước đến và các nước quá cảnh).
Đồng thời, ACTS sẽ giúp nâng cao hiệu quả quản lý bởi các cơ quan chức năng có thể truy cập hệ thống và kiểm soát được toàn bộ hành trình di chuyển của mỗi lô hàng để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường, vi phạm trong quá trình vận chuyển. Trong ACTS cũng đưa ra quy định doanh nghiệp thực hiện quá cảnh hàng hóa phải đặt cọc một khoản tiền nhất định nên gắn chặt và nâng cao được ý thức tuân thủ của doanh nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
NGUỒN: BÁO HẢI QUAN