Hướng dẫn thủ tục nhập khẩu xe nâng
Hướng dẫn thủ tục nhập khẩu xe nâng
Thủ tục nhập khẩu xe nâng dùng trong nhà máy hiện nay đang khiến nhiều doanh nghiệp băn khoăn.
1. Chính sách quản lý xe nâng nhập khẩu
Hiện tại, Bộ Giao thông vận tải sẽ tiếp tục giao cơ quan đăng kiểm thực hiện kiểm tra mặt hàng xe nâng nhập khẩu có mã HS 84.27, kể cả những đối tượng hàng hóa có sự trùng lặp mà Bộ Công Thương đã loại ra khỏi danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành khi nhập khẩu.
Đây là thông báo của Bộ Giao thông vận tải gửi đến Tổng cục Hải quan để thống nhất việc kiểm tra chất lượng xe nâng nhập khẩu.
Trước đó, một số đơn vị hải quan tỉnh, thành phố đã phản ánh vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện kiểm tra chất lượng mặt hàng xe nâng nhập khẩu. Theo quy định tại Thông tư 41/2018/TT-BGTVT thay thế thông tư 39/2016/TT-BGTVT mặt hàng xe nâng có mã HS 84.27 thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn phải kiểm tra chất lượng.
Tuy nhiên, trên thực tế, Cục Đăng kiểm Việt Nam đã từ chối không kiểm tra chất lượng đối với một số mặt hàng xe nâng.
Để xử lý vấn đề này, Tổng cục Hải quan đã có văn bản đề nghị Bộ Giao thông vận tải làm rõ vướng mắc.
Lí giải về vấn đề này, Bộ Giao thông vận tải cho biết, hiện tại Bộ Giao thông vận tải đang thực hiện kiểm tra an toàn chất lượng và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng trong sản xuất, lắp ráp và NK. Xe nâng nói chung là một trong các mặt hàng trong danh mục sản phẩm hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải được quy định tại Thông tư 41/2018/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải, có mã HS là 84.27.
Trên thực tế, các loại xe nâng trong quá trình sử dụng đều có thể có nhu cầu tham gia giao thông (đối với loại có kết cấu có thể tham gia giao thông) để di chuyển giữa các địa điểm làm việc hoặc có tham gia vào các hoạt động logistics trong lĩnh vực giao thông vận tải (ví dụ: Tham gia xếp dỡ hàng hóa lên phương tiện tại các nhà ga, bến cảng, kho hàng…).
Giải thích về việc cơ quan đăng kiểm không thực hiện kiểm tra chất lượng đối với mặt hàng xe nâng, Bộ Giao thông vận tải cho biết trước đây, do có việc quy định đối tượng có mã HS giống nhau, trùng lặp trong văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giao thông vận tải và Bộ Công Thương nên đã có một số loại xe nâng đều do hai bộ thực hiện kiểm tra chuyên ngành. Do có sự trùng lặp nên cơ quan đăng kiểm Bộ Giao thông đã chủ động không tiếp nhận kiểm tra các loại xe nâng nêu trên để tránh chồng chéo.
Tuy nhiên, tại các thông tư của Bộ Công Thương (gần đây nhất là Thông tư 33/2017/TT-BCT sửa đổi, bổ sung mã số HS trong Danh mục ban hành kèm theo Thông tư 29/2016/TT-BCT) đã loại bỏ mặt hàng xe nâng ra khỏi danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành.
Chính vì vậy, để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu cũng như công tác quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa là mặt hàng xe máy chuyên dùng có mã số HS 8427 hiện đang được quy định tại Thông tư 41/2018/TT-BGTVT.
Bộ Giao thông vận tải tiếp tục giao cơ quan đăng kiểm thực hiện kiểm tra hàng hóa xe nâng có mã HS 8427, kể cả những đối tượng hàng hóa có sự trùng lặp mà Bộ Công Thương đã loại ra khỏi danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành khi nhập khẩu.
Vậy với mặt hàng xe nâng có HS code 8427, doanh nghiệp cần làm đăng kiểm tại Cục Đăng Kiểm khi nhập khẩu. Đăng kiểm trên hệ thống 1 cửa.
2. Thuế nhập khẩu và thủ tục hải quan nhập khẩu xe nâng
HS code xe nâng, Doanh nghiệp tham khảo nhóm 8427
84271000
– Xe tự hành chạy bằng mô tơ điện
84272000
– Xe tự hành khác
84279000
– Các loại xe khác
Mặt hàng chịu mức thuế nhập khẩu ưu đãi 0%, thuế VAT 10%.
Doanh nghiệp làm đăng kiểm khi làm thủ tục hải quan và bộ hồ sơ chuẩn bị theo theo khoản 5 điều 1 thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi điều 16 thông tư 38/2015/TT-BTC.
Chúc Quý doanh nghiệp thành công.
NGUỒN: GOLD TRANS
Hướng dẫn thủ tục nhập khẩu xe nâng
Thủ tục nhập khẩu xe nâng dùng trong nhà máy hiện nay đang khiến nhiều doanh nghiệp băn khoăn.
1. Chính sách quản lý xe nâng nhập khẩu
Hiện tại, Bộ Giao thông vận tải sẽ tiếp tục giao cơ quan đăng kiểm thực hiện kiểm tra mặt hàng xe nâng nhập khẩu có mã HS 84.27, kể cả những đối tượng hàng hóa có sự trùng lặp mà Bộ Công Thương đã loại ra khỏi danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành khi nhập khẩu.
Đây là thông báo của Bộ Giao thông vận tải gửi đến Tổng cục Hải quan để thống nhất việc kiểm tra chất lượng xe nâng nhập khẩu.
Trước đó, một số đơn vị hải quan tỉnh, thành phố đã phản ánh vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện kiểm tra chất lượng mặt hàng xe nâng nhập khẩu. Theo quy định tại Thông tư 41/2018/TT-BGTVT thay thế thông tư 39/2016/TT-BGTVT mặt hàng xe nâng có mã HS 84.27 thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn phải kiểm tra chất lượng.
Tuy nhiên, trên thực tế, Cục Đăng kiểm Việt Nam đã từ chối không kiểm tra chất lượng đối với một số mặt hàng xe nâng.
Để xử lý vấn đề này, Tổng cục Hải quan đã có văn bản đề nghị Bộ Giao thông vận tải làm rõ vướng mắc.
Lí giải về vấn đề này, Bộ Giao thông vận tải cho biết, hiện tại Bộ Giao thông vận tải đang thực hiện kiểm tra an toàn chất lượng và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng trong sản xuất, lắp ráp và NK. Xe nâng nói chung là một trong các mặt hàng trong danh mục sản phẩm hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải được quy định tại Thông tư 41/2018/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải, có mã HS là 84.27.
Trên thực tế, các loại xe nâng trong quá trình sử dụng đều có thể có nhu cầu tham gia giao thông (đối với loại có kết cấu có thể tham gia giao thông) để di chuyển giữa các địa điểm làm việc hoặc có tham gia vào các hoạt động logistics trong lĩnh vực giao thông vận tải (ví dụ: Tham gia xếp dỡ hàng hóa lên phương tiện tại các nhà ga, bến cảng, kho hàng…).
Giải thích về việc cơ quan đăng kiểm không thực hiện kiểm tra chất lượng đối với mặt hàng xe nâng, Bộ Giao thông vận tải cho biết trước đây, do có việc quy định đối tượng có mã HS giống nhau, trùng lặp trong văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giao thông vận tải và Bộ Công Thương nên đã có một số loại xe nâng đều do hai bộ thực hiện kiểm tra chuyên ngành. Do có sự trùng lặp nên cơ quan đăng kiểm Bộ Giao thông đã chủ động không tiếp nhận kiểm tra các loại xe nâng nêu trên để tránh chồng chéo.
Tuy nhiên, tại các thông tư của Bộ Công Thương (gần đây nhất là Thông tư 33/2017/TT-BCT sửa đổi, bổ sung mã số HS trong Danh mục ban hành kèm theo Thông tư 29/2016/TT-BCT) đã loại bỏ mặt hàng xe nâng ra khỏi danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành.
Chính vì vậy, để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu cũng như công tác quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa là mặt hàng xe máy chuyên dùng có mã số HS 8427 hiện đang được quy định tại Thông tư 41/2018/TT-BGTVT.
Bộ Giao thông vận tải tiếp tục giao cơ quan đăng kiểm thực hiện kiểm tra hàng hóa xe nâng có mã HS 8427, kể cả những đối tượng hàng hóa có sự trùng lặp mà Bộ Công Thương đã loại ra khỏi danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành khi nhập khẩu.
Vậy với mặt hàng xe nâng có HS code 8427, doanh nghiệp cần làm đăng kiểm tại Cục Đăng Kiểm khi nhập khẩu. Đăng kiểm trên hệ thống 1 cửa.
2. Thuế nhập khẩu và thủ tục hải quan nhập khẩu xe nâng
HS code xe nâng, Doanh nghiệp tham khảo nhóm 8427
84271000 | – Xe tự hành chạy bằng mô tơ điện |
84272000 | – Xe tự hành khác |
84279000 | – Các loại xe khác |
Mặt hàng chịu mức thuế nhập khẩu ưu đãi 0%, thuế VAT 10%.
Doanh nghiệp làm đăng kiểm khi làm thủ tục hải quan và bộ hồ sơ chuẩn bị theo theo khoản 5 điều 1 thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi điều 16 thông tư 38/2015/TT-BTC.
Chúc Quý doanh nghiệp thành công.
NGUỒN: GOLD TRANS