Hơn 10.000 xe nằm ở cửa khẩu biên giới phía Bắc, Lạng Sơn vẫn cảnh báo đỏ
Lưu lượng phương tiện đang nằm chờ ở khu vực cửa khẩu biên giới phía Bắc tiếp tục tăng cao và vượt mức 10.000 xe, nhiều nhất là địa bàn Lạng Sơn với hơn 50% lượng xe.
Mật độ phương tiện khu vực cửa khẩu các tỉnh biên giới phía Bắc (nguồn: Ứng dụng cảnh báo chống ùn tắc). Biểu đồ T.Bình.
1 tuần tăng hơn 2.000 xe
Theo ghi nhận của phóng viên Tạp chí Hải quan từ Ứng dụng cảnh báo chống ùn tắc (hàng hóa ở cửa khẩu) trên Cổng thông tin một cửa quốc gia (vào 10 giờ ngày 26/2), tổng lượng xe đang nằm ở các cửa khẩu biên giới phía Bắc lên đến 10.201xe, tăng hơn 2.000 xe so với thời điểm cách đây 1 tuần.
Trong đó Lạng Sơn- địa bàn đầu tiên có lưu lượng phương tiện ở mức cảnh báo đỏ (từ 5.000 phương tiện trở lên) tiếp tục có số phương tiện lớn nhất và mức tăng cao nhất.
Cụ thể, sáng nay hệ thống ghi nhận khu vực cửa khẩu Lạng Sơn có 5.411 phương tiện, tăng hơn 1.300 phương tiện so với cách đây 1 tuần.
Ở Lạng Sơn, 3 cửa khẩu có lưu lượng hơn 1.000 phương tiện gồm: Cốc Nam (1.612), ga Đồng Đăng (1.500), Hữu Nghị (1.383). Ngoài ra, cửa khẩu Tân Thanh cũng có 866 xe.
Nhìn chung các cửa khẩu chính ở Lạng Sơn số lượng phương tiện đều tăng so với 1 tuần trước đây.
Lào Cai là địa bàn có lưu lượng phương tiện nhiều thứ 2 ở biên giới phía Bắc với 2.357, tăng hơn 300 xe so với 1 tuần trước. Trong đó, ga Lào Cai là 1.126 xe, tăng khoảng 100 xe.
So với 1 tuần tước, khu vực cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành có lượng tăng lớn nhất với gần 200 xe, lên 1.065 xe.
Khu vực Lào Cai cũng là địa bàn mà phía chính quyền Hà Khẩu (Trung Quốc) tạm ngừng nhận hàng xuất khẩu của Việt Nam từ 17/2 đến nay.
Quảng Ninh là khu vực có mật độ phương tiện lớn thứ 3 với 1.986 xe, tăng gần 400 xe so với 1 tuần trước đây.
Ở khu vực cửa khẩu Quảng Ninh, phương tiện tập trung chủ yếu ở TP Móng Cái với gần 1.900 xe, trong đó ICD Thành Đạt 1.383 xe, khu vực cửa khẩu 493 xe.
ICD Thành Đạt cũng là điểm có phương tiện tăng cao với hơn 300 xe, trong khi khu vực cửa khẩu Móng Cái chỉ tăng khoảng 50 xe.
Số lượng phương tiện ở các địa phương khác là: Cao Bằng 167 xe; Hà Giang 27 xe; Lai Châu 121 xe; Điện Biên (giáp Trung Quốc và Lào) 132 xe.
Giải pháp xuất khẩu chính ngạch
Trước diễn biến ùn tắc hàng hóa ở khu vực cửa khẩu biên giới phía Bắc tiếp tục phức tạp, chiều 25/2, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã chủ trì họp trực tuyến với các bộ, địa phương liên quan về tình hình xử lý.
Theo Cổng TTĐT Chính phủ, kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, những chính sách triển khai thời gian qua là kịp thời, nhưng chưa thực sự căn cơ, chưa giải quyết tận gốc của vấn đề, chưa khắc phục triệt để tình trạng ùn tắc hàng hoá, trong đó đa số là nông sản, tại các khu vực cửa khẩu.
Thời gian tới, bên cạnh việc tích cực triển khai các giải pháp đã có như đẩy mạnh thông tin về tình trạng ùn tắc, chủ động hạn chế phương tiện dồn về cửa khẩu, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan phía bạn để đẩy nhanh tốc độ thông quan, Phó Thủ tướng nhất trí với đề xuất của Bộ Công Thương và các bộ, ngành, địa phương tại cuộc họp; yêu cầu UBND các tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh, Cao Bằng và Lào Cai “khẩn trương huy động lực lượng tại chỗ, phối hợp với các cơ quan hữu quan của Trung Quốc để thiết lập mô hình vùng xanh chung của hai nước”.
Theo đó, cần bố trí bãi tập kết phương tiện gần cửa khẩu, sau đó hợp tác với phía Trung Quốc để cùng tiến hành khử khuẩn cho hàng hóa và phương tiện cũng như lấy mẫu xét nghiệm cho lái xe. Các phương tiện và lái xe đã được 2 bên xác nhận âm tính có thể đi thẳng qua biên giới để vào bãi sang tải, không phải qua khử khuẩn hoặc xét nghiệm lần 2. Đây là giải pháp được đánh giá phù hợp, có thể rút ngắn đáng kể thời gian thông quan so với hiện nay.
Về dài hạn, Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ: Tư Pháp, Quốc phòng, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương khẩn trương thành lập tổ nghiên cứu chính sách, trong vòng 15 ngày trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các cơ chế, chính sách quy định rõ về tiêu chuẩn, quy chuẩn, chất lượng hàng hoá đủ điều kiện xuất khẩu tiểu ngạch để thống nhất thực hiện. Đồng thời đề xuất các cơ chế, chính sách khuyến khích chuyển đổi sang xuất khẩu chính ngạch đối với các mặt hàng nông sản hiện đang chủ yếu xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc.
Từ 27/1/2022, Tổng cục Hải quan chính thức đưa vào hoạt động chức năng cảnh báo chống ùn tắc (hàng hóa ở cửa khẩu) trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.
Thông tin về lưu lượng phương tiện tại cửa khẩu biên giới được cập nhật theo thời gian thực; công khai trên Cổng thông tin một cửa quốc gia tại địa chỉ https://www.vnsw.gov.vn.
Tình trạng phương tiện tại cửa khẩu biên giới được thể hiện trên nền giao diện trực quan và thân thiện với 4 mức độ bao gồm mức Đỏ (mức cảnh báo cao nhất với lưu lượng trên 5.000 phương tiện), mức Cam (lưu lượng từ trên 1.000 tới 5.000 phương tiện), mức Vàng (từ trên 500 đến 1.000 phương tiện) và mức Xanh (dưới 500 phương tiện). Cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, người điều khiển phương tiện có thể truy cập bằng máy tính hoặc các thiết bị thông minh có kết nối internet để tra cứu.
NGUỒN: BÁO HẢI QUAN
Lưu lượng phương tiện đang nằm chờ ở khu vực cửa khẩu biên giới phía Bắc tiếp tục tăng cao và vượt mức 10.000 xe, nhiều nhất là địa bàn Lạng Sơn với hơn 50% lượng xe.
Mật độ phương tiện khu vực cửa khẩu các tỉnh biên giới phía Bắc (nguồn: Ứng dụng cảnh báo chống ùn tắc). Biểu đồ T.Bình. |
1 tuần tăng hơn 2.000 xe
Theo ghi nhận của phóng viên Tạp chí Hải quan từ Ứng dụng cảnh báo chống ùn tắc (hàng hóa ở cửa khẩu) trên Cổng thông tin một cửa quốc gia (vào 10 giờ ngày 26/2), tổng lượng xe đang nằm ở các cửa khẩu biên giới phía Bắc lên đến 10.201xe, tăng hơn 2.000 xe so với thời điểm cách đây 1 tuần.
Trong đó Lạng Sơn- địa bàn đầu tiên có lưu lượng phương tiện ở mức cảnh báo đỏ (từ 5.000 phương tiện trở lên) tiếp tục có số phương tiện lớn nhất và mức tăng cao nhất.
Cụ thể, sáng nay hệ thống ghi nhận khu vực cửa khẩu Lạng Sơn có 5.411 phương tiện, tăng hơn 1.300 phương tiện so với cách đây 1 tuần.
Ở Lạng Sơn, 3 cửa khẩu có lưu lượng hơn 1.000 phương tiện gồm: Cốc Nam (1.612), ga Đồng Đăng (1.500), Hữu Nghị (1.383). Ngoài ra, cửa khẩu Tân Thanh cũng có 866 xe.
Nhìn chung các cửa khẩu chính ở Lạng Sơn số lượng phương tiện đều tăng so với 1 tuần trước đây.
Lào Cai là địa bàn có lưu lượng phương tiện nhiều thứ 2 ở biên giới phía Bắc với 2.357, tăng hơn 300 xe so với 1 tuần trước. Trong đó, ga Lào Cai là 1.126 xe, tăng khoảng 100 xe.
So với 1 tuần tước, khu vực cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành có lượng tăng lớn nhất với gần 200 xe, lên 1.065 xe.
Khu vực Lào Cai cũng là địa bàn mà phía chính quyền Hà Khẩu (Trung Quốc) tạm ngừng nhận hàng xuất khẩu của Việt Nam từ 17/2 đến nay.
Quảng Ninh là khu vực có mật độ phương tiện lớn thứ 3 với 1.986 xe, tăng gần 400 xe so với 1 tuần trước đây.
Ở khu vực cửa khẩu Quảng Ninh, phương tiện tập trung chủ yếu ở TP Móng Cái với gần 1.900 xe, trong đó ICD Thành Đạt 1.383 xe, khu vực cửa khẩu 493 xe.
ICD Thành Đạt cũng là điểm có phương tiện tăng cao với hơn 300 xe, trong khi khu vực cửa khẩu Móng Cái chỉ tăng khoảng 50 xe.
Số lượng phương tiện ở các địa phương khác là: Cao Bằng 167 xe; Hà Giang 27 xe; Lai Châu 121 xe; Điện Biên (giáp Trung Quốc và Lào) 132 xe.
Giải pháp xuất khẩu chính ngạch
Trước diễn biến ùn tắc hàng hóa ở khu vực cửa khẩu biên giới phía Bắc tiếp tục phức tạp, chiều 25/2, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã chủ trì họp trực tuyến với các bộ, địa phương liên quan về tình hình xử lý.
Theo Cổng TTĐT Chính phủ, kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, những chính sách triển khai thời gian qua là kịp thời, nhưng chưa thực sự căn cơ, chưa giải quyết tận gốc của vấn đề, chưa khắc phục triệt để tình trạng ùn tắc hàng hoá, trong đó đa số là nông sản, tại các khu vực cửa khẩu.
Thời gian tới, bên cạnh việc tích cực triển khai các giải pháp đã có như đẩy mạnh thông tin về tình trạng ùn tắc, chủ động hạn chế phương tiện dồn về cửa khẩu, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan phía bạn để đẩy nhanh tốc độ thông quan, Phó Thủ tướng nhất trí với đề xuất của Bộ Công Thương và các bộ, ngành, địa phương tại cuộc họp; yêu cầu UBND các tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh, Cao Bằng và Lào Cai “khẩn trương huy động lực lượng tại chỗ, phối hợp với các cơ quan hữu quan của Trung Quốc để thiết lập mô hình vùng xanh chung của hai nước”.
Theo đó, cần bố trí bãi tập kết phương tiện gần cửa khẩu, sau đó hợp tác với phía Trung Quốc để cùng tiến hành khử khuẩn cho hàng hóa và phương tiện cũng như lấy mẫu xét nghiệm cho lái xe. Các phương tiện và lái xe đã được 2 bên xác nhận âm tính có thể đi thẳng qua biên giới để vào bãi sang tải, không phải qua khử khuẩn hoặc xét nghiệm lần 2. Đây là giải pháp được đánh giá phù hợp, có thể rút ngắn đáng kể thời gian thông quan so với hiện nay.
Về dài hạn, Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ: Tư Pháp, Quốc phòng, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương khẩn trương thành lập tổ nghiên cứu chính sách, trong vòng 15 ngày trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các cơ chế, chính sách quy định rõ về tiêu chuẩn, quy chuẩn, chất lượng hàng hoá đủ điều kiện xuất khẩu tiểu ngạch để thống nhất thực hiện. Đồng thời đề xuất các cơ chế, chính sách khuyến khích chuyển đổi sang xuất khẩu chính ngạch đối với các mặt hàng nông sản hiện đang chủ yếu xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc.
Từ 27/1/2022, Tổng cục Hải quan chính thức đưa vào hoạt động chức năng cảnh báo chống ùn tắc (hàng hóa ở cửa khẩu) trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.
Thông tin về lưu lượng phương tiện tại cửa khẩu biên giới được cập nhật theo thời gian thực; công khai trên Cổng thông tin một cửa quốc gia tại địa chỉ https://www.vnsw.gov.vn. Tình trạng phương tiện tại cửa khẩu biên giới được thể hiện trên nền giao diện trực quan và thân thiện với 4 mức độ bao gồm mức Đỏ (mức cảnh báo cao nhất với lưu lượng trên 5.000 phương tiện), mức Cam (lưu lượng từ trên 1.000 tới 5.000 phương tiện), mức Vàng (từ trên 500 đến 1.000 phương tiện) và mức Xanh (dưới 500 phương tiện). Cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, người điều khiển phương tiện có thể truy cập bằng máy tính hoặc các thiết bị thông minh có kết nối internet để tra cứu. |
NGUỒN: BÁO HẢI QUAN