Hỏi về thời hạn hàng tái nhập để sơ hủy

Câu hỏi: 

Công ty là DNCX có xuất sang nước ngoài sản phẩm và sau đó khi bên nước ngoài phát hiện lỗi không thể sửa chữa và bên đó yêu cầu trả lại, bên em tái nhập về để sơ hủy theo loại hình (A31) Trên tờ khai em có thể hiện là hàng tái nhập để sơ hủy theo tờ khai …… Vậy trên tờ khai có phải thể hiện thời gian sơ hủy không và thời hạn khi nhập về là bao lâu phải tiến hành sơ hủy lô hàng đó.

Ngày gửi: 29/12/2016 – Trả lời: 03/01/2017

Tên doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn SD Việt Nam

Địa chỉ: Lô H2A – Khu công nghiệp Thăng Long, Xã Võng La, Huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội. – Email : DINHDO.DODO@GMAIL.COM

– Căn cứ điểm c khoản 1 điều 47 Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định:

“Điều 47. Thủ tục hải quan tái nhập đối với hàng hóa đã xuất khẩu

1. Các hình thức tái nhập hàng hóa đã xuất khẩu nhưng bị trả lại (sau đây gọi tắt là tái nhập hàng trả lại) bao gồm:

c) Tái nhập hàng trả lại để tiêu hủy tại Việt Nam (không áp dụng đối với hàng gia công cho thương nhân nước ngoài)”;

Theo quy định trên, trường hợp tái nhập hàng đã xuất khẩu để tiêu huỷ không áp dụng đối với hàng hoá gia công cho thương nhân nước ngoài.

– Trường hợp hàng tái nhập là hàng đã xuất khẩu theo loại hình SXXK thì việc tiêu huỷ công ty thực hiện theo quy định tại điều 72 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính, cụ thể:

“Điều 72. Thủ tục tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, phế liệu, phế phẩm

1. Thủ tục tiêu hủy thực hiện như thủ tục tiêu hủy nguyên liệu, vật tư dư thừa, phế liệu, phế phẩm gia công quy định tại điểm d khoản 3 Điều 64 Thông tư này.

2. Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, phế liệu, phế phẩm theo đúng quy định của pháp luật.”

– Căn cứ Điểm d Khoản 3 Điều 64 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính quy định:

Điều 64. Thủ tục hải quan xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm; máy móc, thiết bị thuê, mượn

3. Thủ tục hải quan

d) Tiêu huỷ nguyên liệu, vật tư, phế liệu, phế phẩm tại Việt Nam:

d.1) Tổ chức, cá nhân có văn bản gửi Chi cục Hải quan nơi nhập khẩu nguyên liệu, vật tư phương án sơ hủy, tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, phế liệu, phế phẩm, trong đó nêu rõ hình thức, địa điểm tiêu huỷ. Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm thực hiện việc tiêu hủy theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

d.2) Cơ quan hải quan giám sát việc tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, phế liệu, phế phẩm theo nguyên tắc quản lý rủi ro dựa trên đánh giá tuân thủ pháp luật của tổ chức, cá nhân.

Trường hợp người khai hải quan là doanh nghiệp ưu tiên, tổ chức, cá nhân tự chịu trách nhiệm tổ chức việc tiêu hủy, cơ quan hảI quan không thực hiện giám sát.”

Như vậy, khi tái nhập hàng đã xuất khẩu để tiêu huỷ công ty phải nộp phương án sơ huỷ, tiêu hủy cho cơ quan hải quan trong đó rõ hình thức, địa điểm tiêu huỷ, cơ quan hải quan sẽ giám sát việc tiêu huỷ theo nguyên tắc quản lý rủi ro dựa trên đánh giá tuân thủ pháp luật của công ty.

– Trường hợp hàng tái nhập là hàng đã xuất khẩu theo loại hình kinh doanh công ty chịu trách nhiệm tiêu huỷ theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, không phải khai báo với cơ quan hải quan.

NGUỒN: HẢI QUAN ĐỒNG NAI

0913575247 Mr Đức ducnvtk4@gmail.com