Hiệu quả quản lý nhờ số định danh hàng hóa xuất nhập khẩu
Số định danh hàng hóa (hay số quản lý hàng hóa) giúp việc kết nối thông tin giữa các cơ quan Hải quan và các cơ quan quản lý, tổ chức liên kết một cách hiệu quả để theo dõi toàn bộ lịch sử mỗi lô hàng XNK và là nội dung quan trọng trong thực hiện Đề án về quản lý, giám sát hàng hóa tại cảng biển, cảng hàng không đang được Tổng cục Hải quan quyết liệt triển khai.
Nắm chắc lịch sử mỗi lô hàng
Việc phối hợp giám sát hàng hóa XNK giữa cơ quan Hải quan và DN kinh doanh kho, bãi, cảng được thực hiện tại khu vực cảng Hải Phòng từ 15/8/2017 và sân bay Nội Bài (Hà Nội) ngày 16/10 là bước đột phá trong cải cách, nâng cao hiệu quả quản lý hàng hóa XNK, tạo thuận lợi cho cộng đồng DN.
Một trong những nội dung quan trọng để thực hiện cơ chế phối hợp giám sát này chính là việc sử dụng số định danh hàng hóa. Theo Cục Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan (Tổng cục Hải quan), số định danh hàng hóa (UCR- Unique Consignment Reference) là số tham chiếu để cơ quan chức năng sử dụng và có thể được yêu cầu cung cấp cho cơ quan Hải quan tại bất kỳ điểm nào trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan. Số UCR phải đảm bảo: Là số duy nhất ở cả phạm vi quốc gia và quốc tế; được cấp cho từng lô hàng; được khởi tạo sớm nhất có thể trong giao dịch quốc tế.
Mã số định danh hàng hóa cho phép các hệ thống thông tin khác nhau của cơ quan Hải quan và các cơ quan, tổ chức liên quan kết hợp một cách hiệu quả nhất có thể, nhờ đó tạo thành nguồn thông tin và tài liệu cho phép theo dõi toàn bộ lịch sử của một lô hàng; được sử dụng trong tất cả trao đổi thông tin giữa các bên liên quan trong toàn bộ chuỗi cung ứng tới các thủ tục do cơ quan Hải quan và các cơ quan quản lý nhà nước khác xử lý.
Mục tiêu của UCR là xác định một cơ chế chung, đủ linh hoạt để xử lý những tình huống phổ biến nhất xảy ra trong thương mại quốc tế. Cho phép xác định duy nhất dữ liệu liên quan đến một giao dịch thương mại quốc tế nhất định giữa nhà cung cấp và người mua hàng ở cả cấp quốc gia và quốc tế.
Tạo thuận lợi và đáp ứng yêu cầu quản lý
Theo Tổng cục Hải quan, mã UCR xuất phát từ nhu cầu cải cách, tạo thuận lợi cho hoạt động XNK của cơ quan Hải quan nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu công tác kiểm soát, cung cấp cho cơ quan Hải quan một công cụ hiệu quả để trao thông tin giữa các cơ quan liên quan.
Tổng cục Hải quan đánh giá, việc áp dụng UCR thời gian vừa qua tại khu vực cảng Hải Phòng mang lại nhiều lợi ích cho tất cả các bên liên quan. Đối với cơ quan Hải quan, mã số định danh hàng hóa cho phép thúc đẩy an ninh, an toàn bằng cách tăng cường tiếp cận thông tin vào thời điểm giải phóng hàng; cho phép đánh giá rủi ro và xử lý tờ khai trước khi hàng hoá đến.
Đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, UCR giúp giảm số lượng dữ liệu cần thiết phải khai báo, đơn giản hóa các giao dịch trong quá trình thông quan hàng hóa và góp phần rút ngắn thời gian thông quan, tiết kiệm chi phí.
Bên cạnh đó, UCR còn hỗ trợ quản lý chuỗi hoạt động logistics, tăng cường tính kịp thời, chính xác, góp phần giảm chi phí và tăng cường hợp tác hải quan.
Số định danh ở cảng biển và hàng không khác nhau thế nào?
Để thực hiện cơ chế giám sát, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định 1593/QĐ-BTC ngày 15/8/2017 hướng dẫn khai số định danh với hàng hóa XNK ở cảng biển Hải Phòng và Quyết định 2061/QĐ-BTC ngày 13/10/2017 về áp dụng thí điểm quản lý, giám sát hải quan tự động đối với hàng hóa XNK, quá cảnh tại cảng hàng không quốc tế Nội Bài.
Theo các quyết định trên, số định danh hàng hóa giữa 2 địa bàn (cảng biển và cảng hàng không) có một số khác biệt nhất định liên quan đến hàng hóa nhập khẩu. Cụ thể, đối với cảng biển, số định danh được khai báo gồm: Ngày vận đơn (ngày, tháng, năm) + số vận đơn. Trong khi đó, với cảng hàng không, số định danh được khai báo gồm: Năm + Số vận đơn chủ (MAWB) + Số vận đơn thứ cấp (HAWB).
Đối với hàng xuất khẩu số định danh ở cả 2 địa bàn giống nhau là chỉ có số vận đơn.
Khai số định danh thế nào?
Theo các quyết định của Bộ Tài chính và hướng dẫn của Tổng cục Hải quan, việc khai số định danh được thực hiện như sau:
Tại cảng biển, đối với hàng nhập khẩu, người khai hải quan sử dụng tổ hợp “Ngày vận đơn + Số vận đơn” để khai theo nguyên tắc khai liên tiếp nhau (“Ngày vận đơn” trước “Số vận đơn”) và thông tin nhập không được có dấu cách hoặc ký tự đặc biệt như: “*,#, @, /,…”.
Ví dụ, với “Số vận đơn” là LSHCM15, “ngày vận đơn” là 15/08/2017, sẽ khai tại ô chỉ tiêu thông tin số 1.26 – “Số vận đơn” trên tờ khai nhập khẩu là: 150817LSHCM15.
Tại cảng hàng không, đối với hàng nhập khẩu, khai báo theo nguyên tắc kết hợp liên tiếp và theo đúng thứ tự của 3 chỉ tiêu thông tin “năm”, “số vận đơn chủ (MAWB)” và “số vận đơn thứ cấp (HAWB)”. Giữa các chỉ tiêu thông tin này không được có dấu cách hoặc ký tự đặc biệt như *, #, &, @, /….
Ví dụ, số vận đơn chủ là 131 NRT 29038656 cấp ngày 03/10/2017; số vận đơn thứ cấp là KKLHB5587, sẽ khai tại ô chỉ tiêu thông tin số 1.26 – “Số vận đơn” trên tờ khai nhập khẩu là: 2017131NRT 29038656KKLHB5587.
Đối với hàng xuất khẩu (tại cả cảng biển và cảng hàng không), được cơ quan Hải quan cấp tự động trên Hệ thông khai hải quan hoặc Hệ thống dịch vụ công trực tuyến (tại địa chỉ pus.customs.gov.vn), trước khi đăng ký tờ khai hải quan, người khai hải quan vào các địa chỉ trên để lấy số quản lý hàng hóa xuất khẩu cho lô hàng. Sau khi lấy số quản lý hàng hóa xuất khẩu cho lô hàng, người khai hải quan sử dụng số quản lý hàng hóa đã được cấp để khai vào tiêu chí 2.24 “Số vận đơn” trên tờ khai hải quan điện tử xuất khẩu.
NGUỒN: BÁO HẢI QUAN
Số định danh hàng hóa (hay số quản lý hàng hóa) giúp việc kết nối thông tin giữa các cơ quan Hải quan và các cơ quan quản lý, tổ chức liên kết một cách hiệu quả để theo dõi toàn bộ lịch sử mỗi lô hàng XNK và là nội dung quan trọng trong thực hiện Đề án về quản lý, giám sát hàng hóa tại cảng biển, cảng hàng không đang được Tổng cục Hải quan quyết liệt triển khai.
Nắm chắc lịch sử mỗi lô hàng
Việc phối hợp giám sát hàng hóa XNK giữa cơ quan Hải quan và DN kinh doanh kho, bãi, cảng được thực hiện tại khu vực cảng Hải Phòng từ 15/8/2017 và sân bay Nội Bài (Hà Nội) ngày 16/10 là bước đột phá trong cải cách, nâng cao hiệu quả quản lý hàng hóa XNK, tạo thuận lợi cho cộng đồng DN.
Một trong những nội dung quan trọng để thực hiện cơ chế phối hợp giám sát này chính là việc sử dụng số định danh hàng hóa. Theo Cục Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan (Tổng cục Hải quan), số định danh hàng hóa (UCR- Unique Consignment Reference) là số tham chiếu để cơ quan chức năng sử dụng và có thể được yêu cầu cung cấp cho cơ quan Hải quan tại bất kỳ điểm nào trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan. Số UCR phải đảm bảo: Là số duy nhất ở cả phạm vi quốc gia và quốc tế; được cấp cho từng lô hàng; được khởi tạo sớm nhất có thể trong giao dịch quốc tế.
Mã số định danh hàng hóa cho phép các hệ thống thông tin khác nhau của cơ quan Hải quan và các cơ quan, tổ chức liên quan kết hợp một cách hiệu quả nhất có thể, nhờ đó tạo thành nguồn thông tin và tài liệu cho phép theo dõi toàn bộ lịch sử của một lô hàng; được sử dụng trong tất cả trao đổi thông tin giữa các bên liên quan trong toàn bộ chuỗi cung ứng tới các thủ tục do cơ quan Hải quan và các cơ quan quản lý nhà nước khác xử lý.
Mục tiêu của UCR là xác định một cơ chế chung, đủ linh hoạt để xử lý những tình huống phổ biến nhất xảy ra trong thương mại quốc tế. Cho phép xác định duy nhất dữ liệu liên quan đến một giao dịch thương mại quốc tế nhất định giữa nhà cung cấp và người mua hàng ở cả cấp quốc gia và quốc tế.
Tạo thuận lợi và đáp ứng yêu cầu quản lý
Theo Tổng cục Hải quan, mã UCR xuất phát từ nhu cầu cải cách, tạo thuận lợi cho hoạt động XNK của cơ quan Hải quan nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu công tác kiểm soát, cung cấp cho cơ quan Hải quan một công cụ hiệu quả để trao thông tin giữa các cơ quan liên quan.
Tổng cục Hải quan đánh giá, việc áp dụng UCR thời gian vừa qua tại khu vực cảng Hải Phòng mang lại nhiều lợi ích cho tất cả các bên liên quan. Đối với cơ quan Hải quan, mã số định danh hàng hóa cho phép thúc đẩy an ninh, an toàn bằng cách tăng cường tiếp cận thông tin vào thời điểm giải phóng hàng; cho phép đánh giá rủi ro và xử lý tờ khai trước khi hàng hoá đến.
Đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, UCR giúp giảm số lượng dữ liệu cần thiết phải khai báo, đơn giản hóa các giao dịch trong quá trình thông quan hàng hóa và góp phần rút ngắn thời gian thông quan, tiết kiệm chi phí.
Bên cạnh đó, UCR còn hỗ trợ quản lý chuỗi hoạt động logistics, tăng cường tính kịp thời, chính xác, góp phần giảm chi phí và tăng cường hợp tác hải quan.
Số định danh ở cảng biển và hàng không khác nhau thế nào?
Để thực hiện cơ chế giám sát, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định 1593/QĐ-BTC ngày 15/8/2017 hướng dẫn khai số định danh với hàng hóa XNK ở cảng biển Hải Phòng và Quyết định 2061/QĐ-BTC ngày 13/10/2017 về áp dụng thí điểm quản lý, giám sát hải quan tự động đối với hàng hóa XNK, quá cảnh tại cảng hàng không quốc tế Nội Bài.
Theo các quyết định trên, số định danh hàng hóa giữa 2 địa bàn (cảng biển và cảng hàng không) có một số khác biệt nhất định liên quan đến hàng hóa nhập khẩu. Cụ thể, đối với cảng biển, số định danh được khai báo gồm: Ngày vận đơn (ngày, tháng, năm) + số vận đơn. Trong khi đó, với cảng hàng không, số định danh được khai báo gồm: Năm + Số vận đơn chủ (MAWB) + Số vận đơn thứ cấp (HAWB).
Đối với hàng xuất khẩu số định danh ở cả 2 địa bàn giống nhau là chỉ có số vận đơn.
Khai số định danh thế nào?
Theo các quyết định của Bộ Tài chính và hướng dẫn của Tổng cục Hải quan, việc khai số định danh được thực hiện như sau: Tại cảng biển, đối với hàng nhập khẩu, người khai hải quan sử dụng tổ hợp “Ngày vận đơn + Số vận đơn” để khai theo nguyên tắc khai liên tiếp nhau (“Ngày vận đơn” trước “Số vận đơn”) và thông tin nhập không được có dấu cách hoặc ký tự đặc biệt như: “*,#, @, /,…”. Ví dụ, với “Số vận đơn” là LSHCM15, “ngày vận đơn” là 15/08/2017, sẽ khai tại ô chỉ tiêu thông tin số 1.26 – “Số vận đơn” trên tờ khai nhập khẩu là: 150817LSHCM15. Tại cảng hàng không, đối với hàng nhập khẩu, khai báo theo nguyên tắc kết hợp liên tiếp và theo đúng thứ tự của 3 chỉ tiêu thông tin “năm”, “số vận đơn chủ (MAWB)” và “số vận đơn thứ cấp (HAWB)”. Giữa các chỉ tiêu thông tin này không được có dấu cách hoặc ký tự đặc biệt như *, #, &, @, /…. Ví dụ, số vận đơn chủ là 131 NRT 29038656 cấp ngày 03/10/2017; số vận đơn thứ cấp là KKLHB5587, sẽ khai tại ô chỉ tiêu thông tin số 1.26 – “Số vận đơn” trên tờ khai nhập khẩu là: 2017131NRT 29038656KKLHB5587. Đối với hàng xuất khẩu (tại cả cảng biển và cảng hàng không), được cơ quan Hải quan cấp tự động trên Hệ thông khai hải quan hoặc Hệ thống dịch vụ công trực tuyến (tại địa chỉ pus.customs.gov.vn), trước khi đăng ký tờ khai hải quan, người khai hải quan vào các địa chỉ trên để lấy số quản lý hàng hóa xuất khẩu cho lô hàng. Sau khi lấy số quản lý hàng hóa xuất khẩu cho lô hàng, người khai hải quan sử dụng số quản lý hàng hóa đã được cấp để khai vào tiêu chí 2.24 “Số vận đơn” trên tờ khai hải quan điện tử xuất khẩu. |
NGUỒN: BÁO HẢI QUAN