Hải quan và doanh nghiệp góp ý quy định sửa đổi về trị giá hải quan
Tại Hội thảo lấy ý kiến dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 39/2015/TT-BTC về trị giá hải quan đối với hàng hóa XK, NK, nhiều ý kiến của DN, Hải quan địa phương đã đánh giá cao với những thay đổi các quy định về trị giá hải quan. Bên cạnh đó, các ý kiến tập trung góp ý vào một số nội dung cụ thể.
Một buổi tham vấn giá tại trụ sở Chi cục Hải quan cảng Cái Lân, Cục Hải quan Quảng Ninh. Ảnh: T.Trang.
Cơ sở dữ liệu để xác định trị giá
Góp ý cho các nội dung sửa đổi, ông Vũ Ngọc Anh- chuyên gia của dự án USAID đánh giá cao những nội dung sửa đổi tại dự thảo Thông tư, nhiều nội dung tại dự thảo cũng đã tiếp cận khá đầy đủ những quy định về xác định trị giá hải quan của quốc tế, đồng thời đã giải quyết được những vướng mắc trong thực tế hiện nay.
Đại diện này cho biết, trên thực tế, việc xác định trị giá hàng hóa XNK là vấn đề hết sức phức tạp, đặc biệt là trong bối cảnh hàng hóa ngày càng đa dạng về chủng loại, số lượng các nhà phân phối tăng lên và cách thức thực hiện giao dịch buôn bán hàng hóa cũng có thay đổi rất nhiều. Vì vậy, cơ sở để cả cơ quan Hải quan và DN lấy làm căn cứ để xác định trị giá hải quan là rất quan trọng.
Không ít DN băn khoăn là việc quy định rõ ràng căn cứ để xác định trị giá hải quan. Vì vậy cần có thước đo trung gian để 2 bên cùng biết thế nào là hợp lý. Đây cũng là cơ sở để xác định việc công chức Hải quan yêu cầu DN xuất trình các chứng từ. Dự thảo cũng chưa có cách định lượng thế nào là căn cứ cơ sở, nếu cơ sở không chắc chắn thì vừa gây khó khăn cho DN vừa gây khó xử lý cho cơ quan Hải quan.
Vấn đề cơ sở dữ liệu giá của cơ quan Hải quan không được cập nhật thường xuyên… cũng là băn khoăn của các DN. Góp ý về nội dung này, theo đại diện Hiệp hội doanh nghiệp Việt Mỹ, hiện cơ quan Hải quan chỉ dựa vào cơ sở dữ liệu giá của Hải quan, tuy nhiên cơ sở này thế nào thì DN không biết, giá trong cơ sở này cao hay thấp DN cũng ko biết. Vì vậy, dự thảo cần có hướng để minh bạch về cơ sở dữ liệu giá và DN có thể tiếp cận được.
Đại diện Công ty TNHH FORD Việt Nam cũng góp ý, dự thảo Thông tư sửa đổi đã có nhiều quy định sửa đổi tạo thuận lợi cho DN. Tuy nhiên, nội dung tham vấn 1 lần áp dụng nhiều lần vẫn chưa có sự chuyển biến lớn. Tổng cục Hải quan cần áp dụng rộng rãi quy định này để tạo thuận lợi hơn cho DN.
Theo đại diện Công ty Lyxin Việt Nam (DN Nhật Bản), cơ quan Hải quan cần cập nhật đầy đủ và thường xuyên hơn cơ sở dữ liệu về giá của hải quan để tránh cho việc DN thường xuyên phải tham vấn giá khi mà giá khai báo của DN thấp hơn giá trong cơ sở dữ liệu giá của hải quan. Đại diện DN này cũng đề nghị, đối với những DN tuân thủ tốt thì ngành Hải quan cần áp dụng quy định tham vấn giá 1 lần áp dụng cho nhiều lần để tạo thuận lợi hơn cho DN.
Cũng đưa ra ý kiến về nội dung này, đại diện Tập đoàn Than-Khoáng sản cho biết, hiện tập đoàn này gặp vấn đề mặt hàng than XK. Cơ sở dữ liệu của Hải quan chưa cập nhật thường xuyên mức giá của mặt hàng này nên hàng hóa của tập đoàn mỗi lần XK đều phải tham vấn giá vì nằm trong diện hàng hóa quản lý rủi ro. Vì vậy, cần sửa lại tiêu chí đánh giá với hàng hóa và cần có sự đánh giá lại với những tiêu chí đánh giá của cơ quan Hải quan.
Mối quan hệ đặc biệt có là yếu tố để xác định trị giá hải quan?
Góp ý cho quy định về phương pháp trị giá giao dịch khi chứng minh mối quan hệ đặc biệt có hay không ảnh hưởng đến giá cả mua bán trong giao dịch mua bán hàng hóa nhập khẩu, một số ý kiến cho rằng, việc chứng minh mối quan hệ đặc biệt không ảnh hưởng đến giá khai báo đối với DN là rất khó, bởi nhiều khi DN độc quyền, không có giá và DN NK tương tự để so sánh. Vì vậy, quy định tại dự thảo thông tư cần có quy định bao quát hơn với các trường hợp.
Đại diện Hiệp hội doanh nghiệp Việt Mỹ cho rằng, hiện nay khi thực hiện kiểm tra sau thông quan hoặc tham vấn giá, DN đều bị xử phạt vì không tích ô thứ 7- mối quan hệ đặc biệt. Tuy nhiên, đại diện này cho rằng, việc xử phạt là do DN không khai báo đấy đủ chứ không nên coi đây là tiêu chí cứng để xác định trị giá hải quan. Bởi theo quy định quốc tế, việc có tồn tại hay không tồn tại mối quan hệ đặc biệt chưa chắc đã ảnh hưởng đến trị giá giao dịch và không nên là điều kiện để cơ quan Hải quan bác bỏ trị giá giao dịch.
Theo đại diện Công ty Lixil Việt Nam (DN Nhật Bản), cùng 1 loại hàng hóa có rất nhiều dòng hàng khác nhau, nếu lấy 1 giá áp dụng chung cho các mặt hàng thì không hợp lý. Vì vậy, DN hay phải tham vấn giá vì giá DN khai báo luôn thấp hơn cơ sở giá của hải quan. Việc chứng minh mối quan hệ đặc biệt không ảnh hưởng đến giá khai báo đối với DN là rất khó, bởi đây là DN độc quyền, không có giá và DN NK tương tự để so sánh.
Góp ý vấn đề này, chuyên gia của dự án USAID cũng cho rằng, quan niệm hàng hóa giống nhau thì giá cũng giống nhau là không hợp lý, bởi mỗi DN có những mức giá khác nhau… quy định này cần nghiên cứu lại.
Theo bà Đặng Thị Bình An, Công ty Tư vấn thuế CMA thì không có trường hợp giá tương tự và giá giống hệt, quy định tại dự thảo không có định lượng, gây khó cho DN, đặc biệt là những tập đoàn đa quốc gia.
Tính trị giá với những trường hợp đặc biệt
Góp ý với quy định phân loại DN rủi ro, một số ý kiến hải quan địa phương cho rằng, để tra cứu việc phân loại DN, ban soạn thảo cần có sự đánh giá phân loại DN và cần thống nhất với Cục Quản lý rủi ro để đưa ra một quy định thống nhất cho hải quan địa phương thực hiện.
Với những quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với trường hợp hàng hóa chưa qua sử dụng nhưng đã hỏng, một số đơn vị hải quan thắc mắc, cơ quan nào xác định hàng hóa đó đã lỗi thời, đồng thời cho rằng, quy định như trên sẽ dễ bị lợi dụng, DN có thể móc nối với bên bán để khai báo hàng hóa vào nhóm này. Trong trường hợp này thì Hải quan không có cơ sở để tính trị giá hải quan…
Theo đại diện Cục Hải quan TPHCM, với quy định chuyển đổi mục đích sử dụng trong các trường hợp đặc biệt, với hàng đã qua sử dụng theo phương pháp hướng dẫn tại dự thảo vẫn còn chung chung, như với ô tô đã qua sử dụng… hàng hóa chuyển nhượng thì giá khai báo cần bổ sung thêm quy định: Nếu DN khai báo không phù hợp thì cơ quan Hải quan có thể áp dụng các phương pháp khai báo để xác định lại trị giá.
Đối với hàng hóa chưa qua sử dụng nhưng đã hỏng thì cơ quan nào xác định hàng hóa đó đã lỗi thời. Quy định như trên sẽ dễ bị lợi dụng, DN có thể móc nối với bên bán để khai báo hàng hóa vào nhóm này.
Đại diện Hải quan Bình Dương cho rằng, quy định về xác định trị giá với những trường hợp đặc biệt với trường hợp máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải chuyên dụng, đôi khi DN không bán được nhưng phải thực hiện quyết toán. Thực tế đã xảy ra nhiều trường hợp, DN cũng không có cơ chế quản lý với trường hợp này, theo đó những trường hợp này nên tính thuế theo giá trị sử dụng và thời gian sử dụng tại Việt Nam.
Khi hàng hóa đã quyết định tiêu hủy thì giá trị gần như bằng 0 mà đặt ra cơ chế quản lý như dự thảo sẽ khó khăn cho DN và cho hải quan.
Đối với hàng hóa đưa ra sửa chữa ở nước ngoài: hàng đưa ra và đưa vào kho ngoại quan cần bổ sung thêm quy định xuất vào khu phi thuế quan để sửa chữa.
Tính trị giá hải quan với phần mềm nhập khẩu
Trao đổi về quy định xác định trị giá hải quan với phần mềm NK, một số hải quan địa phương thắc mắc: Thủ tục khai báo phần mềm, trường hợp phần mềm NK nhập trước hoặc sau máy móc hoặc phương tiện trung gian, trường hợp này khai thế nào? Tính thuế ra sao?
Tại hội thảo, có ý kiến đề xuất: khi NK phần mềm, DN phải khai rõ phần mềm này sử dụng cho máy móc gì? Khai và áp thuế theo máy móc đó và phía cơ quan Hải quan sẽ thực hiện kiểm tra việc khai báo này bằng hình thức kiểm tra sau thông quan. Trong khi ý kiến khác lại góp ý, thực hiện khai phần mềm NK theo máy móc thiết bị đồng bộ, đi theo nhiều chuyến.
Ghi nhận các ý kiến tại Hội thảo, ông Lưu Mạnh Tưởng, Cục trưởng Cục Thuế XNK đã trực tiếp trao đổi lại với những ý kiến đưa ra, đồng thời cho biết sẽ tiếp tục sửa đổi các nội dung trong dự thảo Thông tư. Được biết Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 39/2015/TT-BTC sẽ được Bộ Tài chính ban hành trong tháng 6/2019.
NGUỒN: BÁO HẢI QUAN
Tại Hội thảo lấy ý kiến dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 39/2015/TT-BTC về trị giá hải quan đối với hàng hóa XK, NK, nhiều ý kiến của DN, Hải quan địa phương đã đánh giá cao với những thay đổi các quy định về trị giá hải quan. Bên cạnh đó, các ý kiến tập trung góp ý vào một số nội dung cụ thể.
Một buổi tham vấn giá tại trụ sở Chi cục Hải quan cảng Cái Lân, Cục Hải quan Quảng Ninh. Ảnh: T.Trang. |
Cơ sở dữ liệu để xác định trị giá
Góp ý cho các nội dung sửa đổi, ông Vũ Ngọc Anh- chuyên gia của dự án USAID đánh giá cao những nội dung sửa đổi tại dự thảo Thông tư, nhiều nội dung tại dự thảo cũng đã tiếp cận khá đầy đủ những quy định về xác định trị giá hải quan của quốc tế, đồng thời đã giải quyết được những vướng mắc trong thực tế hiện nay.
Đại diện này cho biết, trên thực tế, việc xác định trị giá hàng hóa XNK là vấn đề hết sức phức tạp, đặc biệt là trong bối cảnh hàng hóa ngày càng đa dạng về chủng loại, số lượng các nhà phân phối tăng lên và cách thức thực hiện giao dịch buôn bán hàng hóa cũng có thay đổi rất nhiều. Vì vậy, cơ sở để cả cơ quan Hải quan và DN lấy làm căn cứ để xác định trị giá hải quan là rất quan trọng.
Không ít DN băn khoăn là việc quy định rõ ràng căn cứ để xác định trị giá hải quan. Vì vậy cần có thước đo trung gian để 2 bên cùng biết thế nào là hợp lý. Đây cũng là cơ sở để xác định việc công chức Hải quan yêu cầu DN xuất trình các chứng từ. Dự thảo cũng chưa có cách định lượng thế nào là căn cứ cơ sở, nếu cơ sở không chắc chắn thì vừa gây khó khăn cho DN vừa gây khó xử lý cho cơ quan Hải quan.
Vấn đề cơ sở dữ liệu giá của cơ quan Hải quan không được cập nhật thường xuyên… cũng là băn khoăn của các DN. Góp ý về nội dung này, theo đại diện Hiệp hội doanh nghiệp Việt Mỹ, hiện cơ quan Hải quan chỉ dựa vào cơ sở dữ liệu giá của Hải quan, tuy nhiên cơ sở này thế nào thì DN không biết, giá trong cơ sở này cao hay thấp DN cũng ko biết. Vì vậy, dự thảo cần có hướng để minh bạch về cơ sở dữ liệu giá và DN có thể tiếp cận được.
Đại diện Công ty TNHH FORD Việt Nam cũng góp ý, dự thảo Thông tư sửa đổi đã có nhiều quy định sửa đổi tạo thuận lợi cho DN. Tuy nhiên, nội dung tham vấn 1 lần áp dụng nhiều lần vẫn chưa có sự chuyển biến lớn. Tổng cục Hải quan cần áp dụng rộng rãi quy định này để tạo thuận lợi hơn cho DN.
Theo đại diện Công ty Lyxin Việt Nam (DN Nhật Bản), cơ quan Hải quan cần cập nhật đầy đủ và thường xuyên hơn cơ sở dữ liệu về giá của hải quan để tránh cho việc DN thường xuyên phải tham vấn giá khi mà giá khai báo của DN thấp hơn giá trong cơ sở dữ liệu giá của hải quan. Đại diện DN này cũng đề nghị, đối với những DN tuân thủ tốt thì ngành Hải quan cần áp dụng quy định tham vấn giá 1 lần áp dụng cho nhiều lần để tạo thuận lợi hơn cho DN.
Cũng đưa ra ý kiến về nội dung này, đại diện Tập đoàn Than-Khoáng sản cho biết, hiện tập đoàn này gặp vấn đề mặt hàng than XK. Cơ sở dữ liệu của Hải quan chưa cập nhật thường xuyên mức giá của mặt hàng này nên hàng hóa của tập đoàn mỗi lần XK đều phải tham vấn giá vì nằm trong diện hàng hóa quản lý rủi ro. Vì vậy, cần sửa lại tiêu chí đánh giá với hàng hóa và cần có sự đánh giá lại với những tiêu chí đánh giá của cơ quan Hải quan.
Mối quan hệ đặc biệt có là yếu tố để xác định trị giá hải quan?
Góp ý cho quy định về phương pháp trị giá giao dịch khi chứng minh mối quan hệ đặc biệt có hay không ảnh hưởng đến giá cả mua bán trong giao dịch mua bán hàng hóa nhập khẩu, một số ý kiến cho rằng, việc chứng minh mối quan hệ đặc biệt không ảnh hưởng đến giá khai báo đối với DN là rất khó, bởi nhiều khi DN độc quyền, không có giá và DN NK tương tự để so sánh. Vì vậy, quy định tại dự thảo thông tư cần có quy định bao quát hơn với các trường hợp.
Đại diện Hiệp hội doanh nghiệp Việt Mỹ cho rằng, hiện nay khi thực hiện kiểm tra sau thông quan hoặc tham vấn giá, DN đều bị xử phạt vì không tích ô thứ 7- mối quan hệ đặc biệt. Tuy nhiên, đại diện này cho rằng, việc xử phạt là do DN không khai báo đấy đủ chứ không nên coi đây là tiêu chí cứng để xác định trị giá hải quan. Bởi theo quy định quốc tế, việc có tồn tại hay không tồn tại mối quan hệ đặc biệt chưa chắc đã ảnh hưởng đến trị giá giao dịch và không nên là điều kiện để cơ quan Hải quan bác bỏ trị giá giao dịch.
Theo đại diện Công ty Lixil Việt Nam (DN Nhật Bản), cùng 1 loại hàng hóa có rất nhiều dòng hàng khác nhau, nếu lấy 1 giá áp dụng chung cho các mặt hàng thì không hợp lý. Vì vậy, DN hay phải tham vấn giá vì giá DN khai báo luôn thấp hơn cơ sở giá của hải quan. Việc chứng minh mối quan hệ đặc biệt không ảnh hưởng đến giá khai báo đối với DN là rất khó, bởi đây là DN độc quyền, không có giá và DN NK tương tự để so sánh.
Góp ý vấn đề này, chuyên gia của dự án USAID cũng cho rằng, quan niệm hàng hóa giống nhau thì giá cũng giống nhau là không hợp lý, bởi mỗi DN có những mức giá khác nhau… quy định này cần nghiên cứu lại.
Theo bà Đặng Thị Bình An, Công ty Tư vấn thuế CMA thì không có trường hợp giá tương tự và giá giống hệt, quy định tại dự thảo không có định lượng, gây khó cho DN, đặc biệt là những tập đoàn đa quốc gia.
Tính trị giá với những trường hợp đặc biệt
Góp ý với quy định phân loại DN rủi ro, một số ý kiến hải quan địa phương cho rằng, để tra cứu việc phân loại DN, ban soạn thảo cần có sự đánh giá phân loại DN và cần thống nhất với Cục Quản lý rủi ro để đưa ra một quy định thống nhất cho hải quan địa phương thực hiện.
Với những quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với trường hợp hàng hóa chưa qua sử dụng nhưng đã hỏng, một số đơn vị hải quan thắc mắc, cơ quan nào xác định hàng hóa đó đã lỗi thời, đồng thời cho rằng, quy định như trên sẽ dễ bị lợi dụng, DN có thể móc nối với bên bán để khai báo hàng hóa vào nhóm này. Trong trường hợp này thì Hải quan không có cơ sở để tính trị giá hải quan…
Theo đại diện Cục Hải quan TPHCM, với quy định chuyển đổi mục đích sử dụng trong các trường hợp đặc biệt, với hàng đã qua sử dụng theo phương pháp hướng dẫn tại dự thảo vẫn còn chung chung, như với ô tô đã qua sử dụng… hàng hóa chuyển nhượng thì giá khai báo cần bổ sung thêm quy định: Nếu DN khai báo không phù hợp thì cơ quan Hải quan có thể áp dụng các phương pháp khai báo để xác định lại trị giá.
Đối với hàng hóa chưa qua sử dụng nhưng đã hỏng thì cơ quan nào xác định hàng hóa đó đã lỗi thời. Quy định như trên sẽ dễ bị lợi dụng, DN có thể móc nối với bên bán để khai báo hàng hóa vào nhóm này.
Đại diện Hải quan Bình Dương cho rằng, quy định về xác định trị giá với những trường hợp đặc biệt với trường hợp máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải chuyên dụng, đôi khi DN không bán được nhưng phải thực hiện quyết toán. Thực tế đã xảy ra nhiều trường hợp, DN cũng không có cơ chế quản lý với trường hợp này, theo đó những trường hợp này nên tính thuế theo giá trị sử dụng và thời gian sử dụng tại Việt Nam.
Khi hàng hóa đã quyết định tiêu hủy thì giá trị gần như bằng 0 mà đặt ra cơ chế quản lý như dự thảo sẽ khó khăn cho DN và cho hải quan.
Đối với hàng hóa đưa ra sửa chữa ở nước ngoài: hàng đưa ra và đưa vào kho ngoại quan cần bổ sung thêm quy định xuất vào khu phi thuế quan để sửa chữa.
Tính trị giá hải quan với phần mềm nhập khẩu
Trao đổi về quy định xác định trị giá hải quan với phần mềm NK, một số hải quan địa phương thắc mắc: Thủ tục khai báo phần mềm, trường hợp phần mềm NK nhập trước hoặc sau máy móc hoặc phương tiện trung gian, trường hợp này khai thế nào? Tính thuế ra sao? Tại hội thảo, có ý kiến đề xuất: khi NK phần mềm, DN phải khai rõ phần mềm này sử dụng cho máy móc gì? Khai và áp thuế theo máy móc đó và phía cơ quan Hải quan sẽ thực hiện kiểm tra việc khai báo này bằng hình thức kiểm tra sau thông quan. Trong khi ý kiến khác lại góp ý, thực hiện khai phần mềm NK theo máy móc thiết bị đồng bộ, đi theo nhiều chuyến. Ghi nhận các ý kiến tại Hội thảo, ông Lưu Mạnh Tưởng, Cục trưởng Cục Thuế XNK đã trực tiếp trao đổi lại với những ý kiến đưa ra, đồng thời cho biết sẽ tiếp tục sửa đổi các nội dung trong dự thảo Thông tư. Được biết Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 39/2015/TT-BTC sẽ được Bộ Tài chính ban hành trong tháng 6/2019. |
NGUỒN: BÁO HẢI QUAN