Hải quan Hà Nội cảnh giác trước gian lận xuất xứ hàng hóa
Các biện pháp tăng cường quản lý đang được các đơn vị thuộc Cục Hải quan Hà Nội triển khai nhằm ngăn chặn gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp và lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại.
Công chức Chi cục Hải quan KCN Bắc Thăng Long kiểm tra hàng hóa XNK. Ảnh: N.Linh.
Chú trọng công tác phối hợp
Phó Cục trưởng Cục Hải quan Hà Nội Trần Quốc Định cho biết, chống chuyển tải bất hợp pháp là một công tác trọng tâm của Cục Hải quan Hà Nội triển khai ngay từ đầu năm với những yêu cầu rất cụ thể. “Trong đó giải pháp quan trọng là sự phối hợp trao đổi thông tin giữa các đơn vị tham mưu thuộc Cục và các chi cục để thông tin, nắm bắt những dấu hiệu đột biến, kịp thời là chỉ đạo các chi cục tổ chức kiểm tra những đối tượng này. Đặc biệt lưu ý đến những DN có đột biến trong XK hàng hóa đi các thị trường châu Âu, Hoa Kỳ”-ông Định cho biết.
Lãnh đạo Cục Hải quan Hà Nội cũng yêu cầu các chi cục xây dựng kế hoạch đặc thù của chi cục mình trong công tác kiểm tra và phối hợp với Đội Kiểm soát, Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) tổ chức kiểm tra những DN có dấu hiệu nghi ngờ. “Trong quá trình kiểm tra hồ sơ, thực tế CBCC phải đối chiếu giữa nhãn mác xuất xứ để tìm ra dấu hiệu nghi ngờ, phối hợp với các lực lượng làm rõ các yếu tố đó”-ông Định thông tin.
Ông Định cũng cho biết thêm, khi lực lượng Hải quan đang tập trung triển khai kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, các đối tượng ngay lập tức cũng nắm được tình hình để có những thủ đoạn lẩn tránh sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan Hải quan. Cục Hải quan Hà Nội đã báo cáo Tổng cục nhiều thông tin nghi vấn để Tổng cục Hải quan tổ chức kiểm tra, kiểm soát.
Tại các chi cục hải quan, các kế hoạch, giải pháp cũng được tăng cường triển khai. Theo Chi cục trưởng Chi cục Hải quan KCN Bắc Thăng Long Nguyễn Thái Bình, mặc dù đơn vị quản lý hơn 1.000 DN, chủ yếu hoạt động trong các KCN, có tính tuân thủ pháp luật cao, tuy nhiên vẫn chỉ đạo các CBCC xác định chống gian lận xuất xứ, nhãn mác, chuyển tải bất hợp pháp là nhiệm vụ quan trọng, đặc biệt cần lưu ý đến hàng hóa có xuất xứ Trung Quốc khi làm thủ tục hải quan.
“Triển khai các chỉ đạo của Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan Hà Nội, Chi cục giao cho cán bộ chuyên trách chuyên sâu kiểm tra các tờ khai có nghi vấn để kịp thời phát hiện những C/O chưa đáp ứng yêu cầu, những vi phạm về nhãn mác hàng hóa. Qua đó chi cục đã phát hiện một trường hợp vi phạm liên quan đến khai báo không đầy đủ tên nhãn hiệu hàng thiết bị y tế. Chi cục đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, và buộc DN tái xuất hàng hóa vi phạm”- ông Bình cho biết.
Tại Chi cục Hải quan Vĩnh Phúc, theo Phó Chi cục trưởng Phạm Văn Thắng, bám sát kế hoạch của Tổng cục và Cục Hải quan Hà Nội, Chi cục cũng xây dựng kế hoạch về triển khai ngăn ngừa, kiểm soát chống gian lận xuất xứ hàng hóa. “Các CBCC được chỉ đạo triển khai nhiều biện pháp đồng bộ từ tiếp nhận tờ khai đến kiểm tra thực tế hàng hóa, đặc biệt là luồng hàng đối tác NK là châu Âu, Hoa Kỳ; kiểm soát chặt chẽ các hồ sơ xin xác nhận xuất xứ C/O”- Phó Chi cục trưởng Phạm Văn Thắng cho biết.
Bên cạnh đó, Chi cục Hải quan Vĩnh Phúc cũng chú trọng đến công tác phối hợp với các cơ quan đóng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, các phòng tham mưu thuộc Cục để nắm bắt, thu thập thông tin, kiểm soát việc giả mạo xuất xứ, chống gian lận. “Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến vấn đề kiểm soát hồ sơ, nâng cao nhận thức trách nhiệm CBCC trong kiểm tra thực tế hàng hóa. Đối với hàng hóa có nghi ngờ công chức sẽ chụp ảnh lại, lưu vào hồ sơ, có thể chuyển luồng kiểm tra thực tế hàng hóa”- Phó Chi cục trưởng Phạm Văn Thắng nói.
Chính sách còn kẽ hở
Bên cạnh việc tăng cường các biện pháp kiểm tra, kiểm soát, Cục Hải quan Hà Nội cho rằng vẫn còn những kẽ hở trong chính sách dễ bị các đối tượng lợi dụng. Cụ thể, quy định về ghi nhãn hàng hóa còn chưa cụ thể, còn nhiều hạn chế. Như tại Khoản 4 Điều 9 Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định: Hàng hóa NK vào Việt Nam mà nhãn gốc không phù hợp với quy định của nghị định này thì tổ chức, cá nhân NK phải ghi nhãn phụ theo quy định tại Khoản 3 Điều 7 (hàng hóa NK vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc) và các Khoản 3, Khoản 4 Điều 8 của Nghị định này khi đưa ra lưu thông và phải giữ nguyên nhãn gốc.
Điều này dễ tạo điều kiện cho việc ghi các thông tin trên nhãn một cách tùy tiện, tạo kẽ hở để ghi thông tin giả mạo lên nhãn hàng hóa, gây khó khăn cho cơ quan Hải quan trong việc phát hiện, xử lý.
Việc xử lý hàng hóa quá cảnh xâm phạm quyền SHTT cũng còn bất cập, chưa thống nhất. Luật Hải quan không quy định tạm dừng hàng quá cảnh để làm thủ tục hải quan, nhưng Nghị định 99/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp lại quy định phải xử lý đối với hành vi xâm phạm này. Điều này dẫn đến việc các đối tượng lợi dụng triển để quy định của Luật Hải quan để vận chuyển quá cảnh hàng quá cảnh xâm phạm quyền SHTT, hàng giả, hàng nhái.
Đối với hàng hóa XK xâm phạm quyền SHTT, Luật SHTT quy định hải quan phải kiểm tra, giám sát và tạm dừng làm thủ tục hải quan, nhưng lại không có chế tài xử lý hàng giả theo loại hình này. Ngoài ra, hiện nay nhiều DN, cá nhân thiếu quan tâm, phối hợp trong quá trình trao đổi thông tin, đấu tranh, bắt giữ và xử lý xâm phạm quyền SHTT để bảo vệ thương hiệu, sản phẩm của mình.
Theo Cục Hải quan Hà Nội, các bộ, ngành cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung và hướng dẫn thực hiện các quy định về SHTT, xuất xứ, nhãn hàng hóa… Hoàn thiện cơ chế phối hợp, đẩy mạnh kiểm tra, giám sát thị trường, đặc biệt là việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ Việt Nam cho hàng hóa XK, tránh tình trạng làm giả xuất xứ Việt Nam, đảm bảo thực hiện thống nhất trên phạm vi toàn quốc tạo nên “hàng rào” pháp lý đủ mạnh làm cơ sở cho lực lượng chức năng thực hiện tốt việc kiểm soát thị trường.
NGUỒN: BÁO HẢI QUAN
Các biện pháp tăng cường quản lý đang được các đơn vị thuộc Cục Hải quan Hà Nội triển khai nhằm ngăn chặn gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp và lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại.
Công chức Chi cục Hải quan KCN Bắc Thăng Long kiểm tra hàng hóa XNK. Ảnh: N.Linh. |
Chú trọng công tác phối hợp
Phó Cục trưởng Cục Hải quan Hà Nội Trần Quốc Định cho biết, chống chuyển tải bất hợp pháp là một công tác trọng tâm của Cục Hải quan Hà Nội triển khai ngay từ đầu năm với những yêu cầu rất cụ thể. “Trong đó giải pháp quan trọng là sự phối hợp trao đổi thông tin giữa các đơn vị tham mưu thuộc Cục và các chi cục để thông tin, nắm bắt những dấu hiệu đột biến, kịp thời là chỉ đạo các chi cục tổ chức kiểm tra những đối tượng này. Đặc biệt lưu ý đến những DN có đột biến trong XK hàng hóa đi các thị trường châu Âu, Hoa Kỳ”-ông Định cho biết.
Lãnh đạo Cục Hải quan Hà Nội cũng yêu cầu các chi cục xây dựng kế hoạch đặc thù của chi cục mình trong công tác kiểm tra và phối hợp với Đội Kiểm soát, Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) tổ chức kiểm tra những DN có dấu hiệu nghi ngờ. “Trong quá trình kiểm tra hồ sơ, thực tế CBCC phải đối chiếu giữa nhãn mác xuất xứ để tìm ra dấu hiệu nghi ngờ, phối hợp với các lực lượng làm rõ các yếu tố đó”-ông Định thông tin.
Ông Định cũng cho biết thêm, khi lực lượng Hải quan đang tập trung triển khai kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, các đối tượng ngay lập tức cũng nắm được tình hình để có những thủ đoạn lẩn tránh sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan Hải quan. Cục Hải quan Hà Nội đã báo cáo Tổng cục nhiều thông tin nghi vấn để Tổng cục Hải quan tổ chức kiểm tra, kiểm soát.
Tại các chi cục hải quan, các kế hoạch, giải pháp cũng được tăng cường triển khai. Theo Chi cục trưởng Chi cục Hải quan KCN Bắc Thăng Long Nguyễn Thái Bình, mặc dù đơn vị quản lý hơn 1.000 DN, chủ yếu hoạt động trong các KCN, có tính tuân thủ pháp luật cao, tuy nhiên vẫn chỉ đạo các CBCC xác định chống gian lận xuất xứ, nhãn mác, chuyển tải bất hợp pháp là nhiệm vụ quan trọng, đặc biệt cần lưu ý đến hàng hóa có xuất xứ Trung Quốc khi làm thủ tục hải quan.
“Triển khai các chỉ đạo của Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan Hà Nội, Chi cục giao cho cán bộ chuyên trách chuyên sâu kiểm tra các tờ khai có nghi vấn để kịp thời phát hiện những C/O chưa đáp ứng yêu cầu, những vi phạm về nhãn mác hàng hóa. Qua đó chi cục đã phát hiện một trường hợp vi phạm liên quan đến khai báo không đầy đủ tên nhãn hiệu hàng thiết bị y tế. Chi cục đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, và buộc DN tái xuất hàng hóa vi phạm”- ông Bình cho biết.
Tại Chi cục Hải quan Vĩnh Phúc, theo Phó Chi cục trưởng Phạm Văn Thắng, bám sát kế hoạch của Tổng cục và Cục Hải quan Hà Nội, Chi cục cũng xây dựng kế hoạch về triển khai ngăn ngừa, kiểm soát chống gian lận xuất xứ hàng hóa. “Các CBCC được chỉ đạo triển khai nhiều biện pháp đồng bộ từ tiếp nhận tờ khai đến kiểm tra thực tế hàng hóa, đặc biệt là luồng hàng đối tác NK là châu Âu, Hoa Kỳ; kiểm soát chặt chẽ các hồ sơ xin xác nhận xuất xứ C/O”- Phó Chi cục trưởng Phạm Văn Thắng cho biết.
Bên cạnh đó, Chi cục Hải quan Vĩnh Phúc cũng chú trọng đến công tác phối hợp với các cơ quan đóng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, các phòng tham mưu thuộc Cục để nắm bắt, thu thập thông tin, kiểm soát việc giả mạo xuất xứ, chống gian lận. “Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến vấn đề kiểm soát hồ sơ, nâng cao nhận thức trách nhiệm CBCC trong kiểm tra thực tế hàng hóa. Đối với hàng hóa có nghi ngờ công chức sẽ chụp ảnh lại, lưu vào hồ sơ, có thể chuyển luồng kiểm tra thực tế hàng hóa”- Phó Chi cục trưởng Phạm Văn Thắng nói.
Chính sách còn kẽ hở
Bên cạnh việc tăng cường các biện pháp kiểm tra, kiểm soát, Cục Hải quan Hà Nội cho rằng vẫn còn những kẽ hở trong chính sách dễ bị các đối tượng lợi dụng. Cụ thể, quy định về ghi nhãn hàng hóa còn chưa cụ thể, còn nhiều hạn chế. Như tại Khoản 4 Điều 9 Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định: Hàng hóa NK vào Việt Nam mà nhãn gốc không phù hợp với quy định của nghị định này thì tổ chức, cá nhân NK phải ghi nhãn phụ theo quy định tại Khoản 3 Điều 7 (hàng hóa NK vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc) và các Khoản 3, Khoản 4 Điều 8 của Nghị định này khi đưa ra lưu thông và phải giữ nguyên nhãn gốc.
Điều này dễ tạo điều kiện cho việc ghi các thông tin trên nhãn một cách tùy tiện, tạo kẽ hở để ghi thông tin giả mạo lên nhãn hàng hóa, gây khó khăn cho cơ quan Hải quan trong việc phát hiện, xử lý.
Việc xử lý hàng hóa quá cảnh xâm phạm quyền SHTT cũng còn bất cập, chưa thống nhất. Luật Hải quan không quy định tạm dừng hàng quá cảnh để làm thủ tục hải quan, nhưng Nghị định 99/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp lại quy định phải xử lý đối với hành vi xâm phạm này. Điều này dẫn đến việc các đối tượng lợi dụng triển để quy định của Luật Hải quan để vận chuyển quá cảnh hàng quá cảnh xâm phạm quyền SHTT, hàng giả, hàng nhái.
Đối với hàng hóa XK xâm phạm quyền SHTT, Luật SHTT quy định hải quan phải kiểm tra, giám sát và tạm dừng làm thủ tục hải quan, nhưng lại không có chế tài xử lý hàng giả theo loại hình này. Ngoài ra, hiện nay nhiều DN, cá nhân thiếu quan tâm, phối hợp trong quá trình trao đổi thông tin, đấu tranh, bắt giữ và xử lý xâm phạm quyền SHTT để bảo vệ thương hiệu, sản phẩm của mình.
Theo Cục Hải quan Hà Nội, các bộ, ngành cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung và hướng dẫn thực hiện các quy định về SHTT, xuất xứ, nhãn hàng hóa… Hoàn thiện cơ chế phối hợp, đẩy mạnh kiểm tra, giám sát thị trường, đặc biệt là việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ Việt Nam cho hàng hóa XK, tránh tình trạng làm giả xuất xứ Việt Nam, đảm bảo thực hiện thống nhất trên phạm vi toàn quốc tạo nên “hàng rào” pháp lý đủ mạnh làm cơ sở cho lực lượng chức năng thực hiện tốt việc kiểm soát thị trường.
NGUỒN: BÁO HẢI QUAN