Giảm tác động tiêu cực từ thiên tai bằng hành động từ doanh nghiệp
Cơn bão số 3 (bão Yagi) với sức tàn phá rất mạnh ở cả cấp độ, cường độ và phạm vi đã gây ra thiệt hại vô cùng lớn cho người dân và cộng đồng doanh nghiệp. Nhìn lại cơn bão này để thấy, phát triển bền vững để ứng phó với biến đổi khí hậu là chiến lược cấp thiết của các doanh nghiệp hiện nay.
Thiên tai “cuốn trôi” hàng nghìn tỷ đồng của doanh nghiệp
Tại Quảng Ninh, sau khi bão đi qua là hàng loạt cơ ngơi, nhà xưởng, thiết bị… đổ nát, tan hoang. Là một hộ kinh doanh nuôi trồng thuỷ sản, bà Ngô Thị Thuý (xã Tân An, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh) cho biết, gia đình đầu tư 60 ô nuôi cá, mỗi ô có khoảng 500 con tại Cẩm Phả và 45 ô cá tại bến Giang, nên cơn bão đi qua đã “cuốn trôi” khối tài sản lên tới 12 tỷ đồng, những gì còn lại chỉ là ít cá con giữ được tại lồng. Tương tự, hộ kinh doanh của ông Vũ Văn Cường cũng bày tỏ, 3 bè cá thiệt hại gần 14 tỷ đồng; những gia đình bên cạnh bị thiệt hại lên tới 20-30 tỷ đồng.
Về phía doanh nghiệp, bão số 3 và hoàn lưu sau bão gây lũ lụt đã làm hỏng nhiều nhà xưởng, vật tư… Chẳng hạn, 60 cửa hàng xăng dầu của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) tại tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng bị thiệt hại do bay diềm mái che, đổ bảng giá, vỡ cửa kính; trang thiết bị, nhà kho, một số cẩu của cảng Hải Phòng bị trật ray, biến dạng kết cấu do sức gió quá lớn; nhiều kho hàng, văn phòng bị thiệt hại nặng…
Theo thống kê tại Hội nghị về khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 của Chính phủ vào ngày 15/9, các cơ sở hạ tầng về điện, viễn thông, đô thị, kết cấu khu công nghiệp thiệt hại nghiêm trọng. Lĩnh vực nông nghiệp cũng thiệt hại nặng nề với hơn 190.000 ha lúa, 48.00 ha hoa màu, 31.000 ha cây ăn quả bị ngập úng; hơn 3.000 lồng bè nuôi trồng thuỷ sản bị hư hỏng, cuốn trôi; hơn 21.000 gia súc và trên 2,6 triệu gia cầm bị chết. Tổng thiệt hại ước tính sơ bộ đến nay của Quảng Ninh là 23.770 tỷ đồng, chiếm hơn một nửa số thiệt hại của các tỉnh miền Bắc chịu ảnh hưởng bão và hoàn lưu sau bão (thiệt hại khoảng 40.000 tỷ đồng).
Những con số trên cho thấy thiên tai luôn gây ra nhiều tác động tiêu cực đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Tại Diễn đàn Doanh nghiệp phát triển bền vững Việt Nam (VCSF) 2024 với chủ đề “Net Zero 2050: Bồi đắp niềm tin – Kiến tạo chuyển đổi” vừa qua, ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng nêu, cơn bão số 3 là minh chứng nữa cho thấy sự nóng lên của trái đất. Biến đổi khí hậu đã, đang và sẽ gây ra những hiện tượng thời tiết ngày càng cực đoan, tác động nghiêm trọng đến hoạt động của loài người, nên trong bối cảnh đó, phát triển bền vững là mục tiêu, là yêu cầu chiến lược đối với tất cả doanh nghiệp hiện nay.
Sự chủ động từ doanh nghiệp
Nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam đặt mục tiêu về giảm lượng khí thải nhà kính, tiến tới Net Zero vào năm 2050. Điều này cần sự chuyển đổi đồng bộ, từ nhận thức, hành động, tư duy của các cơ quan quản lý cho đến cộng đồng doanh nghiệp.
Thông tin về các cơ chế và chính sách từ phía Nhà nước, ông Lê Việt Anh, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, Chính phủ sẽ tiếp tục rà soát, hoàn thiện khung khổ pháp lý nhằm tạo điều kiện cho phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn; thúc đẩy thử nghiệm cơ chế, chính sách đặc thù; chuyển đổi tư duy hoạch định xây dựng chính sách, tư duy quản lý, tư duy giám sát… nhằm tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi cho doanh nghiệp theo đuổi thực hành kinh doanh có trách nhiệm; đồng thời thúc đẩy phát triển “tín dụng xanh”, “ngân hàng xanh”, tăng tỷ trọng vốn tín dụng đầu tư vào năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, các ngành sản xuất và tiêu dùng ít carbon…
Nhưng thực tế cho thấy, vấn đề về phát triển bền vững đã được nói đến nhiều năm nay, nên để thực sự hiệu quả thì cần tăng cường nhận thức của các doanh nghiệp. Ông Binu Jacob, Tổng giám đốc Nestlé Việt Nam nhấn mạnh, các doanh nghiệp cần nhìn nhận phát triển bền vững là động lực tạo giá trị, không phải gánh nặng cho doanh nghiệp, bởi nếu phát triển bền vững đúng cách sẽ gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp về lâu dài.
Ông Binu Jacob cho biết, ngày càng có nhiều người tiêu dùng lựa chọn lối sống xanh và lựa chọn sản phẩm xanh dựa trên phát triển bền vững. Theo đó, có tới 97% người tiêu dùng toàn cầu mong muốn có một lối sống xanh bền vững, 80% người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm dựa trên tiêu chí phát triển bền vững. Tuy nhiên, trong số này chỉ có 17% người tiêu dùng có thể thực hiện được và tại Việt Nam tỷ lệ này là 2% nhưng có tới 29% người tiêu dùng sẵn sàng và đánh giá cao phát triển bền vững và trong thời gian tới, tỷ lệ này không chỉ dừng lại ở 29% mà có thể tăng lên đến 50%.
Đồng quan điểm, bà Nguyễn Trà My, Giám đốc điều hành Tập đoàn PAN cho hay, hiện nay, Tập đoàn đã gia tăng giá trị cho nhiều nông sản xuất khẩu như gạo, hạt điều… thay vì xuất thô. Tuy nhiên, con đường phát triển bền vững đã gặp không ít thách thức do nhiều công ty thành viên có quy mô sản xuất khác nhau và chênh lệch về doanh thu… Do đó, theo bà My, ý chí của lãnh đạo, tăng cường truyền thông nội bộ đã được đẩy mạnh để thấm nhuần tư tưởng, quan điểm phát triển bền vững đến đội ngũ nhân viên.
Ngoài ra, với nhiều doanh nghiệp, trách nhiệm với môi trường là trọng tâm của các chiến lược kinh doanh nên đã nỗ lực để giảm lượng khí thải carbon và giảm thiểu chất thải thông qua nhiều sáng kiến khác nhau. Do đó, các doanh nghiệp được khuyến nghị nâng cao chất lượng quản trị, xây dựng văn hoá kinh doanh cũng như chuỗi cung ứng toàn diện, thúc đẩy tăng trưởng bền vững.
NGUỒN HẢI QUAN ONLINE
Cơn bão số 3 (bão Yagi) với sức tàn phá rất mạnh ở cả cấp độ, cường độ và phạm vi đã gây ra thiệt hại vô cùng lớn cho người dân và cộng đồng doanh nghiệp. Nhìn lại cơn bão này để thấy, phát triển bền vững để ứng phó với biến đổi khí hậu là chiến lược cấp thiết của các doanh nghiệp hiện nay.
Thiên tai “cuốn trôi” hàng nghìn tỷ đồng của doanh nghiệp
Tại Quảng Ninh, sau khi bão đi qua là hàng loạt cơ ngơi, nhà xưởng, thiết bị… đổ nát, tan hoang. Là một hộ kinh doanh nuôi trồng thuỷ sản, bà Ngô Thị Thuý (xã Tân An, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh) cho biết, gia đình đầu tư 60 ô nuôi cá, mỗi ô có khoảng 500 con tại Cẩm Phả và 45 ô cá tại bến Giang, nên cơn bão đi qua đã “cuốn trôi” khối tài sản lên tới 12 tỷ đồng, những gì còn lại chỉ là ít cá con giữ được tại lồng. Tương tự, hộ kinh doanh của ông Vũ Văn Cường cũng bày tỏ, 3 bè cá thiệt hại gần 14 tỷ đồng; những gia đình bên cạnh bị thiệt hại lên tới 20-30 tỷ đồng.
Về phía doanh nghiệp, bão số 3 và hoàn lưu sau bão gây lũ lụt đã làm hỏng nhiều nhà xưởng, vật tư… Chẳng hạn, 60 cửa hàng xăng dầu của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) tại tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng bị thiệt hại do bay diềm mái che, đổ bảng giá, vỡ cửa kính; trang thiết bị, nhà kho, một số cẩu của cảng Hải Phòng bị trật ray, biến dạng kết cấu do sức gió quá lớn; nhiều kho hàng, văn phòng bị thiệt hại nặng…
Theo thống kê tại Hội nghị về khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 của Chính phủ vào ngày 15/9, các cơ sở hạ tầng về điện, viễn thông, đô thị, kết cấu khu công nghiệp thiệt hại nghiêm trọng. Lĩnh vực nông nghiệp cũng thiệt hại nặng nề với hơn 190.000 ha lúa, 48.00 ha hoa màu, 31.000 ha cây ăn quả bị ngập úng; hơn 3.000 lồng bè nuôi trồng thuỷ sản bị hư hỏng, cuốn trôi; hơn 21.000 gia súc và trên 2,6 triệu gia cầm bị chết. Tổng thiệt hại ước tính sơ bộ đến nay của Quảng Ninh là 23.770 tỷ đồng, chiếm hơn một nửa số thiệt hại của các tỉnh miền Bắc chịu ảnh hưởng bão và hoàn lưu sau bão (thiệt hại khoảng 40.000 tỷ đồng).
Những con số trên cho thấy thiên tai luôn gây ra nhiều tác động tiêu cực đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Tại Diễn đàn Doanh nghiệp phát triển bền vững Việt Nam (VCSF) 2024 với chủ đề “Net Zero 2050: Bồi đắp niềm tin – Kiến tạo chuyển đổi” vừa qua, ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng nêu, cơn bão số 3 là minh chứng nữa cho thấy sự nóng lên của trái đất. Biến đổi khí hậu đã, đang và sẽ gây ra những hiện tượng thời tiết ngày càng cực đoan, tác động nghiêm trọng đến hoạt động của loài người, nên trong bối cảnh đó, phát triển bền vững là mục tiêu, là yêu cầu chiến lược đối với tất cả doanh nghiệp hiện nay.
Sự chủ động từ doanh nghiệp
Nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam đặt mục tiêu về giảm lượng khí thải nhà kính, tiến tới Net Zero vào năm 2050. Điều này cần sự chuyển đổi đồng bộ, từ nhận thức, hành động, tư duy của các cơ quan quản lý cho đến cộng đồng doanh nghiệp.
Thông tin về các cơ chế và chính sách từ phía Nhà nước, ông Lê Việt Anh, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, Chính phủ sẽ tiếp tục rà soát, hoàn thiện khung khổ pháp lý nhằm tạo điều kiện cho phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn; thúc đẩy thử nghiệm cơ chế, chính sách đặc thù; chuyển đổi tư duy hoạch định xây dựng chính sách, tư duy quản lý, tư duy giám sát… nhằm tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi cho doanh nghiệp theo đuổi thực hành kinh doanh có trách nhiệm; đồng thời thúc đẩy phát triển “tín dụng xanh”, “ngân hàng xanh”, tăng tỷ trọng vốn tín dụng đầu tư vào năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, các ngành sản xuất và tiêu dùng ít carbon…
Nhưng thực tế cho thấy, vấn đề về phát triển bền vững đã được nói đến nhiều năm nay, nên để thực sự hiệu quả thì cần tăng cường nhận thức của các doanh nghiệp. Ông Binu Jacob, Tổng giám đốc Nestlé Việt Nam nhấn mạnh, các doanh nghiệp cần nhìn nhận phát triển bền vững là động lực tạo giá trị, không phải gánh nặng cho doanh nghiệp, bởi nếu phát triển bền vững đúng cách sẽ gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp về lâu dài.
Ông Binu Jacob cho biết, ngày càng có nhiều người tiêu dùng lựa chọn lối sống xanh và lựa chọn sản phẩm xanh dựa trên phát triển bền vững. Theo đó, có tới 97% người tiêu dùng toàn cầu mong muốn có một lối sống xanh bền vững, 80% người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm dựa trên tiêu chí phát triển bền vững. Tuy nhiên, trong số này chỉ có 17% người tiêu dùng có thể thực hiện được và tại Việt Nam tỷ lệ này là 2% nhưng có tới 29% người tiêu dùng sẵn sàng và đánh giá cao phát triển bền vững và trong thời gian tới, tỷ lệ này không chỉ dừng lại ở 29% mà có thể tăng lên đến 50%.
Đồng quan điểm, bà Nguyễn Trà My, Giám đốc điều hành Tập đoàn PAN cho hay, hiện nay, Tập đoàn đã gia tăng giá trị cho nhiều nông sản xuất khẩu như gạo, hạt điều… thay vì xuất thô. Tuy nhiên, con đường phát triển bền vững đã gặp không ít thách thức do nhiều công ty thành viên có quy mô sản xuất khác nhau và chênh lệch về doanh thu… Do đó, theo bà My, ý chí của lãnh đạo, tăng cường truyền thông nội bộ đã được đẩy mạnh để thấm nhuần tư tưởng, quan điểm phát triển bền vững đến đội ngũ nhân viên.
Ngoài ra, với nhiều doanh nghiệp, trách nhiệm với môi trường là trọng tâm của các chiến lược kinh doanh nên đã nỗ lực để giảm lượng khí thải carbon và giảm thiểu chất thải thông qua nhiều sáng kiến khác nhau. Do đó, các doanh nghiệp được khuyến nghị nâng cao chất lượng quản trị, xây dựng văn hoá kinh doanh cũng như chuỗi cung ứng toàn diện, thúc đẩy tăng trưởng bền vững.
NGUỒN HẢI QUAN ONLINE